Tả Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay

Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, vào những ngày đầu năm dương lịch, Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay lại được tổ chức tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đổ về. Đây là lễ hội đua thuyền có từ lâu đời, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc của Việt Nam. Vì sao gọi là thuyền đuôi én? Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay diễn ra như thế nào? Mời các bạn cùng HoaTieu.vn khám phá nét văn hóa độc đáo này của người dân tỉnh Điện Biên qua bài viết dưới đây.

Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay
Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay

1. Vì sao gọi là thuyền đuôi én?

Câu hỏi: Vào đầu năm mới, lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay sẽ được tổ chức. Lễ hội này gắn liền với tín ngưỡng của người Thái Trắng. Hỏi vì sao những chiếc thuyền này có tên như vậy?

Đáp án: Thuyền có tên là đuôi én do đuôi của những con thuyền này có hình dáng giống với đuôi của chim én. Thuyền đuôi én là phương tiện giao thông truyền thống khá phổ biến của người Thái sinh sống 2 bên bờ sông Đà.

Tri thức dân gian của người Thái về ý nghĩa, kỹ thuật chế tác, sử dụng thuyền là vốn di sản quý giá. Ngày 5 tháng 3 năm 2018, UBND huyện Nâm Nhùn (Lai Châu) đã tổ chức Lễ hội đua thuyền đuôi én lần thứ nhất.

2. Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay

Lễ hội đua thuyền đuôi én ở vùng ngã ba sông Mường Lay có từ lâu đời, bắt nguồn ở Mường Lay với phần lớn là đồng bào dân tộc Thái trắng sinh sống. Họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng nên trong dân gian thường có câu “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”. Từ bao đời nay, bà con gắn bó với sông nước và chèo thuyền là công việc thường ngày, trở thành thói quen và nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt và lao động sản xuất. Từ cuộc sống mưu sinh, chế ngự sự khắc nghiệt của dòng Đà giang hung dữ đến nay đã trở thành một hoạt động thể thao, vui chơi tập thể. Hội đua thuyền giữa các bản làng đầu xuân cũng bắt nguồn từ tập quán sinh sống đó và bên cạnh đó¸không khí hội hè vui vẻ cũng khiến họ thêm lạc quan, yêu đời hơn.

Được khôi phục và duy trì từ năm 2015, đến nay, lễ hội đua thuyền đuôi én thị xã Mường Lay đã có điều kiện mở rộng về quy mô, số lượng, chất lượng, trở thành nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người dân, là sự kiện văn hóa được tổ chức trang trọng, chu đáo mỗi dịp đầu năm mới.

Theo những già làng trong các phường Sông Đà, Lay Nưa cho biết, để tham gia vào việc đóng thuyền đua, chỉ những người có tay nghề tốt mới được lựa chọn.Những thành viên tham gia trực tiếp đua là những người đàn ông, thanh niên có sức khỏe được lựa chọn rất kỹ càng. Ngay cả hình thức, hoa văn trang trí trên mỗi con thuyền đua cũng được tác tạo theo nguyên mẫu của các già làng thuộc những gia đình có truyền thống làm nghề chài lưới. Các đội đua phải tập rượt, tập luyện, rèn sức khỏe trước đó cả tháng trời. Từ sáng sớm ngày khai mạc lễ hội, từng dòng người bản địa và du khách thập phương đã nô nức đổ về khu vực diễn ra các nghi thức, tế lễ.

Lễ tế trong Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay
Nghi thức trong Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay

Hàng ngàn người dân thuộc các cộng đồng dân tộc Thái, Mông, Dao, Hoa, Tày... và du khách thập phương cũng đứng kín dọc hai bên bờ lòng hồ của thị xã để cổ vũ các đội đua.

- Mở đầu lễ hội đua thuyền đuôi én, thầy cúng, các nghệ nhân, già làng, trưởng bản sẽ tiến hành các lễ thức, làm lễ “Tế ta” để tế thần sông nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình yên.

Diễn trình thực hiện các lễ thức này kéo dài hàng giờ đồng hồ. Nội dung đều mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người dân đối với các đấng thần linh (thần Sông nước, thần Đất, thần Trời…).

- Bên cạnh đó, Thị xã cùng tổ chức các hoạt động trưng bày các gian hàng sản phẩm truyền thống; phần thi đấu các môn thể thao dân tộc như: tung còn, đi cà kheo, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co, trò chơi dân gian chọi gà.. cũng thu hút đông đảo người dân đến xem, cổ vũ. Lễ hội đua thuyền đuôi én đã trở thành hoạt động không thể thiếu mỗi dịp năm mới, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên bà con nhân dân phấn đấu lao động, sản xuất.

3. Ý nghĩa Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay

Thuyền đuôi én
Thuyền đuôi én

Lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay là đặc trưng cho truyền thống văn hóa, tín ngưỡng cầu mùa, cầu mưa của người Thái trắng trong việc chinh phục, chế ngự những thác ghềnh, sóng dữ trên dòng sông Đà. Lễ hội đua thuyền đuôi én truyền thống tổ chức vào ngày đầu năm để khai thông sông rạch với ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa.

Thông qua lễ hội, người Thái cùng các cộng đồng dân tộc khác sinh sống trên địa bàn thêm lạc quan, yêu đời hơn, tình đoàn kết bản làng càng bền chặt - việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.

Đây cũng là hành động mang ý nghĩa bảo tồn văn hóa, bản sắc, còn góp phần phát triển du lịch Điện Biên bền vững, khẳng định những giá trị văn hóa đặc trưng về vùng đất chứng sử.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 1.875
0 Bình luận
Sắp xếp theo