Diễn văn khai mạc đại lễ Phật Đản 2023
Diễn văn mừng lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản 2023 là đại lễ Phật Giáo lớn trên toàn thế giới. Đây là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm. Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Đại lễ Vesak là ngày kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra. Vậy đại lễ Phật Đản 2023 năm nay sẽ rơi vào ngày nào? Để chào mừng đại lễ Phật Đản 2023, Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu bài diễn văn chào mừng ngày đại lễ Phật Đản để có một mùa Phật Đản an lành hạnh phúc.
1. Lễ Phật Đản 2023 ngày nào?
Đại lễ Phật Đản 2023 sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2023 Âm lịch tức Chủ Nhật ngày 2/6/2023 Dương lịch.
2. Bài diễn văn mừng lễ Phật Đản hay nhất
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni. Kính thưa quý vị đại diện tinh thần các tôn giáo bạn, kính thưa quý vị dân cử, quý vị đại diện các đoàn thể tổ chức người Việt Quốc gia, quý cơ quan truyền thanh truyền hình và báo chí, kính thưa quý đồng hương và Chư Phật tử hiện diện. Cũng vào ngày trăng tròn tháng Vesak lịch Ấn Độ cách nay 2636 năm, tại vườn Lâm-tì-ni một buổi sáng tinh sương, khi vầng thái dương vừa ló dạng và chiếu vào những tia nắng rực rỡ đầu ngày xuống vạn vật, Thái Tử Sĩ Đạt Ta Tất-Đạt-Đa một bậc vĩ nhân của nhân loại, thuộc dòng họ Gotama của nước Ca-tì-la-vệ đã thể hiện đản sinh. Dù lớn lên trong cung hoàng địa ngọc của vua cha Tịnh Phạn, nhưng thái tử Tất-Đạt-Đa vẫn không bị cuộc sống giàu sang phú quý của tầng lớp Vương Giả che khuất trí tuệ và lòng từ bi của bậc Thượng Sĩ. Ngài luôn luôn quản chiếu thực trạng vô thường, giả tạm của thế gian và nỗi khổ đau triền miên của chúng sinh để tìm phương cách cứu độ. Năm 29 tuổi thái tử Sĩ Đạt Ta đã từng bỏ cung vàng điện ngọc vào núi Hy Mã Lạp Sơn xuất gia tầm đạo. Sau 6 năm khổ hạnh rừng già và 49 ngày đêm thiền định dưới cội cây Bồ Đề, cuối cùng ngài giác ngộ thành Phật và giải thoát mọi trói buộc phiền não khổ đau của kiếp nhân sinh. Và từ đó, suốt 49 năm, bằng đôi chân trần, Đức Phật du hành khắp lưu vực sông Hằng để tìm ra được giáo pháp giải khổ và độ người hữu duyên. Đến năm 80 tuổi, Đức Phật nhập niết bàn tại thành Kushina Ấn Độ, đúng vào năm 544 trước Công Nguyên. Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị liệt vị, trên 25 thế kỷ trôi qua, giáo pháp chuyển Mê Khai Ngộ của Đức Phật đã được truyền bá khắp nơi trên thế giới. Ngày nay nhân loại càng nhận rõ ý thức rằng, đời sống trí tuệ Từ Bi và lời dạy hữu ích của Đức Phật là di sản văn hóa, tâm linh vô giá cho toàn thể nhân loại trên trái đất xinh đẹp này. Chính trong ý nghĩa đó, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết vào ngày 12 tháng 11 năm 1999, đã tuyên dương giáo pháp trí tuệ từ bi hòa bình của Đức Phật, như là một phương thức chiến hữu, góp phần xây dựng cho thế giới hòa bình và tổ chức lễ hội Vesak vào mỗi năm. Thật vậy, Đức Phật là nhà lãnh đạo tôn giáo đầu tiên trong lịch sử của nhân loại, xây dựng niềm tin con người vào phẩm giá bình đẳng tuyệt đối và khả năng giải thoát tận gốc rễ tất cả mọi khổ đau. Đó chính là thông điệp nhân quyền và Phật tính bình đẳng được công bố lần đầu tiên chân thành tin này của chúng ta vậy. Đức Phật đã từng dạy rằng: “ Không có giai cấp trong giọt nước mắt cùng mặn, cũng không có giai cấp trong giọt máu cùng đỏ”. Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành, bản nguyện thủy chung của đức Phật và toàn bộ giáo pháp của ngài, chỉ nhằm nhắm tới mục đích tối thượng là làm sao cho chúng sinh được thành Phật và giải thoát, để triệt để tất cả mọi phiền não, khổ đau cho con người. Vì lẽ đó, để tưởng niệm ngày đản sinh của Đức Phật, chúng ta không chỉ sinh tồn, sự xuất thế hi hữu của đánh đại giáp thế tôn mà còn phải nỗ lực thực hành những lời dạy cao quý và hữu dụng của ngài. Đặc biệt, trong hoàn cảnh khủng hoảng và khó khăn khắp mọi nơi hiện nay trên thế giới, từ thiên tai đến nhân quả, từ khủng bố đến chiến tranh, từ thất nghiệp đến nghèo khổ, từ nạn ô nhiễm môi trường đến sự thiếu hụt nước và lương thực,… Con người càng cần thiết hơn bao giờ hết việc áp dụng lời dạy của Đức Phật trong đời sống hàng ngày, để cùng nhau góp phần xây dựng cuộc sống hạnh phúc, an lạc và hòa bình từ nội tâm của con người cho đến gia đình và cộng đồng trong xã hội. Làm được như thế, người phật tử chúng ta mới báo đáp được phần nào công ơn giáo hóa của đức Phật, và vẫn lên để cũng giường ngày đản sinh của ngài. Thay mặt ban tổ chức, chúng con thành kính tri ân Chư Trưởng Não Hòa Thượng, Chư Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni đã từ bi quang lâm cử hành lễ hội Phật Đản phật lịch năm 2556. Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn quý vị, đại diện tinh thần các tôn giáo bạn, quý vị đại diện các đoàn thể, tổ chức người Việt, quý cơ quan truyền thanh truyền hình báo chí và toàn thể đồng hương phật tử để cho lễ hội tổ chức phật đản năm nay được thành tựu viên mãn như quý vị đã thấy. Thành tâm cầu nguyện đức phật thị từ chứng minh gia hộ cho Chư Tôn Đức và Chư Liệt quý vị thân tâm thường lạc, Phước Huệ Trang Nghiêm. Trong giờ phút thiêng liêng trọng đại này chúng tôi xin thay mặt ban tổ chức, tuyên bố khai mạc đại lễ phật đản năm thứ 2556. Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Trân trọng kính chào chư liệt quý vị! |
3. Bài diễn văn mừng đại lễ Phật Đản quốc tế tại liên hiệp quốc
Kính thưa Quý Tăng Đoàn, Quý Chư Tôn Đức, Quý Vị Khách Quý!
Hôm nay chúng ta tập hợp tại đây trong Hội trường Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để mừng Đại lễ Phật đản, tưởng niệm ngày sanh, giác ngộ và nhập niết bàn của Đức Phật. Trong suốt lịch sử lâu dài 2600 năm, Phật giáo đã đóng góp vô số mặt cho sự cao quý của nhân loại. Phật giáo đã trao các hướng dẫn đạo đức, một hệ thống các giá trị tinh tế, các triết lý sâu sắc, các phương pháp giáo dưỡng cá nhân, và thôi thúc các lý tưởng biểu lộ tri kiến cao nhất về tiềm năng con người. Bắt nguồn từ miền bắc Ấn Độ, Phật giáo lan rộng khắp Châu Á và trở thành tâm linh của các nền văn hóa Châu Á vĩ đại nhất. Hơn hai thế kỷ qua, thông điệp chung của Phật giáo đã được truyền đạt đến mọi người ở khắp các châu lục, và hiện nay Phật giáo đã đạt được số lượng môn đồ ngày càng tăng ở phương Tây.
Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để chúng ta hãnh diện về những đóng góp cao quý mà Phật giáo đã thực hiện trong quá khứ. Hôm nay, chúng ta được triệu tập đến với phận sự trang trọng là xác định Pháp có thể đóng góp gì cho tương lai nhân loại. Phận sự này đặc biệt quan trọng bởi vì sự phát triển toàn cầu đang đặt ra vấn đề về triển vọng cho sự hiện diện liên tục của con người trên thế giới. Vì vậy sứ mệnh mà chúng ta đối mặt, với tư cách những người noi theo Pháp, trở nên cấp bách không thể tránh được.
Các mối đe dọa cho nền văn minh nhân loại trong tương lai là rõ ràng ở một số mặt. Tôi sẽ chỉ đề cập đến ba điều. Chúng thường được phân tích bởi các nhà bình luận có chuyên môn hơn tôi và vì thế tôi sẽ đề cập đến chúng một cách đơn thuần. Quan tâm chính của tôi là xem Phật giáo có thể trao phương thuốc giải như thế nào cho những khuynh hướng nguy hại này.
Thứ nhất, điều mà tất cả chúng ta biết rõ, là chiến tranh và xung đột kéo dài. Mặc dù Chiến tranh lạnh, cuộc chiến đã nhấn chìm thế giới gần như năm mươi năm, đã tan biến vào đầu thập niên 1990, nhưng nó lại được thay bằng các cuộc chiến có bản chất khác nhau: chiến tranh chủng tộc, chiến tranh sắc tộc, và bây giờ là “Chiến tranh khủng bố” bao trùm tất cả các bản chất nêu trên, cuộc chiến đã đưa quốc gia mạnh nhất trên địa cầu đấu với các nhóm khủng bố hung hãn ẩn náu ở các vùng núi tách biệt và các thành phố đông đúc. Điều làm cho chiến tranh quá nguy hiểm là hiện một số lớn các quốc gia đã có nguyên liệu và kiến thức cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân. Khi chiến sự đạt đến ngưỡng nhất định sẽ luôn có nguy cơ một nước hoặc một nhóm bất hảo sử dụng vũ khí như vậy một cách liều lĩnh gây ra một chuỗi các cuộc tấn công hạt nhân, để lại lớp chất thải phóng xạ tồn tại nhiều thế kỷ. Nhưng nỗi kinh hoàng của chiến tranh không chỉ do các vũ khí hạt nhân mà còn có các vũ khí mới gây sát thương trí mạng làm cho chiến tranh trở nên mất nhân tính khủng khiếp chưa từng có.
Vấn đề lo ngại thứ hai là hố sâu lan rộng giữa thành phần giàu có chiếm số ít và mọi người khác. Dĩ nhiên, sự phân chia như vậy luôn hiện hữu, nhưng nó đã trở nên sắc nét hơn và phân cực hơn. Sự trỗi dậy của ý thức hệ thị trường tự do cho phép một số ít với tham vọng mạnh mẽ, giàu có và quyền lực thao túng hệ thống kinh tế của thế giới thành lợi thế của họ. Do đó, họ đang rót càng ngày càng nhiều tài sản thế giới hướng về chính họ, trong khi để cho người nghèo chiềm sâu vào sự nghèo nàn ngày càng xuống cấp. Ngay cả những người thuộc tầng lớp trung lưu cũng nhận thấy họ chỉ nhận được phần thiệt thòi trong một thỏa thuận tồi tệ. Cánh cổng cơ hội thu hẹp và nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu đang trượt từ địa vị cao sung túc vào vực thẳm nợ nần, vô gia cư, và đói nghèo. Đây là hiện trạng ở Mỹ và Châu Âu, nơi đó các chính phủ phụ thuộc vào doanh nghiệp và các thủ lĩnh tài chính thúc đẩy “thắt lưng buộc bụng” – mã từ cho các hy vọng bị đè bẹp và các giấc mơ vỡ tan – lên tầng lớp trung lưu và lao động. Trong “thế giới phát triển”, những chính sách hà khắc này thậm chí còn mang lại những hoàn cảnh khắc nghiệt hơn cho những người ở các nước truyền thống làm phát sinh oán giận và nguy cơ đáp trả bạo lực.
Khủng hoảng nghiêm trọng thứ ba mà chúng ta đối mặt là sự gia tăng biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu. Vì sự biến đổi khí hậu diễn ra chậm dần và khó có thể đảo ngược, đặc biệt khó nhận ra. Hơn vài năm qua, chúng ta đã nếm trải hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ gây ra trong nhiều thập niên tới. Chúng ta đã nhìn thấy lũ lụt cuồn cuộn ở Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan, buộc hàng triệu người phải rời bỏ quê nhà, làm chết hàng ngàn sinh mệnh, tàn phá đất đai phì nhiêu và giáng một đòn kinh tế lên đến hàng tỉ đô la. Cũng những nước này và nhiều nước ở Trung Phi đã phải chịu đựng hạn hán kéo dài, các đợt nắng nóng kỷ lục và các hiện tượng thời tiết kỳ dị. Những điều này đảo ngược đời sống và sinh kế của nông dân, sự sống còn của họ phụ thuộc vào các quy luật thời tiết. Tình hình thậm chí sẽ trở nên ảm đạm hơn trong tương lai, khi nguồn cấp nước sạch trở nên khan hiếm và nước biển dâng lên, xâm nhập vào các vùng đất thấp ven biển, tràn ngập các thành phố và nuốt trọn các quốc đảo nhỏ bé.
Khi nhìn vào tình hình toàn cầu hiện tại, chúng ta nên suy ngẫm làm thế nào Pháp có thể giúp cải thiện những vấn đề trầm trọng này. Trước khi tôi nói đến những suy nghĩ của bản thân mình về việc này, tôi nghĩ điều quan trọng phải lưu ý là Phật giáo cho phép mọi người sử dụng giáo lý Phật giáo mà không cần thiết phải quy y. Pháp có thể ban các tuệ giác, giá trị, lý tưởng, và thực hành mà mọi người thuộc bất kỳ tôn giáo nào – và những ai không có tôn giáo chính thống – đều có thể thích ứng và áp dụng cho những nhu cầu cá nhân của mình cũng như các giải pháp cho các vấn đề xã hội. Tôi nghĩ đây là sức mạnh đặc biệt của Phật giáo mà chúng ta nên công nhận và trân trọng.
Chìa khóa đầu tiên mà Phật giáo có thể đưa ra để giúp đỡ chúng ta giải quyết các mối đe dọa cho nền văn minh nhân loại là lời dạy nằm trong cốt lõi của Pháp, đó là tứ diệu đế. Đức Phật đã giảng dạy tứ diệu đế đầu tiên như một công cụ để đoán khổ đau cá nhân – khổ đau tâm lý và khổ đau thuộc về bản chất cuộc đời trong sinh tử luân hồi – nhưng cách thức tương tự này có thể được sử dụng như một thấu kính để hiểu tình huống khó khăn chung của chúng ta. Tứ đế là sự thật của khổ đau (khổ đế), nguồn gốc của lòng tham và vô minh (tập đế), quyết tâm chấm dứt lòng tham và vô minh (diệu đế), bát chánh đạo như là phương pháp để chấm dứt khổ đau (đạo đế). Vì vậy, tứ đế liên quan cơ bản với bản tánh thật của khổ đau, hạnh phúc và những nguyên nhân làm nền tảng của chúng.
Những nguyên nhân của rối loạn xã hội về cơ bản giống như những nguyên nhân đằng sau khổ đau cá nhân. Đúng là khổ sở cá nhân được gây ra bởi lòng tham và vô minh cá nhân chúng ta, vì vậy cũng là những đau đớn nhiễm vào xã hội loài người. Khi chúng ta sử dụng cách thức của tứ diệu đế, chúng ta có thể thấy rằng nhiều vấn đề mà chúng ta đối mặt ở cấp quốc gia và quốc tế – các cuộc chiến tranh, bất bình đẳng kinh tế, vi phạm nhân quyền, cũng như thiệt hại cho môi trường – xuất phát từ nguồn chung, có thể được cho là xu hướng đặt những quyền lợi ngắn, hạn hẹp lên trên điều thiện chung lâu dài của cộng đồng nhân loại.
Đức Phật đã tóm tắt các nguyên nhân của sự rối loạn và khổ sở trong ba “cội rễ bất thiện”, tham lam, thù hằn, và ảo tưởng. Ngày nay, sự phổ biến của lòng tham được kết hợp với các khả năng công nghệ của chúng ta đã dẫn đến hiện tượng có thể được gọi là “thương phẩm hóa thế giới”. Dưới sự tác động của ý thức hệ thị trường tự do, chúng ta xem mọi thứ mà chúng ta gặp phải không có giá trị nào khác hơn giá trị thiết thực của nó, tiềm năng của nó như một món hàng hóa. Chúng ta nhìn vào thế giới tự nhiên không gì khác ngoài nguồn nguyên liệu thô để sản xuất ra sản phẩm làm hài lòng những ham muốn của con người. Chúng ta quên giá trị quý báu của mỗi con người, và chỉ nghĩ làm sao để người khác có thể phục vụ những mục đích cá nhân hay doanh nghiệp với tư cách là khách hàng hoặc người tiêu dùng. Vì vậy, thế giới trở thành một bãi chiến trường được đánh dấu bởi sự cạnh tranh gay gắt, mỗi bên tìm cách chiếm ưu thế đối với những bên kia. Ngay cả khi sự ràng buộc được hình thành, chúng cũng thường không dựa vào sự thấu cảm chân thật mà chỉ dựa vào thủ đoạn cá nhân, dễ dàng bị phá vỡ khi chúng không còn phục vụ những mục đích của chúng ta nữa.
Thù hằn được thể hiện trong những sự nghi ngờ mà người ta cảm thấy đối với những người khác, họ có thể đi theo một tôn giáo khác, nói một ngôn ngữ khác hoặc tới từ một vùng xa xôi của thế giới. Chúng ta tạo ra các ranh giới cố định giữa “chúng ta” và “họ”, chúng ta nhìn những ai ở phía bên kia ranh giới với sợ hãi và hoài nghi. Khi thái độ này bắt đầu lan rộng, nó có thể thúc đẩy “thành lũy tinh thần”, quan niệm là chúng ta phải bảo vệ “quê hương” khỏi vật lạ “khác”. Được kết hợp với ngành công nghiệp vũ khí mạnh mẽ, tâm lý như vậy dẫn đến những chính sách bắt nguồn từ chủ nghĩa quân phiệt.
Ảo tưởng củng cố lòng tham và thù hằn bằng cách truyền bá những ý thức hệ sai lầm. Đặc biệt nguy hiểm, như tôi đã chỉ ra trước đó, là ý thức hệ của thị trường không được kiểm soát, xem tăng trưởng kinh tế thành tiêu chí duy nhất của sự tiến bộ. Những đề xướng của thị trường tự do cho rằng khi thị trường vận hành không bị kiềm chế thì cuối cùng nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả. Song, sau ba mươi năm thống trị của thị trường tự do, lời hứa hẹn này rõ ràng là rỗng tuếch. Khoảng cách giữa một bên là thành phần giàu có, quyền lực và bên kia là mọi người khác ngày càng lớn. Các nền kinh tế lung lay trên bờ vực sụp đổ, và quá nhiều người vật lộn với những thiết yếu của cuộc sống trên hành tinh bị quá tải bởi chất thải độc hại.
Từ góc nhìn của Phật giáo, bất kỳ giải pháp nào cho các vấn đề trọng yếu mà chúng ta đối mặt ngày nay chắc chắn phải bao hàm những thay đổi cơ bản trong các chính sách và thể chế, nhưng chỉ riêng những điều này là không đủ. Như Đức Phật đã thường nhấn mạnh, điều mà chúng ta cũng cần đến là thay đổi nội tâm, những thay đổi trong sự hiểu biết của chúng ta, thái độ của chúng ta, và các tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta. Ở đây Năm Giới có thể đưa ra một khuôn khổ cho chánh nghiệp: tránh sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói sai sự thật, và uống rượu. Những giới này không chỉ hướng dẫn hành vi cá nhân mà còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn, thậm chí toàn cầu. Đức Phật nói rằng người tuân theo mỗi giới này đều bảo hộ vô số chúng sanh, giải thoát khỏi sợ hãi cho vô lượng chúng sanh.
Ngoài các giới chính thức, tôi muốn nói rằng những gì chúng ta cần nhất là tinh thần trách nhiệm nhân văn, một tâm bi cho phép chúng ta xem phúc lợi của toàn thể nhân loại – và thậm chí cả thế giới hữu tình – như là phúc lợi của chính chúng ta. Nhờ lòng bi chúng ta có thể đồng cảm với những người khác và cảm nhận sự khổ đau của họ là không thể chịu được. Nhờ lương tâm, chúng ta thương cảm đến nỗi biến lòng bi thành hành động. Chúng ta không thể chỉ dừng lại ở chỗ xem lòng bi là một tình cảm cao đẹp, mà còn phải để cho cam kết về công bằng xã hội mách bảo nhằm thực hiện các bước cụ thể cần thiết để làm dịu khổ đau và thăng hoa hạnh phúc cho những ai đang cần.
Tâm bi sẽ dẫn đến đạo đức vị thế giới – một lập trường đạo đức lấy phúc lợi của thế giới làm mục tiêu cơ bản của các chương trình quốc gia và các chính sách quốc tế. Dĩ nhiên, để thiết lập một nền đạo đức như vậy là một thách thức mà chúng ta với tư cách những Phật tử không thể đáp ứng một mình. Chúng ta phải chung tay với những người thuộc mọi tín ngưỡng và với những nhà nghiên cứu nhân văn thế tục nữa, với tất cả những ai muốn bảo tồn loài người khỏi biến chất trong tương lai do hành vi liều lĩnh.
Như tôi thấy, đạo đức vị thế giới như vậy có thể được hun đúc trên ba nguyên tắc, được trình bày rõ ràng chính xác như là các đối trọng với ba gốc rễ bất thiện:
Chúng ta phải vượt qua lòng tham với bố thí toàn vẹn, bằng cách chu cấp viện trợ cho những ai nghèo khổ và yếu thế nhất, những người đau khổ với đói nghèo và bệnh tật kinh niên.
Chúng ta phải thay bạo lực và chủ nghĩa quân phiệt bằng hòa bình, khoan dung và tha thứ. Bước như vậy phải bắt đầu với sự đồng thuận quốc tế nhằm hạn chế triệt để các kho dự trữ vũ khí hạt nhân và cuối cùng là loại bỏ toàn bộ vũ khí chiến tranh. Thay vào đó chúng ta tìm cách giải quyết xung đột thông qua các cuộc thảo luận và thương lượng.
Chúng ta cần trí huệ để nhìn thấu các khẩu hiệu và các ý thức hệ mê lầm. Chúng ta phải hiểu rằng tất cả chúng mình là anh, chị, em có nhân duyên nối liền liên tiếp, gắn bó chặt chẽ. Hành vi thiếu trách nhiệm ở bất cứ đâu đều có các hậu quả có thể lan truyền khắp nơi, trong khi hạnh thiện sẽ lan rộng, tác động đến những người khác và được đền đáp bằng thiện lành.
Để đề xuất những ý tưởng như vậy có vẻ như mơ tưởng, nhưng nếu chúng ta ngẫm nghĩ chúng ta sẽ thấy rằng cương lĩnh này dựa vào một nền tảng thực dụng vững chắc. Đúng hơn là một giải pháp khác mới gọi là mơ tưởng, ý tưởng rằng quân đội thống trị, cạnh tranh kinh tế khốc liệt, thao túng tài chính, và sao lãng môi trường có thể được theo đuổi mà không gây nguy hiểm cho các triển vọng sống còn của chúng ta. Để theo đuổi tư lợi hạn hẹp của mình – bao gồm những quyền lợi dân tộc và quốc gia – mà không quan tâm đến hậu quả nghĩa là gây nguy hiểm cho cả cộng đồng toàn cầu, kể cả chính mình. Để những lợi ích của chúng ta phục vụ cho lợi ích chung, ta phải thúc đẩy lợi ích thực sự, lâu dài của bản thân mình, điều này phụ thuộc vào hòa bình, công bằng xã hội, và môi trường ổn định.
Trong thế giới ngày nay, lời dạy của Đức Phật có thể chỉ cho chúng ta làm thế nào để phát triển ý thức chung như vậy. Pháp ban sự hiểu biết rõ ràng về bản tánh của hạnh phúc và khổ đau. Pháp đưa ra một tri kiến sâu sắc về những nguyên nhân của khổ đau và cách loại bỏ chúng. Pháp trao tính đơn thuần của đạo đức, bất hại, và sự tự kiềm chế. Pháp trao sự phân tích tâm sâu sắc và các phương tiện chuyển hóa tâm. Pháp trao ý thức trách nhiệm chung dựa trên các phẩm hạnh cao cả của từ, bi, hỷ, xả. Đây là một số kim chỉ nam mà Đức Phật đặt ra cho thế giới trong suốt thời gian Ngài tại thế. Là những người thừa hưởng giáo lý của Ngài, trách nhiệm của chúng ta là thực hành chúng và truyền chúng như là sự đóng góp đặc biệt của Phật giáo cho tương lai của nền văn minh nhân loại.
**
Thượng Tọa Bhikku Bodhi là nhà sư Phật giáo người Mỹ đến từ Thành phố New York. Sư ông đạt học vị Tiến sĩ triết học tại trường Claremont Graduate School vào năm 1972. Cuối năm 1972, Sư ông thọ giới tỳ kheo ni tại Sri Lanka, sống tại đó hơn hai mươi năm. Từ 1984 cho đến 2002, Sư ông làm biên tập cho Hội Xuất Bản Phật Giáo tại Kandy. Sư ông đã dịch nhiều kinh của Tam Tạng, kinh điển những lời Phật dạy, từ tiếng Pali cổ sang tiếng Anh. Năm 2002, Sư ông trở về Hoa Kỳ và hiện đang sống tại Tu viện Chuang Yen ở Carmel, New York. Năm 2008, cùng với nhiều sinh viên của mình, Thượng Tọa Bodhi đã thành lập Quỹ Phật Giáo Cứu Trợ Toàn Cầu, quỹ phi lợi nhuận dành cho cứu trợ nạn đói ở nhiều nước do nghèo đói và suy dinh dưỡng kinh niên (xem: https://www.buddhistglobalrelief.org/)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công