Top 8 mẫu sáng kiến kinh nghiệm Địa lí THPT mới nhất 2024

Tải về

Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí THPT sách mới được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này bao gồm tổng hợp mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lớp 10, 11, 12 theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu sáng kiến kinh nghiệm dạy học môn Địa lý THPT, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Để xem trọn bộ nội dung các mẫu SKKN môn Địa THPT sách mới, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

1. Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 12

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG

VIỆC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO

HỌC SINH LỚP 12 MÔN ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT

Nội dung

Trang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

5. Những điểm mới và đóng góp của đề tài

3

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4

1. Cơ sở lí luận

4

2. Cơ sở thực tiễn

6

2.1. Thực trạng của vấn đề

6

2.2. Nguyên nhân của thực trạng

8

3. Giải pháp khắc phục thực trạng

11

3.1. Giải pháp 1: Hình thành động cơ học tập Địa lí cho học sinh

11

3.2. Giải pháp 2: Đa dạng hóa các hình thức hướng dẫn học sinh nhằm phát huy năng lực tự chủ và tự học

15

3.3. Giải pháp 3: Sử dụng linh hoạt các hình thức đánh giá hoạt động tự học của học sinh

28

3.4. Giải pháp 4: Thường xuyên khích lệ, động viên, khen thưởng học sinh

32

4. Khảo sát tính khả thi và cấp thiết

34

4.1. Mục đích khảo sát

34

4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

34

4.3. Đối tượng khảo sát

35

4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

35

5. Kết quả thực hiện

36

PHẦN III. KẾT LUẬN

39

1. Kết luận

39

2. Ý nghĩa của đề tài

40

3. Kiến nghị, đề xuất

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

PHỤ LỤC

43

2. SKKN Nâng cao năng lực số của giáo viên Địa lí THPT

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài:

Một trong những vấn đề quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong đó có quá trình chuyển đổi số.

Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn thế giới, trong nhiều lĩnh vực. Tốc độ số hóa và những công nghệ mới mở ra những triển vọng mới, mô hình kinh doanh mới, tạo ra những giá trị mới. Mỗi quốc gia, tổ chức hay cá nhân đề phải nỗ lực chuyển đổi, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Để quá trình chuyển đổi số thành công, có rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng một trong những yếu tố then chốt, một trong những điều kiện tiên quyết là phải tạo lập một nguồn nhân lực có chất lượng được trang bị

bởi những kĩ năng số, góp phần đáp ứng quá trình chuyển đổi số. Ngành giáo dục đóng vai trò tạo lập, tạo dựng môi trường phát triển năng lực số cho người học, thúc đẩy phát triển năng lực số cho người dạy, cho các nhà quản lí.

Ở nước ta, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27- 9- 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.

Các dịch vụ số rất đa dạng, thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THPT vẫn còn tình trạng giáo viên, học sinh lúng túng, lệch chuẩn trong sử dụng và khai thác công nghệ. Việc giúp học sinh quen thuộc với dịch vụ số và phần mềm thông dụng để phục vụ cuộc sống, giao tiếp và hợp tác trong cộng đồng; hiểu biết và tuân thủ

pháp luật, có đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng; có khả năng hoà nhập và thích ứng được với sự phát triển của xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, học và tự học; tìm kiếm và trao đổi thông tin theo cách phù hợp; có kỹ năng tự bảo vệ bản thân…trở nên cấp thiết.

Địa lí phổ thông là môn sử dụng nhiều phương tiện trực quan, tranh, ảnh, biểu đồ, bản đồ là môn khoa học trải nghiệm, gắn liền với thực tiễn. Môn Địa lí có nhiều cơ hội phát triển năng lực số cho học sinh trong tư duy các vấn đề liên quan đến trải nghiệm, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Việc thu thập, xử lí số liệu, vẽ biểu đồ có thể được số hoá góp phần làm cho việc đánh giá kết quả được nhanh chóng, trực quan, khoa học hơn. Mặt khác việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí giúp chúng ta có thể dễ dàng khai thác, sử dụng có hệ thống, hiệu quả những phương tiện đó tạo nên hiệu quả dạy và học.

Với tất cả các lí do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực số của giáo viên Địa lí THPT trên bàn huyện Nghi Lộc để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và đa dạng hóa hình thức dạy học”.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đổi mới ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học theo định hướng phát triển các năng lực số và đa dạng hóa hình thức dạy học cho giáo viên trong chương trình Địa lí THPT.

- Tìm hiểu và phân tích các năng lực số, khung năng lực số của giáo viên và học sinh trung học. Nghiên cứu thực trạng của giáo viên môn Địa lí ở trường THPT và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực số của giáo viên để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và đa dạng hóa hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS.

3. Tính mới của đề tài:

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về phát triển năng lực số cho học sinh và cho giáo viên.

- Chỉ ra các dấu hiệu của một bài học/ chủ đề/ nội dung dạy học Địa lí có nhiều cơ hội phát triển năng lực số của học sinh.

- Đa dạng hóa hình thức dạy học thông qua xây dựng một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số phục vụ trong dạy học, đồng thời xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực số cho giáo viên Địa lí.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho dạy và học Địa lí đã được áp dụng từ lâu trong quá trình dạy học nhưng chủ yếu hướng đến hoạt động dạy và năng lực ứng dụng của giáo viên còn đề tài nghiên cứu hướng tới hoạt động học để hình thành và phát triển năng lực của học sinh.

4. Đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu :

- Giáo viên giảng dạy và học sinh học bộ môn Địa lí THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

- Nghiên cứu các khung năng lực số của giáo viên và học sinh, từ đó vận dụng xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển năng lực số cho giáo viên,học sinh và đa dang hoá hình thức dạy.

Thời gian nghiên cứu: Năm học 2021 -2022 và năm học 2022-2023

5. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, Phương pháp khảo sát, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp thống kê toán học, Phương pháp quan sát.

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1. Cơ sở lí luận

1.1. Một số vấn đề về năng lực số.

1.1.1. Năng lực số và khung năng lực số.

1.1.1.1. Năng lực số.

- Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở các quốc gia và tổ chức quốc tế, mỗi khái niệm mang một nghĩa riêng để phù hợp với mục tiêu cụ thể của các nước, các tổ chức. Tuy nhiên, chúng đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông tin; giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. Từ đó giúp mọi người có thể thành công trên môi trường số.

- Theo UNICEF – 2019 năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ em phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.

1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực số của học sinh.

+ Môi trường xã hội của học sinh: Cơ sở hạ tầng như điều kiện kết nối Internet; tỷ lệ có máy tính thấp; chi phí cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ; quá trình cải cách chương trình giáo dục.

+ Bối cảnh gia đình: Hiểu biết của gia đình về vai trò của CNTT-TT đối với tương lai của học sinh, sự giáo dục gia đình là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến năng lực số của các em.

+ Các nhà trường: Các nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực số cho học sinh. Các trường học cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình.

+ Vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ phát triển năng lực số cho trẻ em ngày càng được thừa nhận, cả về nỗ lực trong thiết kế các thiết bị và dịch vụ giúp trao quyền và bảo vệ trẻ em thông qua việc áp dụng xóa mù công nghệ số hiệu quả và các cơ chế an toàn (Kidron và Rudkin 2018) cũng như về khả năng hỗ trợ các sáng kiến nhằm đẩy mạnh xóa mù công nghệ số, như Sáng kiến An toàn của Google.

+ Môn Tin học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực số cho học sinh.

+ Việc giáo viên sử dụng CNTT –TT (ICT) có mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh. Nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất kỹ năng số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời hỗ trợ tích hợp CNTT- TT vào chương trình giảng dạy

Nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra phát triển năng lực số có liên quan đến các yếu tố sau:

Thứ nhất, năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp cận. Nghĩa là việc có được thiết bị CNTT-TT không đảm bảo rằng nó sẽ được sử dụng trong thực tế.

Thứ hai, điều quan trọng không phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là việc khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà và ở trường.

Thứ ba, năng lực số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính: càng sớm có kỹ năng số thì tác động càng lớn.

Thứ tư, cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu và xử lý văn bản để phát triển các kỹ năng số cho các em.

Thứ năm, việc giáo viên ứng dụng CNTT-TT có mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất năng lực số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời hỗ trợ tích hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy (UNESCO 2017).

.........................

3. Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 10

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN” ĐỊA LÝ 10 - THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN

PHẦN I. MỞ ĐẦU 

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng nghiên cứu

5. Phạm vi nghiên cứu

6. Đóng góp mới của đề tài

7. Cấu trúc của đề tài

PHẦN II. NỘI DUNG 

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học Địa lí nhằm phát triển năng lực cho học sinh

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Câu hỏi theo tiếp cận PISA

1.1.2. Phát triển năng lực

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.2. Thực trạng nghiên cứu

Chương 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lý tự nhiên”- Địa lý 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh

2.1. Đặc điểm, cấu trúc phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT

2.2. Yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh

2.3. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh

2.4. Quy trình xây dựng câu hỏi theo tiếp cận PISA

2.5. Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh

2.5.1. Xây dựng câu hỏi phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT theo tiếp cận PISA

2.5.2. Sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

3.1. Mục đích thực nghiệm

3.2. Đối tượng thực nghiệm

3.3. Nội dung thực nghiệm

3.4. Phương pháp thực nghiệm

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

3.6.1. Mục đích khảo sát

3.6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

1. Kết luận chung

1.1. Kết quả đạt được

1.2. Hạn chế của đề tài

2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

PHỤ LỤC 1

.................................

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 786
Top 8 mẫu sáng kiến kinh nghiệm Địa lí THPT mới nhất 2024
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm