Kế hoạch giáo dục Tin học 11 Cánh Diều file word

Tải về

Kế hoạch giáo dục Tin học 11 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ đến quý thầy cô trong bài viết này là mẫu phụ lục 1 môn Tin học 11 Cánh Diều file word cùng với mẫu phân phối chương trình môn Tin học 11 sách Cánh Diều sẽ giúp thầy cô lên kế hoạch dạy học cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch dạy học môn Tin học 11 Cánh Diều.

1. Kế hoạch giáo dục Tin học 11 Cánh Diều tổ chuyên môn

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC

(Theo công văn số 1045 /SGDDT-GDTRH ngày 13 tháng 05 năm 2022 của Sở GDĐT)

TRƯỜNG: THPT .....

TỔ: TIN-CN LÝ-TB-TV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN HỌC: TIN HỌC, LỚP 11 CÁNH DIỀU

(Năm học 2023 - 2024)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 8; Số học sinh: .....; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 46

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 05; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 00; Đại học: 03; Trên đại học: 02

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 04; Khá: 00; Đạt: 00; Chưa đạt: 00.

3. Thiết bị dạy học:(Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

TT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

Máy vi tính, điện thoại di động

40

Bài 4 –Chủ đề A

Đt học sinh tự chuẩn bị

2

Máy vi tính

40

Bài 2,3,4- Chủ đề C

3

Máy vi tính

40

Bài 2, 3, 4, 5, 6- Chủ đề F

4

Máy vi tính

40

Bài 1 đến 15 -Chủ đề Fcs

5

Máy vi tính

40

Cụm chuyên đề học tập

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

TT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng thực hành

2

Thực hành các các tập

Một số máy ít ổn định

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình-Tin học 11 Tin học ứng dụng

TT

Bài học

(1)

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

(3)

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

THẾ GIỚI THIẾT BỊ SỐ - HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

1, 2

Bài 1. Bên trong máy tính

2

- Nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT, giải thích được vai trò của các mạch logic đó trong thực hiện các tính toán nhị phân.

- Nhận diện được hình dạng, mô tả được chức năng của các bộ phận chính bên trong thân máy tính như CPU, RAM và các thiết bị lưu trữ. Nêu được tên và giải thích được đơn vị đo hiệu năng của chúng như GHz, GB,...

- Tuỳ chỉnh được một vài chức năng cơ bản của máy tính và các thiết bị vào – ra thông dụng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và đạt hiệu quả tốt hơn.

3,4

Bài 2. Khám phá thế giới thiết bị số thông minh

2

- Đọc hiểu được một số điểm chính trong tài liệu hướng dẫn về thiết bị số thông dụng. Thực hiện được một số những chỉ dẫn trong tài liệu đó.

- Đọc hiểu và giải thích được một số thông số cơ bản như: kích thước màn hình, CPU, RAM, dung lượng lưu trữ, độ phân giải camera,... của các thiết bị số thông dụng.Ví dụ: PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh, tivi có khả năng kết nối Internet,...

- Biết được cách kết nối các bộ phận thân máy, bàn phím, chuột, màn hình của máy tín với nhau.

5, 6

Bài 3. Khái quát về hệ điều hành

2

- Trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Trình bày được vai trò riêng của mỗi thành phần trong hoạt động chung của cả hệ thống.

- Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển, vai trò và chức năng cơ bản của hai hệ điều hành thông dụng cho PC: Hệ điều hành phần mềm thương mại và hệ điều hành phần mềm nguồn mở.

- Trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

- Trình bày được vài nét chính về một hệ điều hành thông dụng cho thiết bị di động và sử dụng được một số tiện ích cơ bản của hệ điều hành đó.

- Sử dụng được một số tiện ích có sẵn của hệ điều hành để nâng cao hiệu suất sử dụng máy tính.

7, 8

Bài 4. Thực hành với các thiết bị số

2

- Kết nối được các bộ phận thân máy, bàn phím, chuột, màn hình của máy tính với nhau.

- Kết nối được PC với các thiết bị số thông dụng như máy in, điện thoại di động, máy ảnh số....

- Tùy chỉnh được một vài chức năng cơ bản của máy tính và các thiết bị vào – ra thông dụng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và đạt hiệu quả tốt hơn.

9, 10

Bài 5. Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm

2

- Trình bày được một số khái niệm có liên quan tới phần mềm nguồn mở: bản quyền phần mềm, giấy phép công cộng, phần mềm miễn phí. So sánh được phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại (nguồn đóng).

- Biết cách khai thác các mặt mạnh của phần mềm khai thác trực tuyến, sử dụng các phần mềm này trong học tập và công việc.

- Nêu được vai trò của phần mềm mã nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của ICT.

- Nêu được tên một số phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm bảng tính và phần mềm trình chiếu nguồn mở, chẳng hạn Writer, Calc và Impress trong bộ OpenOffice.

CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRÊN MẠNG

11, 12

Bài 1. Lưu trữ trực tuyến

2

- Biết được ưu, nhược điểm cơ bản của việc lưu trữ trực tuyến.

- Sử dụng được một số công cụ trực tuyến như: Google drive, OneDrive,Dropbox... để lưu trữ và chia sẽ tập tin.

13

Bài 2. Thực hành một số tính năng hữu ích của máy tính

1

- Xác định được các lưu chọn theo tiêu chí tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin.

- Thực hành tìm kiếm thông tin bằng cách nhập từ khóa hoặc giọng nói với Google.

14

Bài 3. Thực hành một số tính năng nâng cao của mạng xã hội

1

- Sử dụng một số chức năng nâng cao và quyền riêng tư trên mạng xã hội.

- Thực hành các chức năng nâng cao trên mạng xã hội Facebook.

15

Bài 4. Thực hành một số tính năng hữu ích của dịch vụ thư điện tử

1

- Biết cách phân loại và đánh dấu thư điện tử.

- Thực hành phân loại và đánh dấu thư điện tử Gmail.

CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

ỨNG XỬ VĂN HÓA VÀ AN TOÀN TRÊN MẠNG

16, 17

Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

2

- Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên mạng và những biện pháp phòng tránh.

- Giao tiếp được trên mạng qua email, chat, mạng xã hội,... và trong môi trường số một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hoá ứng xử.

18

Kiểm tra giữa kì (học kì I)

CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

19, 20

Bài 1. Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu

2

- Nhận biết được nhu cầu lưu trữ và khai thác thông tin cho bài toán quản lý.

- Nêu được những khái niệm cơ bản của hệ Cơ sở dữ liệu. Giải thích được các khái niệm đó qua ví dụ minh họa.

21, 22

Bài 2. Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu

2

- Diễn đạt được khái niệm quan hệ (bảng) và khóa của một quan hệ. Giải thích được các khái niệm đó qua ví dụ minh họa.

- Giải thích được ràng buộc khóa là gì.

- Biết được các phần mềm quản trị CSDL có cơ chế kiểm soát các cập nhật dữ liệu để đảm bảo rằng buộc khóa.

23, 24

Bài 3. Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ

2

- Diễn đạt được khái niệm khóa ngoài của một bảng và mối liên kết giữa các bảng. Giải thích được các khái niệm đó qua ví dụ minh họa.

- Giải thích ràng buộc khóa ngoài là gì.

- Biết được các phần mềm quản trị CSDL có cơ chế kiểm soát các cập nhật dữ liệu để đảm bảo ràng buộc khóa ngoài

25, 26

Bài 4. Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu

2

- Diễn đạt được khái niệm biểu mẫu trong các CSDL và ứng dụng CSDL.

- Giải thích được những ưu điểm khi người dùng xem và cập nhật dữ liệu cho CSDL thông qua biểu mẫu.

27, 28, 29, 30

Bài 5,6. Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

4

- Diễn đạt được khái niệm truy vẫn CSDL.

- Giải thích được cấu trúc cơ bản SELECT...FROM...WHERE... của câu lệnh SQL.

- Nêu được một vài ví dụ minh họa việc dùng truy vẫn để tổng hợp, tìm kiếm dữ liệu trên một bảng.

- Đưa ra được một vài ví dụ minh họa cho việc dùng truy vấn để tổng hợp, tìm kiếm dữ liệu trên hơn một bảng.

31, 32

Bài 7. Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu

2

- Phân biệt được CSDL tập trung và CSDL phân tán.

- Biết được một số kiến trúc thường gặp của hai loại hệ CSDL tập trung và hệ CSDL phân tán.

33

Bài 8. Bảo vệ sự an toàn của hệ cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu

1

- Nêu được tầm quan trọng của an toàn và bảo mật hệ CSDL.

- Nên được một số biện pháp bảo vệ sự an toàn và bảo mật hê CSDL.

34, 35

Ôn tập

Kiểm tra cuối kì học kì I.

Chủ đề F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH (ICT)

THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU

36, 37

Bài 1. Làm quen với Microsoft Access

2

- Biết được một số đặc điểm của phần mềm hệ quản trị CSDL quan hệ Microsoft Access và một số thành phần chính trong cửa sổ làm việc của nó.

- Biết được một số kiểu dữ liệu trường của các bản ghi trong Microsoft Access và thiết lập dữ liệu trường.

- Tạo lập một CSDL đơn giản từ khuôn mẫu Microsoft Access cho trước và biết cách nhập dữ liệu vào một bảng.

38, 39

Bài 2. Tạo bảng trong cơ sở dữ liệu

2

- Biết tạo được bảng theo thiết kế.

- Biết được sơ bộ cách thiết lập một số thuộc tính kiểu dữ liệu thường dùng.

- Tạo được một số bảng CSDL.

40, 41

Bài 3. Liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu

2

- Biết được cách thiết lập đúng đắn mối quan hệ giữa các bảng trong một CSDL để kết nối dữ liệu giữa hai bản ghi từ hai bảng.

- Tạo được CSDL có nhiều bảng.

- Thiết lập được quan hệ giữa các bảng.

42, 43

Bài 4. Tạo và sử dụng biểu mẫu

2

- Phân biệt được “có kết buộc với bảng CSDL” và “không kết buộc”.

- Tạo được một số loại biểu mẫu thường dùng nhất.

- Sử dụng được biểu mẫu để nhập dữ liệu.

44, 45

Bài 5. Thiết kế truy vấn

2

- Tạo và sử dụng các truy vấn để tìm kiếm và kết xuất thông tin từ CSDL.

- Góp phần giải thích tính ưu việt của việc quản lý dữ liệu một cách khoa học nhờ ứng dụng CSDL.

46, 47

Bài 6. Tạo báo cáo đơn giản

2

- Thực hiện được việc kết xuất thông tin từ CSDL.

- Tìm hiểu được thêm một vài chức năng của hệ quản trị CSDL.

48, 49

Bài 7. Chỉnh sửa các thành phần giao diện

2

- Chỉnh sửa được bài trí các thành phần trong biểu mẫu, báo cáo.

- Thiết lập được chủ đề màu sắc, phong cách văn bản của giao diện ứng dụng.

...........................

2. PPCT Tin học 11 sách Cánh Diều

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC

(Thực hiện từ năm học 2023 - 2024 theo Công văn số ...../BGDĐT, GDTrH

ngày ... tháng ... năm 2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

LỚP 11 – CÁNH DIỀU_ICT

Cả năm: 37 tuần (74 tiết)

Học kì I: 19 tuần (38 tiết)

Học kì II: 18 tuần (36 tiết)

HỌC KÌ I

TUẦN

TIẾT

PPCT

TÊN BÀI/CHỦ ĐỀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

PHƯƠNG PHÁP

PHƯƠNG TIỆN

GHI CHÚ

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

TIN HỌC VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN

1

1, 2

Bài 1. Bên trong máy tính

1. Kiến thức:

· Nhận diện được hình dạng, mô tả được chức năng của các bộ phận chính bên trong thân máy tính như CPU, RAM và các thiết bị lưu trữ. Nêu được tên và giải thích được đơn vị đo hiệu năng của chúng như GHz, GB,...

· Nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT, giải thích được vai trò của các mạch logic đó trong thực hiện các tính toán nhị phân.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

- Diễn giảng, vấn đáp.

- One Note và Microsoft Team của hệ sinh thái O365, hình ảnh minh họa.

2

3, 4

Bài 2. Khám phá thế giới thiết bị số thông minh

1. Kiến thức:

· Đọc hiểu được một số điểm chính trong tài liệu hướng dẫn về thiết bị số thông dụng. Thực hiện được một số những chỉ dẫn trong tài liệu đó.

· Đọc hiểu và giải thích được một số thông số cơ bản như kích thước màn hình, CPU, RAM, dung lượng lưu trữ, độ phân giải camera,... của các thiết bị số thông dụng.Ví dụ: PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh, tivi có khả năng kết nối Internet,...

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

- Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- One Note và Microsoft Team của hệ sinh thái O365, hình ảnh minh họa.

3

5, 6

Bài 3. Khái quát về hệ điều hành

1. Kiến thức:

· Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển của hai hệ điều hành thông dụng cho PC, một hệ điều hành là phần mềm thương mại và hệ điều hành còn lại là phần mềm nguồn mở.

· Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một trong hai hệ điều hành đó.

· Trình bày được vài nét chính về một hệ điều hành thông dụng cho thiết bị di động và sử dụng được một số tiện ích cơ bản của hệ điều hành đó.

· Trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Trình bày được vai trò riêng của mỗi thành phần trong hoạt động chung của cả hệ thống.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

- Phòng máy tính thực hành.

- Điện thoại thông minh.

4

7, 8

Bài 4. Thực hành với các thiết bị số.

1. Kiến thức:

· Kết nối được các bộ phận thân máy, bàn phím, chuột, màn hình của máy tính với nhau.

· Kết nối được PC với các thiết bị số thông dụng như máy in, điện thoại di động, máy ảnh số....

· Tùy chỉnh được một vài chức năng cơ bản của máy tính và các thiết bị vào – ra thông dụng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và đạt hiệu quả tốt hơn.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

- Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- One Note và Microsoft Team của hệ sinh thái O365, hình ảnh minh họa.

5

9, 10

Bài 1. Mạng máy tính với cuộc sống

1. Kiến thức:

- Phần mềm nguồn mở:

· Trình bày được một số khái niệm có liên quan tới phần mềm nguồn mở: bản quyền phần mềm, giấy phép công cộng, phần mềm miễn phí. So sánh được phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại (nguồn đóng). Nêu được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của ICT.

- Phần mềm chạy trên Internet:

· Nêu được tên một số phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm bảng tính và phần mềm trình chiếu nguồn mở, chẳng hạn Writer, Calc và Impress trong bộ OpenOffice.

· Sử dụng được một số tiện ích có sẵn của hệ điều hành để nâng cao hiệu suất sử dụng máy tính.

· Kích hoạt và sử dụng được một vài chức năng cơ bản của một phần mềm soạn thảo văn bản, một phần mềm bảng tính và một phần mềm trình chiếu chạy trên Internet. Ví dụ các phần mềm trong gói Google Docs.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

- Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- One Note và Microsoft Team của hệ sinh thái O365, hình ảnh minh họa.

Chủ đề C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

6

11, 12

Bài 1. Lưu trữ trực tuyến:

1. Kiến thức:

· Biết được ưu, nhược điểm cơ bản của việc lưu trữ trực tuyến.

· Sử dụng được một số công cụ trực tuyến như: Google drive, OneDrive,Dropbox... để lưu trữ và chia sẽ tập tin.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

- Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- One Note và Microsoft Team của hệ sinh thái O365, hình ảnh minh họa.

7

13, 14

Bài 2. Thực hành một số tính năng hữu ích của máy chủ tìm kiếm

1. Kiến thức:

· Xác định được các lưu chọn theo tiêu chí tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin.

· Thực hành tìm kiếm thông tin bằng cách nhập từ khóa hoặc giọng nói

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

- Phòng thực hành máy tính.

8

15, 16

Bài 3. Thực hành một số tính năng nâng cao của mạng xã hội.

1. Kiến thức:

· Sử dụng một số chức năng và quyền riêng tư trên mạng xã hội.

· Thực hành các chức năng nâng cao trên mạng xã hội Facebook.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

+ Biết cách cấu hình quyền riêng tư và quy tắc chia sẽ thông tin trên mạng xã hội.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

- Phòng thực hành máy tính.

9

17, 18

Bài 4. Thực hành một số tính năng hữu ích của dịch vụ thư điện tử.

1. Kiến thức:

· Biết cách phân loại và đánh dấu thư điện tử.

· Thực hành phân loại và đánh dấu thư điện tử Gmail – Outlook.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng:

+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.

- Phòng thực hành máy tính.

10

19

Ôn tập

- Ôn tập kiến thức theo đề cương

- Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.

20

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

- Hoàn thành bài kiểm tra theo yêu cầu

Chuẩn bị đề kiểm tra đủ số lượng học sinh.

CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

.............................

Do nội dung file Kế hoạch giáo dục Tin học 11 Cánh Diều tổ chuyên môn và PPCT môn Tin 11 Cánh Diều khá dài, để xem toàn bộ nội dung chi tiết mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
2 1.746
Kế hoạch giáo dục Tin học 11 Cánh Diều file word
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm