Nữ anh hùng nào đã được Bác Hồ truy tặng 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”?

Nữ anh hùng nào đã được Bác Hồ truy tặng 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”? Việt Nam là đất nước anh hùng. Trong thời chiến, biết bao người đã anh dũng hi sinh cho sự nghiệp độc lập, thống nhất nước nhà. Vậy, nữ anh hùng nào là người đã được truy tặng 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Nữ anh hùng nào đã được Bác Hồ truy tặng 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”?

Nữ anh hùng được Bác Hồ truy tặng 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang” là nữ anh hùng Bùi Thị Cúc, tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1930 tại làng Vân Mạc, xã Quang Trung, huyện Ân Thi, nay là thôn Vân Mạc, xã Vân Du, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

2. Nữ anh hùng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”

Dưới đây là câu chuyện về nữ anh hùng “Sống anh dũng, chết vẻ vang” Bùi Thị Cúc

Bùi Thị Cúc được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, chị Cúc tích cực tham gia hoạt động phong trào trong xã như: Thanh niên, phụ nữ và làm công tác dân vận… Cuối năm 1947, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam - là nữ đảng viên trẻ nhất xã, làm cán bộ phụ nữ xã, rồi làm cán sự Hội Phụ nữ huyện Ân thi.

Tháng 12.1949, chị Cúc trở thành cán bộ Công an, được phân công về đội công tác của Công an huyện, làm nhiệm vụ công tác phản gián và địch vận, nắm tình hình, thu thập tin tức, hoạt động của địch trong vùng, với vỏ bọc là cán bộ cầu an, thoái hóa biến chất, buôn bán làm giàu. Để thực hiện thành công nhiệm vụ của một nữ chiến sỹ điệp báo, tổ chức cấp cho chị một số vốn làm nghề buôn bán nhỏ. Nhân dân trong làng, xã và gia đình nghi ngờ chị cầu an, bỏ nhiệm vụ. Đau khổ, nhịn nhục trước những dị nghị và cả những lời nhục mạ của dân làng, chị gắng sức hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Hàng ngày, với gánh muối trên vai, chị mang bán ở chợ gần bốt Cảnh Lâm thuộc xã Tân Việt (Yên Mỹ) để tìm cách làm quen với lính bốt và thu thập tin tức, tình hình địch báo cáo về chỉ huy.

Sau một thời gian ngắn, nhờ sự khôn khéo, gan dạ và tính nết dịu dàng, thùy mị, cộng với sắc đẹp, chị đã tiếp cận làm quen với một số binh lính và sếp phòng nhì Nguyễn Doãn Nhi. Bùi Thị Cúc đã khiến tên Nguyễn Doãn Nhi hạ quyết tâm bằng mọi cách sẽ lấy bằng được chị làm vợ. Sau khi tạo được vỏ bọc và được tên Nhi tin cậy, chị Cúc đã khéo léo đưa đồng đội vào hàng ngũ của địch để hoạt động. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của tổ chức Công an, chị Cúc mời tên Nhi đến nhà chị bàn chuyện cưới, lực lượng của ta được bố trí sẵn, chờ tên Nhi đến là ra tay tiêu diệt. Ta thu được 1 súng ngắn, 1 cặp tài liệu và rút ra căn cứ, an toàn.

Bị mất tên quan ba, địch cho lính vây ráp, càn quét thôn Vân Mạc và các thôn lân cận, chúng bắt đi hơn 40 người, trong đó có một số là đảng viên đánh đập, tra khảo rất dã man hòng tìm ra người đã giết tên Nhi. Do bị chỉ điểm, chị Cúc đã bị bắt. Chúng đem chị về giam ở bốt Cống Tráng, điên cuồng dùng mọi cực hình tra tấn, dụ dỗ, hăm dọa nhưng không thể khuất phục được người đảng viên Cộng sản. Nhưng chúng đã không thể khuất phục được người con gái 20 tuổi, với thân hình mảnh dẻ nhưng ý chí kiên cường, chị giữ vững khí tiết của người Đảng viên Cộng sản, trước sau chị một mực trả lời: “không biết”. Sáng hôm sau, chúng tìm được xác tên Nhi ở ruộng khoai. Khi đó, chúng đem chị từ Cống Tráng về giam ở bốt Cảnh Lâm và tiếp tục áp dụng những đòn tra tấn vô nhân đạo gấp bội. Chúng dùng dao sắc rạch người chị theo hình quả trám làm khắp người chị rỉ máu đỏ lòm. Khi biết chúng đã tìm được xác tên Nhi và hơn 40 người dân Vân Mạc đang bị chúng giam giữ, đánh đập, cứ mỗi lần bị tra tấn và hỏi ai đã giết tên Nhi, chị cứng cỏi nhận: “chính tao giết nó để trừng trị tên phản bội”, “chỉ một mình tao hành động!”. Chúng liên tiếp tra hỏi nhưng trước sau chị chỉ một mực trả lời như thế.

Nữ anh hùng nào đã được Bác Hồ truy tặng 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”? 

Bất lực trước sự hiên ngang và ý chí kiên cường của chị, sáng ngày 15.5.1950 (tức ngày 29.3 âm lịch), giữa phiên chợ Cảnh Lâm, bọn chúng hành hình chị Cúc... bằng những biện pháp man rợ hòng làm lung lạc ý chí của đảng viên và nhân dân ta. Trước cái chết, chị vẫn hiên ngang, hô vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm”.

3. Sự anh dũng của nữ anh hùng Bùi Thị Cúc

Nữ anh hùng Bùi Thị Cúc đã phải chịu những kiểu tra tấn man rợ, kinh khủng từ quân thù:

- Chúng dùng dao sắc rạch người chị theo hình quả trám làm khắp người chị rỉ máu đỏ lòm.

- Trong những ngày gia đình thằng Tín chuẩn bị chôn cất tên Nhi, chúng đem trói chị Cúc vào một gốc cây ở ngõ, anh em, mẹ tên Nhi mỗi lần đi qua lại nơi đó đều đấm, đá, tát, cầm liềm, cầm dao xỉa và rạch vào người chị. Dã man hơn, thằng Tín chí mũi dao, rạch một đường dọc bầu vú Cúc. Đến tối, sợ du kích phá bốt cứu Cúc, chúng lại đem chị lên Cống Tráng, tra tấn đến chết đi sống lại... Sau những trận đòn thù khốc liệt, chị yếu hẳn, nói khàn khàn không thành tiếng nữa. Trên người chị lúc bấy gì chỉ còn lại một manh quần rách tả tơi, bê bết máu, mái tóc dài đen như mun đã bị cắt gọt nham nhở, bết dày máu khô. Chị nói với anh em bị giam chung một nơi: “Tôi nhận cả về tôi rồi, đừng ai khai gì cả”. Chị lại dặn các đồng chí đảng viên có mặt “Thế nào nó cũng giết tôi. Dù chết tôi cũng không khai ai cả, các đồng chí cứ yên tâm. Chúc các đồng chí ở lại mạnh khỏe. Có gặp mẹ tôi, nhờ các đồng chí động viên cụ giúp tôi”

- Sáng ngày 15/5/1950 (tức ngày 29/3 âm lịch) bọn chúng đưa chị Cúc ra cổng chợ Cảnh Lâm. Ở đây, chúng đào 1 hố sâu 2m, đóng 2 chiếc cọc tre, sau đó giăng 2 tay chị vào 2 cọc, treo chị lơ lửng trên miệng hố như hình Giê-su chịu nạn. Đầu tiên, thằng Tín cầm con mã tấu dài đến sát miệng hố dí vào mặt chị Cúc, hét lớn: “Cúc, ai giết anh tao?”, “tao giết!”. Thanh mã tấu giơ lên, nó phạt luôn hai bầu vú chị hất xuống hố, máu đỏ lòm khoang ngực.  Chị đưa mắt nhìn về phía nhân dân (những người bị chúng lùa đến để bắt buộc phải chứng kiến cuộc hành hình nhằm khủng bố tinh thần dân chúng, đồng thời cũng là những người thay mặt nhân dân trong vùng tiễn biệt chị), với cặp mắt ngời khí sắc, như muốn nhắc nhở những người dân, hãy hiên ngang không lùi bước. Chị cố gắng hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Thấy thế, chúng điên cuồng, một thằng túm tóc giật ngửa đầu chị về phía sau, thằng Tín cầm dao đâm mạnh vào cổ chị vừa hét to: “tao giết mày như mày đã giết anh tao”. Mọi người rùng mình khiếp hãi. Những la ó, gào thét phần nộ nổi lên. Dòng máu đỏ theo lưỡi dao phụt mạnh vào mặt nó. Nổi xung, nó giật lấy cái mã tấu của thằng lính đứng cạnh, hằn học đâm liên tiếp vào chị rồi vung tay chặt đứt lìa hai tay chị Cúc, chị rơi tụt xuống hố. Tên quan ba Pháp run run tay làm dấu thánh giá trước khi bước lên, đưa mũi súng ngắn bắn vào đầu chị. Hai tên khác cắt rời hai tay chị ra khỏi cọc tre, gạt xuống hố, lấp đất.

Tra tấn như thế nhưng thứ chúng nhận lại chỉ là ánh mắt sáng của chị và một lời nói đầy kiên định: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn năm!

Ngày 15/1/1952 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 77/SL truy tặng đồng chí Bùi Thị Cúc Huân chương độc lập hạng III và 6 chữ vàng: “Sống anh dũng, chết vẻ vang”

Đọc những bài viết về nữ anh hùng Bùi Thị Cúc, tôi nghĩ hẳn ai cũng phải rùng mình trước sự man rợ, ghê tởm của bọn giặc, ai cũng phải rưng rưng trước những điều khủng khiếp mà chị Cúc phải chịu đựng, ai cũng thêm căm hờn bọn thực dân Pháp, bọn bán nước cầu vinh làm tay sai cho giặc và hơn hết, ai cũng phải cảm phục trước sự anh dũng, kiên cường của chị Cúc. Thân xác chị bị chúng giày xéo không còn lành lặn, những điều chị trải qua là những điều chúng ta không ai tưởng tượng nổi, một cô gái mảnh mai mới chỉ đôi mươi nhưng lại là một bông hồng thép, mang trong mình trái tim yêu nước mãnh liệt và sự gan lỳ đến chính bọn hành hình chị còn phải sợ. Những người dân Việt Nam đang hưởng nền hòa bình, đang được êm ấm bên gia đình đều nhờ vào những người anh hùng như chị. Công lao của chị mãi sáng trong lòng những người con đất Việt

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Nữ anh hùng nào đã được Bác Hồ truy tặng 6 chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 343
0 Bình luận
Sắp xếp theo