Hướng dẫn nghi thức tang lễ công giáo

Tang lễ của người theo đạo Thiên Chúa được tổ chức như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn các nghi thức tang lễ Công giáo được các bạn nắm được quy trình tổ chức lễ tang của người Công giáo.

1. Ý nghĩa của Tang Lễ Công Giáo

Trong cộng đồng người Kitô Giáo, khi một người mất đi thì gia đình sẽ tổ chức những nghi thức tang lễ Công giáo nhằm tiễn đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng chào đón linh hồn họ đến với thế giới mới sau khi họ đã mất với mong muốn:

An ủi tinh thần cho người ở lại: Việc gia đình người thân tổ chức tang lễ tiễn đưa người đã khuất sẽ mang lại niềm an ủi cho tinh thần người ở lại. Họ tin rằng sự mất mát này không phải là kết thúc bởi người thân của họ vẫn đang tồn tại theo một cách khác ở thế giới bên kia.

Che chở linh hồn cho người vừa mất: Tang lễ Công giáo cũng là một hình thức cầu nguyện Thiên Chúa che chở cho linh hồn người vừa mất. Do đó trong nghi thức một đám tang Công giáo, sẽ có rất nhiều lời cầu nguyện được cất lên với mong muốn siêu độ và mang tới sự bảo vệ tốt nhất cho linh hồn người quá cố.

2. Nghi thức cầu nguyện cho người hấp hối

Trong Hướng dẫn Tang lễ Công giáo dành cho nghi thức cầu nguyện, vào thời khắc người sắp lâm chung hấp hối thì người thân trong nhà và bạn bè thân thích phải tiến hành xức dầu quanh giường nằm. Hành động này mang ý nghĩa khiến cho tinh thần người sắp mất được thanh thản, nhẹ nhàng và yên tâm nhắm mắt xuôi tay.

Sau thời khắc người thân qua đời, nhà thờ Công giáo sẽ gióng chuông sầu theo quy ước nam thất hồi, nữ cửu hồi. Tiếng chuông gióng đi có tác dụng thông báo tin buồn với bạn bè thân hữu gần xa để họ thu xếp đến phúng viếng và chia buồn với gia đình người đã khuất.

Bài cầu nguyện có nội dung như sau:

“Chúa Giêsu phán : Hãy cầu nguyện kinh này thường xuyên để Ta có thể cứu các linh hồn hấp hối khỏi hỏa ngục.

Lạy Chúa Giêsu của con, xin Chúa dủ lòng từ bi nhân hậu hàng tỷ tỷ và hàng triệu triệu lần. Lạy Chúa Giêsu của con, xin dủ lòng từ bi nhân hậu thương xót từng mỗi một linh hồn trong cơn hấp hối cho đến ngày tận thế hàng tỷ tỷ và hàng triệu triệu lần.

Chúng con xin dâng lên Cha trên trời máu quý báu và những giọt lệ máu của Chúa Giêsu cho mỗi người trong cơn hấp hối cho đến tận thế và che phủ linh hồn ấy với máu quí báu và Trái Tim Vô Nhiễm của Đức Mẹ Maria , cùng với những giọt lệ máu của người, để kẻ thù xảo trá không còn có thể nắm giữ họ được nữa.

Chúa Giêsu phán : Và Ta có thể cứu họ, các con hãy loan báo tin này đi. Ta cần những linh hồn đền tạ chịu đọc kinh này nhiều lần mỗi ngày. Ta cám ơn các con yêu quí. Amen.”

3. Khi người thân lâm chung

a) Tắm cho người đã mất

Việc tắm cho người mất thể hiện sự kính trọng cũng như người ra đi được trong hình hài đẹp nhất. Bạn có thể dùng khăn ướt lau mặt, chải tóc cho gọn gàng, lau thân thể và tứ chi. Bên cạnh đó cẩn thận cắt móng tay chân và thay quần áo mới cho người đã mất nha.

b) In tiểu sử người quá cố

Phần này bạn có thể giới thiệu tiểu sử người quá cố từ lý lịch, sự nghiệp những gì liên quan đến họ. Tuy nhiên bạn nên đọc vắn tắt cũng như nêu ra những điều có ích của họ trong lúc còn sống để tưởng nhớ và biết ơn.

c) Lập bàn thờ

Những người mới mất sẽ không được để ảnh cũng như thờ chung với ông bà, tổ tiên. Vì thế cần lập bàn thờ riêng đơn giản: bát hương, mâm ngũ quả, lọ hoa, chén nước và cây đèn. Bên cạnh đó còn phải cúng cơm canh cho người mất đến đủ 49 ngày hoặc 100 ngày để người mất có thể dễ dàng rời khỏi trần gian. Sau 3 năm khi bốc mộ bát nhang xong thì họ mới được rước lên ở chung với tổ tiên.

d) Chọn Mộ Huyệt, Nghĩa Trang

Yếu tố này cũng rất quan trọng. Bởi mộ, huyệt nghĩa trang như là linh hồn của người sống vậy. Hãy chọn nghĩa trang thoáng mát, sạch sẽ và có yếu tố phong thủy nữa nha. Điều này cũng làm cho người mất được yên lòng và cầu bình an, may mắn cho con cháu.

e) Thông báo cho ông Tổng thư ký HĐGX hay ông Chủ tịch Cộng đoàn cùng bà con xóm giềng, bạn bè biết.

Khi mới mất xong thì việc đầu tiên trong đám tang công giáo bạn cần làm đó là báo tin buồn đến với hàng xóm, láng giềng, bạn bè và đặc biệt là người thân. Bởi đám ma cần có đủ những người trong gia đình thì mới trọn vẹn cũng như người mất có thể thấy được anh, chị, em, con cháu đông đủ và thanh thản ra đi.

f) Liên hệ với dịch vụ mai táng để chuẩn bị đồ tang

Bên cạnh việc liên hệ với người thân, bạn bè thì cần phải liên hệ với dịch vụ mai táng để chuẩn bị đồ tang cho lễ tang công giáo. Dưới đây sẽ là một số đồ cần có trong đám tang để có thể hoàn thiện và đầy đủ nhất:

Quan tài, bia đá: Người mất không thể thiếu được quan tài, bia đá được. Có thể căn cứ vào nhu cầu tài chính của gia đình để lựa chọn quan tài cho hợp lý. Tuy nhiên bạn cũng nên chọn quan tài có chất lượng tốt chút.

Vòng hoa: Điều này không cần thiết lắm.Có thể mua 2-3 vòng hoa để trang trí cũng như viết lời nhắn gửi với người mất mà thôi.

Nhạc đám tang: Trong đám ma không thể thiếu nhạc đám được. Điều này không những thể hiện được tấm lòng của con cháu mà người mất cũng có thể nghe được bản nhạc cuối cùng trước khi rời xa thế gian.

Câu đối đám: Câu đối đám tang công giáo thì nên sử dụng câu đối có ý nghĩa. Tránh dùng câu đối lệch lạc làm mất đi sự trang nghiêm của đám tang

Phông đám tang: Phông đám tang thì hãy bảo dịch vụ tang lễ chọn những màu trầm như tối, vàng là những màu thích hợp nhất.

Cờ tang: Cờ tang là loại cờ sử dụng để cắm ở đầu đường hoặc ngỏ báo rằng có đám ma. Cờ tang thông thường được sử dụng nhất có 2 màu trong cờ đó là đen và trắng. Thể hiện người mất đã được ra đi bình an.

Bộ đồ tang: Nên chọn màu tối trắng, đen để mặc là phù hợp nhất trong đám tang tuyệt đối không mặc đồ sặc sỡ.

g) Sắp xếp chương trình viếng và cầu nguyện

Lên kế hoạch cụ thể để chương trình viếng và cầu nguyện diễn ra được suôn sẻ và thống nhất.

h) Chuẩn bị sổ ghi nhớ khách viếng

Khách đến viếng thì nên ghi lại để có sau này mình còn phải đi trả nợ lại cũng như biết ơn họ. Bên cạnh đó còn là sự kính trọng với người mất.

l) Giấy báo tử, chứng tử

Nên đi đăng ký khai giấy báo tử, chứng tử cho người mất.Có thể đến UBND xã nơi sinh sống để làm.

k) Họp gia đình, phân công công việc

Phân công công việc là điều cần thiết. Bởi trong đám tang rất nhiều việc một người không thể quán xuyến hết được bao gồm: Người chủ tang, người tiếp khách viếng, người ghi chép, người thủ quỹ …

4. Nhập liệm

Đám tang công giáo không nặng vấn đề cúng kiến mà chỉ đọc kinh cầu nguyện mà thôi. Khi đến giờ liệm thì công giáo cùng gia đình đọc kinh nhằm cho linh hồn người mất được siêu thoát và thanh thản về với trời.

5. Thời gian diễn ra tang lễ

Một số quy trình diễn ra trước đám tang công giáo bạn cần biết:

Sắp xếp công việc: Bạn nên phân công cho nhiều người làm để công việc nhanh cũng như tang lễ không bị xáo trộn

Lạy trả lễ: Khi khách đến viếng lạy 2 lạy thì nên đáp lại 1 lạy để thể hiện sự cảm ơn với người viếng.

Nhạc và kèn trống: Tùy theo điều kiện và yêu cầu của nhà mà nhạc và kèn diễn ra cho phù hợp.

6. Lễ động quan và di quan hạ huyệt/hỏa táng

Thông thường lễ động quan của công giáo chia làm 2 phần. Đầu tiên sẽ đọc kinh và sau đó linh cữu sẽ được đưa vào nhà thờ làm lễ.

Lễ bái quan: Trước giờ động quan thì tang chủ đặt tiền thưởng trên đầu quan tài thưởng cho anh em đạo tỳ

Làm lễ động quan: Người cầm bát hương sẽ đi trước sau đó sẽ là di ảnh và quan tài, con cháu.

Đây là đoạn đường đưa tiễn người mất cuối cùng trước khi hạ huyệt hoặc hỏa táng.

Sau khi hoàn thành nghi thức tiễn đưa, trong ba ngày tiếp theo kể từ sau ngày an táng gia đình và họ hàng thân thích sẽ tập trung để đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người quá cố.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn biết rõ hơn thì nên liên hệ với những người có chuyên môn trong lĩnh vực này!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 875
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm