Người Xơ Đăng tổ chức nghi lễ nào trong Tết Giọt Nước để mong thần nước ban cho được mùa?

Tết Giọt Nước của người Xơ Đăng được tổ chức thế nào? Người Xơ Đăng tổ chức nghi lễ nào trong Tết Giọt Nước để mong thần nước ban cho được mùa?

1. Tết Giọt Nước của người Xơ Đăng

Người Xơ Đăng ăn tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là tết Giọt nước và tết Lửa. Tết Giọt nước vào khoảng tháng 3 dương lịch.

Đồng bào Xơ Đăng sống bằng nghề trồng lúa nước, lúa rẫy và các loại cây lương thực phụ, rau màu. Có lẽ vì vậy mà lễ hội của người Xơ Đăng về nông nghiệp mỗi năm diễn ra khá nhiều và đại đa số đều tổ chức chung cho cả cộng đồng rất đông vui .

Sau khi mãn mùa, người Xơ Đăng sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.

Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng “Lễ cúng máng nước ” cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức, sau đó vui chơi ca hát và nhảy múa.

2. Biểu tượng nước trong đời sống của người Xơ Đăng

Người Xơ Đăng tổ chức nghi lễ nào trong Tết Giọt Nước để mong thần nước ban cho được mùa?

Đối với đồng bào dân tộc Xơ Đăng, nước có vai trò quan trọng, gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của bà con trong buôn, làng

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng cư trú lâu đời ở Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, hiện còn lưu giữ một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú. Tại tỉnh Kon Tum, Xơ Đăng là dân tộc có dân số đông nhất trong số các tộc người bản địa nơi đây. Đời sống của người Xơ Đăng chủ yếu dựa vào việc trồng trọt. Do đó, đồng bào có nhiều phong tục, nghi lễ, tín ngưỡng để cầu mong các thần linh phù hộ, che chở cho cuộc sống được yên lành, mùa màng được tươi tốt. Trong những lễ thức trồng trọt, nhất định phải có Lễ cúng bến nước.

Trong quan niệm của người Xơ Đăng, bến nước vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Đồng bào cho rằng, con suối chảy qua làng là tặng phẩm của rừng già cho con người, nó được chắt ra từ sự tinh túy của rừng để đem đến sự sống tốt đẹp cho con người. Hằng ngày, bà con mang quả bầu lấy nước về nấu ăn, uống. Trẻ con đến đây vui chơi, đùa nghịch và cùng nhau tắm táp thỏa thích dưới máng nước...

Bên cạnh đó, bến nước còn là nơi để bà con gặp gỡ, chuyện trò, tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng. Mỗi khi đi đâu xa, hình ảnh gợi nhớ đầu tiên của họ là bến nước. Giữ gìn giọt nước cũng như giữ gìn hồn mình, buôn, làng mình. Bến nước vì thế trở thành biểu tượng văn hóa vừa gần gũi, vừa thiêng liêng trong đời sống của đồng bào Xơ Đăng.

Bà con đã đặt ra những quy tắc, luật lệ riêng để bảo vệ bến nước, như: Không được buộc trâu bò gần bến nước, không được xâm hại rừng đầu nguồn, không được xúc phạm đến thần sông thần suối, giữ gìn nước sạch để sinh hoạt... Nếu ai vi phạm sẽ bị nhắc nhở, nặng thì sẽ bị làng phạt rượu, gà, heo...

Do đó, người dân luôn có ý thức bảo vệ, gìn giữ nguồn nước, không gian sinh hoạt chung của cộng đồng. Bến nước cũng vì thế mà được gìn giữ mang lại cho con người dòng nước mát lành. Sự trân quý nước đã thấm sâu vào trong tâm hồn mỗi người Xơ Đăng.

3. Người Xơ Đăng tổ chức nghi lễ nào trong Tết Giọt Nước để mong thần nước ban cho được mùa?

Tết Giọt Nước là một trong những nghi lễ tết quan trọng trong phong tục của người Xơ Đăng. Trong tết này, bà con cầu mong thần Nước ban cho được mùa

Để cầu mong Yang Dak (thần nước) ban cho vụ mùa bội thu, người Xơ Đăng sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ Cúng máng nước.

Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Tết Giọt Nước của người Xơ Đăng. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài liên quan:

Đánh giá bài viết
1 380
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi