Hành động thực tế để thể hiện lòng yêu nước?

Hành động thực tế để thể hiện lòng yêu nước? là câu hỏi thuộc phần thi tự luận Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” do Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp tổ chức, dành cho đối tượng là đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đang công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước.

Trong bài viết sau, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc một số gợi ý hoàn thành câu hỏi Đề nghị bạn viết một đoạn văn ngắn nêu cảm tưởng, suy nghĩ của bạn, với tư cách là một công dân, một người lao động về lòng yêu nước và hành động thực tế của bạn để thể hiện lòng yêu nước? (bài viết không quá 1000 chữ)

Hành động thực tế để thể hiện lòng yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ xưa đến nay, mỗi khi đất nước bị xâm năng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

Quả thật, nhìn vào tiến trình lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta, từ Văn Lang - Âu Lạc đến khi xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thấy rõ dân tộc Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn đến nhường nào. Chủ nghĩa yêu nước cũng chính là cơ sở để cha ông ta vượt qua muôn vàn gian nan, thử thách, "Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương", đến hơn trăm năm chiến đấu chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, trở thành "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, trở thành truyền thống tốt đẹp vô cùng đáng trân trọng.

Từ xưa đến nay, không có một định nghĩa rõ ràng nào về lòng yêu nước, đây là khái niệm có phạm trù rất rộng. Bởi "Nước" là mảnh đất nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi ông bà tổ tiên của ta sinh cơ lập nghiệp. Vậy, yêu nước có thể hiểu đơn giản là tình yêu đối với mảnh đất nơi bản thân sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người, tình yêu đối với đồng bào cùng trên một mảnh đất máu thịt, tình yêu đối với những trang sử vẻ vang của cha ông. Ngoài ra, tình yêu ấy còn là sự tự tôn, tự hào dân tộc; là nỗi nhớ khôn nguôi khi phải xa quê hương; là lòng trung thành với Tổ quốc.

Chính vì vậy, mỗi con người lại có những hành động cụ thể khác nhau để thể hiện tình yêu nước của mình, không chỉ là tinh thần sẵn sàng chiến đấu khi đất nước lâm nguy, mà còn là những việc làm trong học tập, lao động dù nhỏ nhất, thể hiện sự cống hiến xây dựng quê hương, đất nước.

Lòng yêu nước là tình yêu, sự tôn trọng khắc sâu trong tim đối với quê hương, đất nước và đó là phẩm chất cao quý của mỗi người. Lòng yêu nước thể hiện ở hành động sẵn sàng đứng ra giúp đất nước mỗi lúc nguy nan, đó là một thứ tình cảm thiêng liêng mà người dân dành cho đất nước mình. Trong khuôn khổ cuộc thi, tôi xin bàn về những biểu hiện tiêu biểu nhất về lòng yêu nước của giai cấp công nhân, người lao động từ cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đến khi xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.

Trong thời chiến:

Trong thời chiến, với lý tưởng "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", hàng vạn thanh niên đã gác lại sách vở, gác lại công việc trong các công xưởng, nhà máy để lên đường nhập ngũ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự bình yên của nhân dân với rất nhiều tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc. Với những người công nhân, người lao động thời kỳ ấy, yêu nước không chỉ là sẵn sàng lên đường ra trận, mà còn thể hiện bằng rất nhiều việc làm cụ thể như:

-Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: người lao động, cụ thể là công nhân đã tham gia chiến đấu bảo vệ cơ sở sản xuất của chính quyền cách mạng; dưới sự lãnh đạo của Đảng tổ chức bãi công, bãi thị và tiến công phá hoại các cơ sở kinh tế quan trọng của thực dân Pháp. Đồng thời, lực lượng người lao động còn tham gia sản xuất vũ khí, vận chuyển máy móc đến vùng an toàn. Tổ chức công đoàn thời kì này luôn bám sát cơ sở, tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giác ngộ công nhân, người lao động, mở rộng tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp phần làm suy yếu địch từ các cơ sở kinh tế trọng yếu của chúng.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng CNXH ở miền Bắc: Cán bộ, viên chức thi đua cần, kiệm, liêm, chính; công nhân thi đua tăng gia sản xuất. Đây là lực lượng hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, góp phân xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vững mạnh, tạo cơ sở vật chất tiếp tế cho đồng bào vùng chiến yên tâm chiến đấu. Trong phong trào lao động sản xuất ấy đã xuất hiện nhiều công nhân viên chức lao động tiêu biểu được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, là những tấm gương sáng trong học tập, lao động sản xuất và chiến đấu.

Ở miền Nam, tuy phong trào công nhân trầm lắng hơn do điều kiện hoạt động vô cùng khó khăn, bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ngụy quyền ra sức đàn áp. Tuy nhiên, các cơ sở Công đoàn vẫn cố gắng len lỏi trong các cơ sở nội thành và các đồn điền, tìm mọi cách bám dân, bám đất phát triển lực lượng, tổ chức cho công nhân đấu tranh, phối hợp với lực lượng vũ trang tiêu diệt địch, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước thời kỳ hội nhập, đổi mới:

Ngày nay, lực lượng cán bộ, công nhân viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngoài nhà nước đã có rất nhiều đóng góp quan trọng trong thi đua lao động sản xuất, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tiêu biểu như:

  • Kiên định với mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Cương quyết chống lại chủ nghĩa xét lại lịch sử từ âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
  • Cố gắng trau dồi, rèn giũa kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức chính trị, đặt cho bản thân mục tiêu cao nhất để phấn đấu trở thành một công dân tiên tiến, có ích cho đất nước, xã hội.
  • Lao động, cống hiến vì mục tiêu chung của tập thể, đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tránh làm những việc bất lợi cho tập thể, nhân dân.
  • Hăng say học tập, lao động, sản xuất, hướng đến xây dựng cơ sở vững chắc để kiến thiết đất nước, nâng cao vị thế, tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần giúp đất nước hạn chế tối đa sự phụ thuộc về kinh tế vào các nước lớn.
  • Trong thời kỳ hội nhập, người lao động phải có ý thức tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa từ các nước, có trách nhiệm giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  • Tham gia tổ chức Công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, xứng đáng là đại diện của người lao động, nói lên tiếng nói của người lao động...

Tôi cho rằng còn rất nhiều việc làm nữa mà cán bộ, công chức viên chức, người lao động ngày nay cần làm để xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, hội nhập. Những việc làm ấy đều lấy tinh thần yêu nước làm nền tảng vững chắc, là nguồn động lực nhắc nhở mỗi con người hay luôn hành động vì đất nước.

Trên đây là một số gợi ý của Hoatieu.vn cho câu hỏi Hành động thực tế để thể hiện lòng yêu nước? thuộc phần thi tự luận Thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - bài thu hoạch, bài dự thi nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.894
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm