Rằm tháng 7 có nên ra mộ không?
Có nên ra mộ viếng người thân ngày Rằm tháng 7
Rằm tháng 7 có nên ra mộ không hay có nên ra mộ viếng người thân ngày Rằm tháng 7 là những câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm bởi ngày Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn trong năm. Đây là thời gian làm lễ xá tội vong nhân lẫn lễ Vu Lan báo hiếu. Trong bài viết này mời các bạn hãy cùng Hoatieu tìm hiểu xem Rằm tháng 7 có nên ra mộ thắp hương hay không và nếu đi thì cần chuẩn bị lễ vật như thế nào nhé.
1. Rằm tháng 7 có nên ra mộ không?
Các chuyên gia văn hóa tâm linh Việt cho biết Rằm tháng 7 tức ngày 15/7 âm lịch là ngày tốt nhất trong tháng cô hồn để sửa sang làm sạch nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên. Bởi dân gian quan niệm vào ngày 15 âm lịch, vạn vật đất trời thông suốt, con người như được tái sinh, loại bỏ tất cả tạp niệm hay những điều đen tối.
Vì vậy, khi tới Rằm tháng 7, nhà nhà sẽ sắp xếp thời gian đi thăm viếng phần mộ của người thân trong gia đình hay trong gia tộc ở ngoài nghĩa trang hay ở chùa chiền hoặc nơi lưu giữ các hũ hài cốt.
Ngoài ra, dân gian cho rằng Rằm tháng 7 là dịp tốt để mời người thân đã mất về đoàn tụ gia đình, đồng thời cầu mong ông bà tổ tiên sớm ngày siêu thoát.
2. Cách thắp hương Rằm tháng 7 ngoài mộ
2.1. Thời gian cúng Rằm tháng 7 ngoài mộ
Ngoài Rằm tháng 7 có nên ra mộ không, nhiều người cũng còn thắc mắc khác là “cúng Rằm tháng 7 tại mộ giờ nào thì tốt?”. Lý giải vấn đề này, các chuyên gia nghiên cứu phong tục Việt Nam cho biết giờ nào người dân cũng có thể ra mộ thắng hương cúng Rằm tháng 7, miễn là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng của gia đình.
Lưu ý: không nên cúng Rằm tại mộ làm vào giờ Ngọ (tức 11h- 13h) bởi vì đây là thời điểm dương khí cực thịnh không thích hợp để “mời” người thân đã khuất. Đồng thời, không đi tảo mộ sau giờ Dậu (17h – 19h) vì âm khí nghĩa trang sẽ cực mạnh, con cháu không nên ở đó nữa.
2.2. Lễ vật cúng Rằm tháng 7 ở mộ
Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 ở mộ sẽ không quá cầu kỳ như tại nhà. Khi đi tảo mộ, gia đình chỉ cần chuẩn bị 2 lễ: lễ cúng cúng chư vị thần linh và lễ cúng người thân đã khuất của gia đình.
Đồ cúng sẽ thay đổi tùy vào từng địa phương, từng vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình. Dưới đây là một số gợi ý về cách chuẩn bị lễ vật cúng Rằm tháng 7 ở mộ theo truyền thống mà bạn có thể tham khảo:
Lễ cúng thần linh: Cần có nến, hương (nhang), hoa, quả, nước, xôi, thịt luộc,… (số lượng tùy tâm mỗi gia đình). Lễ cúng thần linh sẽ đặt ở nơi có bàn thờ thần linh của nghĩa trang hoặc nếu không có thì đặt ở cạnh lễ gia tiên nhưng cần kê cao hơn.
Lễ cúng gia tiên: Bao gồm nến, hương (nhang), hoa (nên chọn hoa hồng đỏ, bách hợp trắng, cúc hoặc hoa người đã khuất thích), trái cây, trầu cau, xôi trắng, rượu, nước, trà, bánh kẹo,….
Ngoài ra, người xưa khuyên rằng lễ cúng Rằm tháng 7 tại mộ không nên cúng tiền vàng mã. Vì lo lắng bị cô hồn, dã quỷ tranh giành, cướp tiền vàng của người thân đã khuất.
3. Bài cúng Rằm tháng 7 ngoài mộ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!
Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con. Chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần linh cai quản nơi địa cuộc nghĩa trang (tên)… quang giáng về đây, chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình chúng con.
Đệ tử con tên là:… Hiện đang ở tại:… gia đình chúng con có phần mộ an táng tại nơi đây. Hôm nay là ngày… tháng… năm…, nhân tiết tháng Bảy – Vu Lan báo hiếu, chư Phật hoan hỷ, chư Tăng kiết hạ đem phúc lành tế độ chúng sinh, chúng con hướng tới gia tiên tiền tổ, thân nhân quá vãng cùng các vong linh cô hồn ngạ quỷ tại khu địa cuộc nghĩa trang này, nên chúng con sắm sửa vật thực lòng thành dâng lên hiến cúng.
Đệ tử con xin thỉnh mời các cụ gia tiên họ (Trần, Phạm…) và các vong linh (tên)… cùng các vong linh cô hồn ngạ quỷ tại khu địa cuộc nghĩa trang này mà vân tập về tại nơi đây thọ tài ẩm thực hiến cúng của gia đình chúng con. Chúng con nhất tâm mời thỉnh.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!(Cắm hương) (xá)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn hóa
Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông
Kịch bản chương trình 8-3 2024 hay nhất (4 mẫu)
Trang trí thiệp 20-11 đơn giản
Vì sao người Việt chắp tay và niệm ‘Nam mô a di đà Phật’ khi cúng bái?
(Mới cập nhật) Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng?
Lời chúc năm học mới cho con 2024-2025