Ngày 27 tháng 7 là ngày gì?

Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7) là một ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tri ân công lao của những người thương binh, liệt sĩ trong cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ lịch sử và ý nghĩa ngày Thương binh liệt sỹ để các bạn cùng tham khảo.

1. Ngày 27/7 là ngày gì

Ngày 27/7 hằng năm được mọi người biết đến là ngày Thương binh Liệt sỹ. Đây là ngày mà toàn dân, đặc biệt là Hội cựu chiến binh tưởng niệm về những thương binh, liệt sỹ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cống hiến cho hòa bình nước nhà.

2. Lịch sử ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại sau năm 1945, có không ít đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh. Nỗi đau của những người ở lại là không thể diễn tả. Vì thế, Chính quyền Việt Nam đã thành lập “Hội giúp binh sĩ tử nạn” để xoa dịu phần nào nỗi mất mát của gia đình các chiến sĩ.

Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” được thành lập tại Thuận Hóa, Hà Nội và một số nơi khác. Sau đó, Hội được đổi tên thành “Hội giúp binh sĩ bị thương”.

Ngày 19/12/1946, Hà Nội phát động chiến tranh với Pháp. Nhanh chóng, chiến tranh lan rộng ra một số vùng lân cận, số người thương vong cũng từ đó mà tăng lên bởi chênh lệch giữa chiến thuật chiến tranh và vũ trang giữa hai bên.

Ngày 16/8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra văn bản pháp quy đầu tiên - Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ - khẳng định vị trí của công tác thương binh liệt sĩ đối với chiến tranh của Việt Nam.

Ngày 26/2/1947, thành lập Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam.

Đầu tháng 7/1947, Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập.

Ngày 27/7/1947, trong cuộc họp do Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cân nhắc và lấy ngày này làm ngày Thương binh Liệt sỹ.

Lịch sử ngày Thương binh Liệt sỹ

3. Ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sỹ

Ngày 27/7 có ý nghĩa rất lớn với nhân dân cả nước, đặc biệt là Hội Cựu chiến binh. Ngày này không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn mang cả ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc.

3.1. Ý nghĩa chính trị

Ngày 27/7 hàng năm cũng là thời điểm Đảng và Nhà nước, toàn dân đánh giá và ghi nhận công lao đối với những gia đình có người hy sinh cho Tổ quốc. Hoạt động này vừa tiếp nối tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng ra cả nước, vừa động viên, khuyến khích nhân dân tiếp nối truyền thống cách mạng trong thời đại đổi mới.

Không chỉ vậy, đây còn là dịp củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao tiềm lực cách mạng.

3.2. Ý nghĩa nhân văn

Đây là dịp để những người đang hưởng cuộc sống hòa bình nhớ ơn, ghi nhận công lao của những người đã hy sinh cho đất nước và cả những thương binh liệt sỹ.

Nhờ đó mà truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa luôn được phát huy. Tinh thần “Gia đình cách mạng gương mẫu” cũng được củng cố, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế nước nhà.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 422
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi