Cách trồng lại đào cho Tết sau
Những ngày Tết thì không thể thiếu cây đào. Những cây đào nở hoa đỏ rực khiến không khí thêm rộn ràng, rạo rực. Tuy nhiên hết Tết thì phải "xử lý" những cây đào này như thế nào?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc cách trồng lại đào sau tết.
Cách trồng cây đào sau Tết
1. Hướng dẫn cách trồng lại đào sau Tết
Sau Tết, bạn sử dụng một số sản phẩm có công dụng kích thích ra rễ như A-H502, Orgamin, chất tăng trưởng vườn sinh thái... hòa vào nước theo hướng dẫn ghi trên bao bì để tưới cho cây. Chờ khoảng 10 - 15 ngày, khi cây có bộ rễ mới ta mới đem đào ra đất trồng để cây có khả năng sống và phát triển tốt hơn.
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
Đào không chịu được ngập úng nên bạn phải chọn nơi cao ráo, thoát nước tốt để trồng.
Đất trồng đào thích hợp nhất là đất thịt pha sét có độ pH 7-8, có thể trộn thêm phân hữu cơ vào đất theo tỷ lệ 3 - 4 phần đất + 1 phần phân để cây phát triển tốt. Khi trồng cần lấp đất vừa ngang cổ rễ, nèn nhẹ đất từ xung quan dồn vào bầu cho chặt rồi tưới đẫm nước.
Bước 2: Cắt cành
Ngay khi trồng xong có thể tiến hành cắt ngay cành lần đầu tiên. Lần này cần cắt thật đau để cành mới nảy nhiều hơn, năm tới cho nhiều nụ hoa hơn.
Các lần cắt sau chỉ cần cắt nhẹ, mỗi tháng một lần cho tới tháng 6 âm lịch thì dừng lại.
Bước 3: Bón phân
Sau mỗi lần cắt cành cần tưới phân hữu cơ cho cây. Tới tháng 8, 9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nảy nhiều hoa và to hơn.
Trong thời kỳ bón phân phải đảm bảo cây đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt.
Để cây đào nở hoa đúng Tết
- Muốn có hoa đào nở đúng dịp Tết Nguyên Đán, cây cần phải được tuốt hết lá. Thời gian tuốt lá phụ thuộc vào từng loại đào nhưng thường trong khoảng từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch và những cây to khỏe tuốt lá nhanh hơn những cây già yếu.
- Khi tuốt cần chú ý bứt từng lá để bảo vệ mắt hoa ở cuối nách lá.
- Dù đã thực hiện đúng kỹ thuật trồng hoa đào nhưng để hoa nở đúng Tết còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Trong trường hợp cần thiết, cần áp dụng kỹ thuật thúc và hãm nếu nụ hoa quá bé hoặc quá to.
- Đầu tháng 12 âm lịch, nếu nụ hoa chưa nhú một cách rõ ràng thì rất có thể hoa sẽ nở chậm cần phải bón thúc. Bới đất xung quanh gốc cây sâu khoảng 5cm, tưới phân, tưới nước ấm.
- Vào cuối tháng 11 âm lịch, nếu nụ hoa nhú to có thể hoa nở sớm cần phải hãm lại tránh cho hoa nở sớm. Không tưới nước, bón phân nữa, làm giàn che tưới tải đen để hạn chế ánh nắng.
Cần theo dõi kỹ tình hình thời tiết để có biện pháp thích hợp giúp hoa đào nở đúng Tết đón chào năm mới.
2. Làm sao để giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết nguyên đán?
Chị Minh Châu, một người trồng đào lâu năm ở làng đào Nhật Tân, Hà Nội cho biết, hoa đào thân gỗ nên muốn hoa nở đẹp thì ngay từ khâu cưa đào mang vào lọ cắm cũng phải cẩn trọng tỉ mỉ. Theo đó, người trồng đào phải dùng cưa tay để cắt thay vì dùng cưa máy để không bị bó các mạch dẫn trong thân đào.
Ngoài ra, việc đốt gốc đào bằng lửa để hãm đào lâu tàn cũng là một sai lầm bởi khi gốc cành đào cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn.
Bà Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch Hội Nông dân phường Nhật Tân, cũng như một số gia đình nhiều đời trồng, chăm sóc và bán đào cũng cho rằng, việc đốt gốc cành đào là không khoa học, phản tác dụng trong việc bảo vệ đào. Hiện đa số nông dân Nhật Tân không áp dụng biện pháp này.
=> Vì vậy, để cành đào luôn tươi, người chơi đào cần rửa sạch lọ cắm cành đào và dùng nước sạch để cắm hoa. Đây là bí quyết quan trọng nhất để có cành hoa đào luôn tươi rói. Các gia đình trồng đào cho biết cần đảm bảo cành đào luôn được cắm trong nước sạch, để ở nơi khuất gió và giữ ấm, hoa sẽ bền và tươi lâu.
Có thể thay nước trong bình cắm hoa 2-3 ngày một lần, mỗi lần thay nước bạn có thể rửa lại phần cành đào nằm trong nước để sạch phần nước cũ. Khi thay nước nên cho 1 viên aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.
Người chơi đào có thể thả vào lọ hoa vài viên B1 để có thêm dinh dưỡng nuôi hoa. Bạn có thể dùng ngay loại thuốc dành cho người uống hoặc mua loại B1 chống sốc cho cây có đủ dinh dưỡng hơn. Kali cũng là thành phần bổ sung giúp cung cấp thêm dưỡng chất cho cành đào tươi khỏe.
Nếu muốn hoa nở nhanh hơn thì để trong phòng kín, thắp điện, đốt hương, nếu muốn hoa nở chậm lại cho nước đá vào bình, đặt chỗ thoáng khí, ban đêm mang ra ngoài ban công.
Đối với đào cây trồng chậu thì nên tưới thường xuyên bằng nước sạch nhưng không cần ẩm ướt quá, đào ưa khô nên nếu bạn tưới nhiều gốc đào sẽ úng và thối rễ, cây nhanh hỏng.
Trên đây, Hoatieu.vn đã hướng dẫn bạn đọc Trồng lại đào sau tết. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27