Sáng kiến Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018
SKKN Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018 do Hoatieu.vn sưu tâm, giới thiệu trong bài viết sau đây sẽ là tài liệu hữu ích nhằm hỗ trợ các thầy (cô) và cán bộ quản lí cấp Tiểu học tổ chức Hoạt động trải nghiệm lớp 3, đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các văn bản hướng dẫn liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng phát triển rèn luyện phẩm chất, năng lực của học sinh.
Trong chương trình GDPT, môn học Hoạt động trải nghiệm là môn bắt buộc. Thông qua các bài học, hoạt động chuyên đề, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, đưa lý thuyết áp dụng vào thực tiễn, đồng thời giúp các em được thỏa chí sáng tạo, biểu đạt tư duy, ý kiến. Thông thường, môn hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo các hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ đề trên lớp... SKKN Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018 là những sáng kiến, kinh nghiệm của người viết trong quá trình giảng dạy, là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của mình tùy theo thực tế ở trường, lớp một cách hiệu quả nhất.
Sáng kiến: “Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018”
I. Mô tả giải pháp đã biết
Như chúng ta đã biết, xu thế hiện nay thì hoạt động trải nghiệm thực tế vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với các em học sinh, nó giúp các em hình thành và phát triển đầy đủ các kỹ năng sống, đây cũng là cơ hội để giúp các em nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc học tập, sự số gắng phấn đấu và nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó hoạt động trải nghiệm còn giúp các em hứng thú khám phá những điều mới mẻ, kỳ diệu của thiên nhiên, của cuộc sống, lao động và sáng tạo. Các em sẽ tham gia một cách chủ động, hứng khởi, nhiệt tình bởi thông qua hoạt động này các em có thể bắt đầu từ các khâu như chuẩn bị, thực hành, đánh giá kết quả, …Cũng thông qua hoạt động trải nghiệm, các em được tự do trình bày ý tưởng, cách thực hiện và trực tiếp tham gia. Chính vì vậy sẽ tạo động lực, khơi gợi niềm đam mê, thích thú đối với các em. Sẽ hiệu quả hơn khi hoạt động trải nghiệm này song hành với các hoạt động dạy và học trên lớp, do đó ngay từ lứa tuổi đang cắp sách tới trường nếu các em được học tập và trải nghiệm thì chắc chắn sẽ trang bị cho các em sự tự tin, mạnh dạn và vững vàng trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Nhưng trên thực tế, việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn. Như kinh phí tổ chức còn hạn hẹp, việc học văn hóa trên lớp chiếm thời lượng nhiều, lựa chọn không gian, địa điểm phù hợp cũng là một vấn đề cần đặt ra, lứa tuổi các em còn nhỏ nên việc tổ chức một số hoạt động còn gặp khó khăn để đảm bảo an toàn, cách thức hướng dẫn các em thực hiện để có hiệu quả, …. Việc lựa chọn nội dung, hình thức, địa điểm và thời gian thực hiện cũng vô cùng khó khăn cho giáo viên và học sinh. Chính từ thực trạng đó mà các hoạt động trải nghiệm ở một số trường học chưa được khai thác triệt để và đạt hiệu quả. Trước tình hình đó, là một giáo viên đang ngày ngày đứng lớp, bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để làm sao có những giải pháp giúp học sinh được tham gia thực hành trải nghiệm thực tế một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao nhất nhằm giúp các em trở thành những con người sống tích cực, tự tin, sáng tạo, xử lí tốt trong mọi tình huống để mai sau khi đã trưởng thành các em sẽ vững vàng, nhạy bén, sáng tạo trong công việc và cuộc sống, để trở thành những con người có ích cho gia đình nói riêng và xã hội nói chung trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là lí do để tôi thực hiện đề tài “Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018.”
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.0 Nội dung giải pháp đề xuất
1. Nắm bắt đặc điểm tình hình học sinh
Như chúng ta đã biết trong một lớp học, mỗi học sinh có một tính cách đặc điểm và sở thích khác nhau, mỗi học sinh có khả năng đặc biệt khác nhau và đặc biệt mỗi em đều có hoàn cảnh gia đình và cách chăm sóc, dạy dỗ khác nhau. Chính vì điều đó người giáo viên muốn có một kết quả giáo dục tốt ở trên lớp thì điều đầu tiên cần phải tìm hiểu đặc điểm, tình hình học sinh. Đối với việc giúp học sinh có một kết quả tốt về trải nghiệm thực tế cũng vậy, đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tình hình riêng của mỗi em. Đối với bản thân tôi cũng vậy, trước khi có kế hoạch tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm, tôi đã tìm hiểu về học sinh đầu tiên là tìm hiểu qua cha mẹ học sinh về tính cách, sở trường, sở thích, khả năng làm việc phù hợp với lứa tuổi khi ở nhà. Sau khi tìm hiểu thông qua phụ huynh tôi sẽ tìm hiểu thông qua trò chuyện với các em, vào một tiết sinh hoạt lớp chẳng hạn, tôi sẽ dành một khoảng thời gian cho các em giao lưu với cô giáo để nói về sở trường và sở thích của mình, kể những việc mình có thể làm để giúp đỡ bố mẹ ở nhà, tôi khuyến khích học sinh kể thật, kể thoải mái. Bước tiếp theo tôi sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp bởi vì tìm hiểu học sinh có những nội dung mình có thể kiểm tra trực tiếp bằng những việc làm của các em. Ví dụ như: Muốn biết khả năng thực hành, thao tác của các em nhanh hay chậm, chắc chắn hay không tôi sẽ kiểm tra thông qua những việc làm như lau bảng, rửa li, quét nhà, … tiến hành cho các em làm theo tổ và sẽ quan sát theo dõi. Những học sinh nào đã từng làm việc hoặc những học sinh nào chưa bao giờ phải làm những việc như thế này thì tôi sẽ nhận biết và phân loại khả năng của học sinh để có những kế hoạch tiếp theo. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu về kĩ năng giao tiếp của các em thông qua cách xử lí một tình huống hoặc hóa thân thành một nhân vật trong một câu chuyện nào đó, … để nắm được khả năng của các em đến đâu từ đó sẽ có hướng giúp các em phát huy cũng như giúp các em cải thiện về kĩ năng giao tiếp của mình. Tìm hiểu thông qua các giáo viên bộ môn, tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về đặc điểm của các em trên lớp, vì một lớp học có khoảng 5-6 giáo viên dạy cùng nên mỗi giáo viên họ cũng sẽ nắm được một số đặc điểm tình hình của các em và việc tìm hiểu thông qua nhiều giáo viên sẽ giúp tôi nắm bắt chính xác về đặc điểm tình hình của từng em. Tìm hiểu thông qua một phép thử, để biết được khả năng thực hành trong cuộc sống của các em như thế nào tôi có thể đưa ra một phép thử như sau: “Hôm nay cái khăn trải bàn của lớp mình hơi bẩn, bạn nào biết giặt khăn thì có thể giặt giúp lớp cái khăn bàn này.” Với những bạn đã từng làm những việc giặt đồ cho bản thân khi ở nhà thì việc giặt cái khăn trải bàn là vô cùng đơn giản và các em rất tự tin để nhận nhiệm vụ này. Qua đó tôi cũng biết thêm được về khả năng thực hành của các em trong cuộc sống hằng ngày.
2. Giúp học sinh hiểu trải nghiệm là gì? và tầm quan trọng của trải nghiệm.
Trước khi muốn học sinh tham gia tiến hành trải nghiệm được tốt thì đòi hỏi giáo viên phải giúp các em hiểu được như thế nào gọi là trải nghiệm và tầm quan trọng của trải nghiệm. Đối với tôi cũng vậy, việc đầu tiên tôi sẽ giúp các em hiểu về trải nghiệm thông qua một cách hiểu đơn giản nhất. Thứ nhất cho các em nêu những hiểu biết của mình về trải nghiệm, nếu học sinh nêu đúng tôi sẽ tuyên dương trước lớp, nếu học sinh nêu chưa chính xác hoặc chưa hiểu thì tôi sẽ giúp các em hiểu thông qua những câu hỏi đơn giản nhất mà tôi đưa ra như sau?
+ Các bữa ăn hằng ngày của em là do ai chuẩn bị?
+ Quần áo em mặc do ai giặt?
+ Những hạt gạo chúng ta ăn hằng ngày được sản xuất như thế nào?
+ Cha ông ta đã chiến đấu, hi sinh gian khổ như thế nào để có hòa bình ngày nay? ….
Sau những câu hỏi đó, tôi sẽ yêu cầu học sinh trả lời theo ý hiểu của các em và tôi sẽ chốt ý: Như vậy tất cả những thứ mà chúng ta đã từng được tận hưởng mà không phải làm, không biết cách làm và bây giờ chính bàn tay của chúng ta sẽ trực tiếp làm; những sự việc, sự kiện chúng ta chỉ biết sơ qua bằng lí thuyết và bây giờ chúng ta sẽ được tận mắt chứng kiến thông qua các hoạt động thực tế của con người như hình ảnh người nông dân làm ra lúa gạo vất vả như thế nào hoặc các hình ảnh về sự chịu đựng tù đày gian khổ của cha ông ta trong chiến tranh được lưu giữ lại ở các bảo tàng, … đó chính là trải nghiệm của chúng ta. Từ việc giúp học sinh hiểu một cách đơn giản về trải nghiệm và cuối cùng tôi sẽ chốt bằng lí thuyết “Trải nghiệm là tổng hợp những kiến thức, kĩ năng hoặc những gì quan sát được thông qua việc tham gia hoặc tiếp xúc với các sự vật, sự kiện”.
Sau khi giúp học sinh hiểu về trải nghiệm tôi tiếp tục cho các em tìm hiểu về tầm quan trọng của trải nghiệm, cũng tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến theo ý hiểu của các em và giáo viên sẽ là người chốt ý cuối cùng để giúp các em hiểu: Trải nghiệm giúp chúng ta khám phá thực tế để trưởng thành hơn; giúp chúng ta học tập, rèn luyện thêm về các kĩ năng sống để trong bất kì hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể bình tĩnh ứng phó; trải nghiệm sẽ giúp chúng ta mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn trong cuộc sống.
Đặc biệt tôi không quên nhắc nhở các em cần phải quan tâm nhiều hơn vào hoạt động trải nghiệm và đặc biệt cần tham gia một cách tích cực, chủ động tránh ngại khó khăn, gian khổ thì khi đó chúng ta mới thành công.
3. Xây dựng kế hoạch trải nghiệm
Sau khi đã tìm hiểu và nắm bắt về đặc điểm tình hình của học sinh, đã làm cho các em hiểu trải nghiệm là gì và tầm quan trọng của trải nghiệm ra sao, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm thực tế cho học sinh theo kế hoạch của nhà trường và theo kế hoạch của lớp như sau: Kế hoạch trải nghiệm được xây dựng theo từng tháng gắn với các nội dung trải nghiệm. Một năm học sẽ có 9 tháng và tùy theo từng nội dung trải nghiệm tôi sẽ tiến hành cho học sinh trải nghiệm mỗi tháng một nội dung hoặc những nội dung trải nghiệm cần có thời gian thì có thể 2 đến 3 tháng 1 nội dung. Thời gian cụ thể để tiến hành trải
nghiệm trong mỗi tháng đó là tiết Sinh hoạt tập thể đầu tuần, cuối tuần, giờ ra chơi, 10 phút đầu giờ, có thể là buổi nghỉ học trong tuần phù hợp
Ví dụ: Kế hoạch trải nghiệm công trình Măng non trồng và chăm sóc cây..................
Tương tự những nội dung trải nghiệm tiếp theo tôi cũng sẽ lên kế hoạch cụ thể theo tháng tương tự, tuy nhiên tùy vào điều kiện cụ thể của từng tháng mà tôi có thể linh hoạt thay đổi thời gian, nội dung công việc và học sinh cụ thể trong từng tuần. Riêng chăm sóc công trình măng non thì tiến hành cả năm nên những tháng tiếp theo học sinh vẫn tiếp tục chăm sóc song song với những hoạt động trải nghiệm khác
4. Nội dung trải nghiệm cho học sinh
- Công trình Măng non
- Trang trí lớp học
- Thiên nhiên xanh
- Cây hoa ngày Tết
- Thực phẩm sạch
5. Tổ chức cho học sinh thực hành trải nghiệm
Trước khi tổ chức cho học sinh thực hành trải nghiệm tôi sẽ triển khai đến học sinh về kế hoạch trải nghiệm trong năm học, đồng thời nêu cụ thể nội dung trải nghiệm và thời gian để học sinh hiểu, định hình và chuẩn bị tinh thần thực hiện để kế hoạch trải nghiệm được thành công.
Mời bạn đọc tải file word hoặc pdf đầy đủ để tham khảo thêm
Mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
SKKN: Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1
Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
Bài tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh (mới cập nhật)
SKKN Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
SKKN: Một số biện pháp làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
SKKN Biện pháp dạy ngữ âm tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Gợi ý cho bạn
-
Biện pháp dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý THCS năm 2024 (13 bài)
-
Top 8 mẫu sáng kiến kinh nghiệm Địa lí THPT mới nhất 2024
-
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng chia sẻ, hợp tác cho học sinh lớp 3
-
SKKN: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3
-
3 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 5 (11 mẫu)
SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Lịch sử lớp 5
Sáng kiến Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018
Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9
SKKN: Biện pháp học trực tuyến hiệu quả cho học sinh lớp 2
3 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả năm 2024