Cách khắc phục tật nói leo và mất trật tự của học sinh tiểu học
hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Phương pháp khắc phục tật nói leo và mất trật tự để bạn đọc cùng tham khảo và có thể biết thêm nhiều phương pháp khắc phục các tật xấu của học sinh tiểu học nhé.
Phương pháp khắc phục các tật xấu của học sinh tiểu học
1. Hãy để học sinh quen với tính cách của cô
Để khắc phục tình trạng này thì ngày đầu nhận lớp cô giáo cần thể hiện tính nghiêm khắc của mình. Nghiêm khắc ở đây không có nghĩa là tỏ thái độ lạnh lùng, cứng nhắc. Nếu quá cứng nhắc sẽ tạo ra bức tường rào cản giữa giáo viên và học sinh, mang đến cảm giác khó gần và không thân thiện. Đồng thời sẽ làm cho tiết học luôn trong trạng thái căng thẳng, nặng nề và có khi chính cô, thầy sẽ gây ác cảm đối với học sinh và điều này thì không được mong muốn. Điều quan trọng, mỗi giáo viên cần sự khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo.
Hãy cho học sinh hiểu, cô tôn trọng ý kiến của học sinh thì học sinh cũng phải tôn trọng cô. Cô luôn yêu thương các em, lắng nghe ý kiến các em, nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ. Cô hỏi thì phát biểu trả lời, cô đang giảng bài thì ngồi im lắng nghe, không xen ngang vì nếu học sinh nào cũng như vậy, cả lớp rất mất trật tự,...
2. Không nhắc nhở chung chung, phải xử lý cụ thể học sinh vi phạm
Với những học sinh nói leo, cô giáo có thể yêu cầu học sinh đứng lên phát biểu. Sau khi học sinh phát biểu xong, cô cần nói cho học sinh hiểu, nói leo là tật rất xấu, vì như thế rất không tôn trọng cô. Hãy hỏi học sinh những câu hỏi như: "tại sao lúc cô hỏi thì em không giơ tay phát biểu?", sau đó giải thích để em hiểu lỗi sai của mình.
Một số giáo viên đưa ra các hình phạt như: cho học sinh chép phạt 5 lần câu: "con xin lỗi cô lần sau con không nói leo nữa".
Hay cũng có giáo viên cho học sinh đứng dậy 5 phút và im lặng rồi hỏi, em có biết lỗi của mình chưa, nếu em nêu được lỗi thì cho em ngồi xuống. Còn trong trường hợp em không nhận ra lỗi của mình, cô giáo cần giải thích và cho em hiểu lỗi của mình để lần sau không tái phạm.
3. Khen học sinh
Nếu sau lần nhắc nhở, thấy các em tiến bộ, không nói leo, không nói chuyện riêng nữa, cô giáo nên khem em trước lớp và bảo các học sinh khác cùng noi gương theo bạn, biết vâng lời cô, ngoan ngoãn. Chắc chắn trong các giờ học tiếp theo, khả năng tái phạm sẽ ở mức "0" và đương nhiên cũng cải thiện nề nếp lớp học rất nhiều.
4. Giao nhiệm vụ cho học sinh
Đối với những học sinh nghịch ngợm hay nói chuyện thì giáo viên giao cho các em làm cán bộ lớp: lớp phó phụ trách lao động vệ sinh; phụ trách thư viện phát sách vở, chăm sóc cây, trang trí lớp... các giờ học tổ chức trò chơi: ai ngoan thì được tham gia; cho học sinh xây dựng nội quy: bàn kỹ, chặt chẽ dán lên tường lớp, cuối ngày cuối tuần bình chọn cắm cờ hoặc hoa cho những em điển hình... động viên khi thấy các em có tiến bộ, nghiêm khắc khi các em vi phạm nội quy...
5. Thực hiện theo nội quy, quy tắc
Đầu tiên, giáo viên phải đưa ra nội quy của lớp, có thưởng có phạt rõ ràng. Đồng thời giáo viên phải làm gương mẫu từ lời ăn tiếng nói... Nhất là phải trao đổi với phụ huynh về nội quy của mình. Nếu em nào bị phạt hay khen ngày nào thì bạn trao đổi với phụ huynh ngày hôm đó cho kịp thời. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh.
Chẳng hạn áp dụng các hình phạt như: trực nhật, dọn dẹp, chép phạt, làm bài tập theo yêu cầu,... tùy mức độ. Quan trọng giáo viên phải giám sát việc thực hiện của học sinh bị phạt thật nghiêm túc. Dần dần học sinh sẽ thích ứng được nề nếp, nội quy và tuân thủ theo.
6. Cho các em thi đua
Cô giáo có thể cho các em thi đua dưới các hình thức như:
Chia tổ thi đua như sau: Đầu tuần cho mỗi tổ 100 điểm. Nếu tổ nào có bạn nói chuyện, chạy lộn xộn, nói leo,... thì bị trừ số điểm quy định nào đó (chẳng hạn 1 người nói chuyện 1 lần bị cô nhắc thì trừ 1 điểm). Đến cuối tuần tổng kết thi đua xem tổ nào còn nhiều điểm là tổ đó thắng cuộc và có hình thức khen thưởng theo ý thích của học sinh trong lớp (mua cho mỗi em ngoan 1 cái bút chì chẳng hạn)...
Phát cho mỗi em một quyển vở theo dõi thi đua trong tuần các nề nếp như đi học muộn, nói tục chửi bậy, không mặc đồng phục do trường qui định, không đủ đồ dùng học tập ... gạch một lỗi nếu vi phạm, nếu làm đúng bài tập hay trả lời đúng gạch một thành tích,.. cuối tuần tiết sinh hoạt cộng điểm xếp loại thi đua từng học sinh. Em nào không lỗi xếp loại: A và cứ nhiều lỗi tùy xếp loại : B , C... Dọa những em trong năm học nhiều lần xếp loại: B, C ....mời phụ huynh lên và những em ngoan cuối năm tặng vở giấy khen.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:
Nguyễn Linh An
- Ngày:
Cách khắc phục tật nói leo và mất trật tự của học sinh tiểu học
113,7 KB 25/05/2019 8:31:00 SATải file định dạng .DOC
54,5 KB 25/05/2019 8:39:35 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Mẫu nhận xét môn Tiếng Việt tiểu học theo Thông tư 27
-
Mẫu nhận xét môn Toán tiểu học theo Thông tư 27
-
Mẫu nhận xét môn Đạo đức Tiểu học theo Thông tư 27
-
Mẫu nhận xét các môn học tiểu học theo Thông tư 27 năm 2025
-
Mẫu bài thi viết chữ đẹp 2025
-
Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27
-
Mẫu nhận xét môn Tự nhiên xã hội tiểu học theo Thông tư 27 năm 2025
-
13 Mẫu đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2025 Giáo viên
-
Mẫu nhận xét học sinh Tiểu học môn Âm nhạc theo Thông tư 27
-
Mẫu phiếu chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm 2025 và cách chấm
-
Cách viết +3 mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học 2025
-
Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 2025 (9 mẫu)

Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Đề cương ôn tập thi tuyển viên chức giáo dục môn Tin học văn phòng tỉnh Quảng Nam năm 2017
Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm 2025
Mẫu kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
Cách ghi nhận xét theo tháng của sổ theo dõi chất lượng giáo dục và sổ chủ nhiệm 2025
Bảng xếp hạng 49 trường Đại học ở Việt Nam
Biểu mẫu Nghị định 06 2018 về chính sách hỗ trợ ăn trưa mầm non
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến