Hai họa sĩ nào được nhắc tới trong câu "Phố Phái, gái Liên"?
"Phố Phái, gái Liên" là câu nói khá quen thuộc mà chắc hẳn có nhiều người đã nghe qua. Vậy mọi người có biết câu nói trên đang đề cập đến họa sỹ nào?
Trong bài viết này, hoatieu.vn sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Hai họa sĩ nào được nhắc tới trong câu "Phố Phái, gái Liên"?
Về hai họa sỹ được nhắc đến trong câu Phố Phái, gái Liên
1. Hai họa sĩ nào được nhắc tới trong câu "Phố Phái, gái Liên"?
Câu nói "Phố Phái, gái Liên" nhắc tới hai họa sỹ là Bùi Xuân Phái và Dương Bích Liên.
Câu thành ngữ “phố Phái, gái Liên” nhằm chỉ những đề tài mà hai họa sĩ này rất thành công.
Khoảng 2/3 tác phẩm của họa sỹ Bùi Xuân Phái là về đề tài Phố. Trong mấy chục năm vẽ Hà Nội, có thể chia phố Phái ra 3 giai đoạn chính: từ 1960 đến 1970 là thời kỳ nâu; từ 1970 đến 1980 là thời kỳ ghi xám; từ 1980 đến 1988 là thời kỳ lam. Ông vẽ thành công đến mức mà phố Phái không còn là cái nhìn riêng tư, nó trở thành nỗi niềm chung của những ai yêu Hà Nội, nơi phôi pha và trường tồn gần như song hành.
Có lẽ vì vậy mà ngay sau 1975, phố Phái đã được giới chơi tranh quốc tế rất yêu thích. Ông gián tiếp trở thành một gương mặt đại diện cho thị trường mỹ thuật, từ sức hút với phố Phái mà các tác giả khác cũng bán được tác phẩm.
Nếu khoảng 2/3 tác phẩm Bùi Xuân Phái dành cho phố, thì 2/3 tác phẩm Dương Bích Liên dành cho phụ nữ. Vượt thoát quy chuẩn mô phạm, Dương Bích Liên nhanh chóng tạo cho mình một phong cách vẽ thiếu nữ không giống ai, vì vậy mà độc sáng. Các tranh thiếu nữ như: Thiếu nữ và hoa phong lan, Thiếu nữ bên hồ, Thiếu phụ, Thiếu nữ và hoa cúc trắng, Chân dung Tuyết Mai… (còn nhiều nữa) có thể xếp vào hàng kiệt tác tranh chân dung của hội hoạ Việt Nam hiện đại.
2. Họa sỹ Bùi Xuân Phái
Họa sỹ Bùi Xuân Phái
Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) là cái tên thuộc hàng kinh điển của nền Mỹ thuật Việt Nam. Những đóng góp của ông cho nền hội họa nước nhà, đặc biệt là thương hiệu "Phố Phái" sẽ còn sống mãi với thời gian.
Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh ra tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hà Tây, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội), một làng nổi tiếng với tranh khắc gỗ dân gian Kim Hoàng.
Ông xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản trung lưu nhà ở phố Hàng Thiếc, sau chuyển về 87 Hàng Bút nay gọi là phố Thuốc Bắc. Chính vì vậy mà ông đã thuộc lòng từng con đường, ngõ ngách của 36 phố phường Hà Nội.
Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1945. Ông tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi.
Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất. Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội. Tuy nhiên, khi còn là học sinh Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Bùi Xuân Phái đã vẽ phố và đã đi dự triển lãm ở Tô-ki-ô và nhận giải thưởng Triễn lãm Mỹ thuật loàn quốc năm 1946.
Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái
Trong cuộc đời nghệ thuật của mình, họa sỹ Bùi Xuân Phái đã nhận được rất nhiều giải thưởng mỹ thuật:
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996
- Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946
- Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980
- Giải thưởng đồ họa Leipzig (Đức)
- Giải thưởng Mỹ thuật Thủ đô các năm 1969, 1981, 1983, 1984
Bên cạnh đó, ông còn được truy tặng Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam 1997
3. Họa sỹ Dương Bích Liên
Họa sỹ Dương Bích Liên
Họa sĩ Dương Bích Liên (17/7/1924 -12/12/1988), được sinh ra trong một gia đình trí thức quan lại. Dòng họ Dương của ông ở Khoái Châu, Hưng Yên có truyền thống hiếu học.
Ông là học trò cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương khóa XVIII (1944-1945), là một trong những họa sĩ đầu tiên được kết nạp Đảng tại vùng kháng chiến. Ông chưa bao giờ triển lãm tranh mình, dành cả cuộc đời cho nghệ thuật đến mức lơ đãng và quên chính bản thân mình
Các tác phẩm của họa sĩ Dương Bích Liên có sự quyến rũ, nhẹ nhàng bởi vẻ đẹp duyên dáng mà không trễ nải, không lẳng lơ mang nhiều xúc cảm, giàu chất hiện thực lãng mạn thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của con người, thiên nhiên đất nước với chất lượng nghệ thuật cao.
Ông vẽ tinh tế và chắt lọc, vừa chân thực vừa sống động có sự bay bổng và mơ mộng. Ông sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau, khỏe khoắn trong sơn dầu, mềm mại trong phấn màu, lộng lẫy, trong sáng với chất liệu sơn mài...Chân dung thiếu nữ của ông rất đa dạng, là những cô gái đẹp ông nhận ra và bắt gặp trong cuộc sống đời thường, mang một ánh sáng dung dị, thánh thiện trong trẻo.
Năm 1946, Dương Bích Liên và nhiều trí thức văn nghệ sĩ Hà Nội tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông hoạt động ở đoàn kịch của Phạm Văn Khoa, Đoàn văn công của Nguyễn Xuân Khoát, vào Đoàn Văn hóa kháng chiến cùng với họa sĩ Tô Ngọc Vân, Thế Lữ..., làm báo " Vệ quốc đoàn".
Năm 1949, ông là một trong những họa sĩ đầu tiên được kết nạp Đảng tại vùng kháng chiến cùng một ngày với họa sĩ Mai Văn Hiến và nhà văn Trần Đăng.
Năm 1952, ông được giao trọng trách lên chiến khu sống gần và vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc đoạt giải nhất Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980 và hiện được bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1954, Dương Bích Liên trở về tiếp quản thủ đô. Được tổ chức biên chế vào "tổ sáng tác" cùng các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng...
Năm 1984, Nhà nước chính thức mời bộ tứ Nghiêm, Liên, Sáng, Phái tổ chức triển lãm cá nhân. Riêng Dương Bích Liên từ chối. Do vậy, lúc sinh thời, ông là một họa sĩ không có cuộc triển lãm nào cho riêng mình
Dương Bích Liên sống không vợ con và ít bạn hữu.Ông mất tại số nhà 55A Bà Triệu vì trước đó đã có văn bản đổi cho Phan Kế An nhà của mình ở 72 Thợ Nhuộm. Ông chọn một cái chết lặng lẽ, không bệnh tật, không đau ốm mà tịch cốc không ăn chỉ uống rượu. Năm 2000, họa sĩ Dương Bích Liên được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt II).
Trên đây Hoatieu đã cung cấp cho bạn đọc về cuộc đời, phong cách của hai họa sỹ nổi tiếng được nhắc đến trong câu Phố Phái, gái Liên. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bức tranh bảo vật quốc gia Em Thúy được họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ bằng chất liệu gì?
Hướng dẫn viết thu hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025
Quy định tiếp công dân của Đảng
Mẫu bài thu hoạch học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025
Mẫu báo cáo thống kê số triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, họa sĩ
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27