Trong tục bắt chồng, trước khi ở rể, chàng trai J'rai phải ngủ ở đâu trong 1-3 tháng

Đối với nhiều dân tộc, việc bắt vợ, bắt chồng là một truyền thống, một nét đẹp văn hóa được cha ông truyền lại từ nhiều đời.

Trong bài viết này, Hoatieu.vn giới thiệu đến bạn đọc tục bắt chồng của người dân J'rai.

Vậy, Trong tục bắt chồng, trước khi ở rể, chàng trai J'rai phải ngủ ở đâu trong 1-3 tháng? 

1. Tục bắt chồng của người J'rai

Trong tập quán sinh hoạt của người J’rai ở Tây Nguyên, tục “bắt chồng” được coi là trọng đại nhất trong cuộc đời. Do vậy, dù trong bối cảnh nào, người J’rai vẫn giữ gìn tục “bắt chồng” theo đúng các nghi lễ từ ngàn đời nay.

Lời tỏ tình của người J’rai xuất phát từ tấm lòng của người con gái, bằng hình ảnh tự nguyện như nhận cuốc xẻng hoặc cái áo, cái quần… của người con trai sau ngày làm nương rẫy và mang về nhà. Nếu người con trai đồng thuận thì cặp trai gái đã thực sự mến nhau, tìm hiểu nhau rồi yêu nhau.

Đến thời điểm thích hợp, bên nhà gái nhờ già làng hoặc người có uy tín trong làng để làm mai mối kết duyên thành vợ thành chồng.

Ngày “bắt chồng” tuỳ theo đời sống kinh tế của mỗi hộ gia đình, có thể là cặp gà hoặc con lợn và thậm chí là con bò để mang sang bên nhà trai làm lễ có sự chứng kiến của cha mẹ hai bên gia đình và đại diện dòng tộc.

Có những vùng người J’rai như ở Ayunpa, Ia Pa, Phú Thiện… khi “bắt chồng” bên nhà gái còn mua cả quần áo, chén bát, xoong nồi… cho bên nhà trai. Trước đây, những vật cầu hôn này đắt tiền và tốn kém, do đó để có được những bộ đồ “bắt chồng”, bên nhà gái phải chuẩn bị cả năm để vào rừng tìm sợi rồi về thêu dệt, mỗi bộ có giá trị bằng cả con lợn nái.

Trong tục bắt chồng, trước khi ở rể, chàng trai J'rai phải ngủ ở đâu trong 1-3 tháng

Buổi lễ “bắt chồng” diễn ra, Già làng đại diện cho hai họ làm các thủ tục khấn vái với thần sông, thần núi, thần lửa theo nghi lễ của người J’rai với nội dung: “Yàng hãy thương bọn trẻ, đừng để bọn trẻ chia lìa mà tác hợp sống lâu, đẻ nhiều con cái cho buôn làng…”. Sau đó, cô dâu và chú rể trong trang phục lộng lẫy của dân tộc mình, họ trao cho nhau chiếc còng cầu hôn được làm bằng đồng, coi đó là sự kết duyên bền chặt.

2. Trong tục bắt chồng, trước khi ở rể, chàng trai J'rai phải ngủ ở đâu trong 1-3 tháng?

Vậy sau buổi lễ "bắt chồng", chàng trai đã được phép về "nhà gái" liền hay chưa?

Câu trả lời là chưa.

Sau buổi lễ “bắt chồng”, người con trai vẫn chưa được quyền về nhà vợ mà phải ở tại nhà rông của làng, có thể là đến 1 - 2 tháng, thậm chí là 3 tháng. Lúc bấy giờ, chú rể đã thuộc về nhà gái, không còn là thành viên trong gia đình nữa nên không được về nhà của cha mẹ mình. Tất cả mọi công việc đều làm cho bên nhà gái. Hàng ngày, vợ đến đưa chồng về nhà ăn cơm rồi cùng nhau lên nương rẫy và tối lại phải ngủ tại nhà rông.

Theo quan niệm của người J’rai, đây là thời gian thử thách đối với người chồng, nếu như một lòng thương vợ thì không vi phạm những điều như uống rượu say, nói xấu bên vợ hoặc có tình ý với người con gái khác… Sau thời gian đó, nếu đủ cơ sở tin tưởng, người con gái mới “bắt chồng” đưa về nhà sống chung với nhau.

3. Nhà rông là gì?

Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như đình làng của người Kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên, hoặc còn là nơi đón khách (theo phong tục người Ba Na), dù khách riêng của gia đình hay chung của làng.

Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na...ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống...

Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ.

Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc tập tục "bắt chồng" của người dân J'rai. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 2.149
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm