Gợi ý học tập mô đun 3 THPT - Tất cả các môn

Gợi ý học tập Mô đun 3 THCS - Tất cả các môn: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Sinh học, Lịch sử.... sẽ giúp thầy cô hoàn thành chương trình tập huấn module 3 đạt kết quả cao nhất. Mời các thầy cô tham khảo.

Lưu ý: Các thầy cô theo dõi bài viết, gợi ý đáp án tự luận các môn còn lại Hoatieu.vn sẽ cập nhập liên tục nhé.

1. Gợi ý học tập môn Ngữ Văn mô đun 3 THPT

?Trình bày các khái niệm: đo lường, đánh giá, kiểm tra

- Đo lường: Là việc so sánh một sự vật, hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực , có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng. Nói cách khác, đo lường liên quan tới việc sử dụng những con số vào quá trình lượng hóa các sự kiện, hiện tượng hay thuộc tính.

Trong lĩnh vực giáo dục, thuóc đo trên đây của đo lường thường là tiêu chuẩn hoặc tiêu chí. Tham chiếu theo tiêu chuẩn là đối chiếu kết quả cần đạt của người này với người khác. Ứng với tham chiếu này là các đề thi chuẩn hóa (Ví dụ như IELTS, SAT, ...). Tham chiếu theo tiêu chí là đối chiếu kết quả đạt được của HS với các mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học, của hoạt động giáo dục.

- Đánh giá:

+ Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (Ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS, kế hoạch dạy học, chính sách giáo dục) Qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.

+ Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của học sinh nhằm xác định những gì HS biết hay chưa biết, hiểu hay chưa hiểu làm được hay chưa làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.

+ Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/ chữ hoặc nhận biết của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

- Kiểm tra:

Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubic trình bày các tiêu chí đánh giá.

Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:

Gợi ý học tập môn Ngữ Văn mô đun 3 THPT

*Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS thể hiện như sau: Đánh giá vì học tập, đánh giá là học tập, đánh giá kết quả học tập.

- Đánh giá vì học tập:

Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát hiện sự tiến bộ của HS từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Mục đích của đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và Hs cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá

này không nhằm so sánh giữa các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông tin phản hồi để HS đó tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn tiếp theo. Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo

nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá . HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV , qua đó học tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.

- Đánh giá là học tập:

Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học(đánh giá quá trình) trong đó GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó là một hoạt động họctập để HS thấy được sự tiến bộ của mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học, từ đó HS điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình theo nhữngtiêu chí do GV cung cấp. Kết quả này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò

như một nguồn thông tin phản hồi để người đọc tự ý thức khả năng học tập của mình ở mức độ nào từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.

- Đánh giá kết quả học tập : là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn giáo dục và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài/môn học/ cấp học. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và người học không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.

- - > Từ đó ta thấy quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS khác với quan điểm truyền thống về kiểm tra đánh giá về kĩ thuật đánh giá, quá trình và đối tượng tham gia đánh giá.

Sự khác biệt giữa mục đích chủ yếu của đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng là gì?

Về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thứckỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiếnthức, kỹ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội choHS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vậndụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinhnghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộngđồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực,người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện vànhững giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phảidựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực làtổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,…được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội củamột con người.Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:
Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:

Tiêu chí so sánh

Đánh giá năng lực

Đánh giá kiến thức, kĩ năng

1. Mục đích chủ yếu nhất

- Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống
- Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.


- Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.

- Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.

2. Ngữ cảnh đánh giá

Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của HS.

Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong nhà trường.

3. Nội dung đánh giá

- Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện).

- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.


- Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở một môn học.

- Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học.

4. Công cụ đánh giá

Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực.

Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực.

5. Thời điểm đánh giá

Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.

Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.

6. Kết quả đánhgiá

- Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.

- Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.

- Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.

- Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn.

Nêu tên các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh:

- Đảm bảo tình toàn diện và tính linh hoạt: Đánh giá phẩm chất, năng lực của HS là đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ và sự vận dụng chúng để giải quyết thành công các tình hướng thực tiễn. Do vậy cần sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp nhằm mục đích mô tả hoàn chỉnh, chính xác và toàn diện năng lực HS.

- Đảm bảo tình phát triển: Nguyên tác này đòi hỏi trong quá trình kiểm tra, đánh giá, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS , chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất vfa năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của Hstrong hoạt động dạy học và giáo dục.

- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh người học có phẩm chất vfa năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được qỉai quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.

- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học đều có yêu cầu riêng về năng lực đặc thù được hình thành cho HS, vì vậy, việc kiểm tra đánh giá cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các PP,công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.

Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?

- 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín vì kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học nhằm giúp HS tiến bộ. Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém là HS phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, HS mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành năng lực của HS, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.

- Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS được thực hiện theo quy trình 7 bước. Quy trình này được thể hiện cụ thể:Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh

giá. Xác định các tiêu chí/kĩ năng thể hiện của năng lực. Xây dựng bảng kiểm đánh giá mức độ đạt được cho mỗi kĩ năng. Lựa chọn công cụ để đánh giá kĩ năng. Thiết kế công cụ đánh giá.Thẩm định và hoàn thiện công cụ. Do đó đánhgiá năng lực người học là một khâu then chốt trong dạy học. Để đánh giá đúng năng lực người học, cần phải xác định được hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên ngành, xác định được các thành tố cấu thành năng lực và lựa chọn được những

công cụ phù hợp để đánh giá, sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của năng lực

Thầy, cô hiểu thế nào là đánh giá thường xuyên?

ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

*KHÁI NIỆM: Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện dạy học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy học. Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tậphoawcj vì sự tiến bộ của người học.

*MỤC ĐÍCH:

- Thu thập minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS để cung cấp những phjarn hồi cho GV và HS biết những gì họ làm được và chưa làm được so với yêu cầu để điều chỉnh hạt động dạy và học, đồng thời khuyến nghị để HS làm tốt hơn trong thời điểm tiếp theo.

- Tiên đoán hoặc dự báo những bài học hoặc chương trình tiếp theo được xây dựng như thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS.

*NỘI DUNG:

- Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao.

- Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân.

- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm.

*THỜI ĐIỂM, NGƯỜI THỰC HIỆN,PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN

- Đánh giá thường xuyên được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục không hạn chế bởi số lần đánh giá.

- Đối tượng tham gia đánh giá thường xuyên rất đa dạng: GV đánh giá, HS đánh giá, HS đánh giá chéo, phụ huynh đánh giá vfa đoàn thể đồng đánh giá.

- Phương pháp kiểm tra đánh gí thường xuyên là: phương pháp kiểm tra viết, phương pháp hỏi- đáp, phương pháp quan sát, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập.

- Công cụ đánh giá thường xuyên có thể dùng là : Thang đánh giá, bảng điểm, phiếu đánh giátheo tiêu chí, câu hỏi, hồ sơ học tập...

*CÁC YÊU CẦU:

- Cần xác định rõ mục tiêu để lựa chọn PP, công cụ đánh giá phù hợp.

- Nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bải học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.

- Tập trung cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo.

- Không so sánh HS này với HS khác, hạn chế những nhận xét tiêu cực.

- Chú trọng đến đánh giá các phẩm chất, năng lực trên nền tản cảm xúc, niềm tin tích cực.

- Giảm thiểu sự trừng phạt, đe dọa, chê bai, tăng sự ngợi khen, độn viên HS.

*VẬN DỤNG HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN TRONG MÔN NGỮ VĂN:

- Đánh giá thường xuyên được tiến hành trong suốt quá trình dạy học và tích hợp với quá trình này.

Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì?

*KHÁI NIỆM: Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

*MỤC ĐÍCH:

Nhằmthu thập thông tin từ HS để đánh giá kết quả học tập và giá dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Kết quả này dùng để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

*NỘI DUNG,THỜI ĐIỂM. NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ

- Nội dung đánh giá định kì là đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì)

- Đánh giá định kì thường được tiến hành sau khi kết thưc một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì).

- Người thực hiện (giữa kì, cuối kì)định kì có thể là: GV đánh giá, nhà trường đánh giá và các tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.

*PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ:

- Phương pháp: có thể là kiểm tra trên giấy, thự chành, vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông qua hồ sơ học tập.

- Công cụ: có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm học tập.

*YÊU CẦU:

- Đa dạng hóa trong sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá.

- Chú trọng các phương pháp, công cụ đánh giá được những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả, sản phẩm học tập của HS gắn với các chủ đề học tập và hoạt động trải nghiệm theo hướng phát triển phẩm chất. năng lực của HS.

- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá trên máy để nâng cao năng lực tự học cho HS,

*VẬN DỤNG HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ TRONG MÔN NGỮ VĂN:

- Dạy học trong môn ngữ văn đánh giá định kì được thự chiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập, do cơ sở giáo dục tổ chức. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra, các đề thi viết với hình thức tự luận hoặc kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan và hình thức tự luận.

- Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (đánh giá nói và nghe ) nếu thấy cần thiết và có điều kiện.

Thầy/ cô hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng nào? Nêu đặc điểm của mỗi dạng đó.

PP kiểm tra viết có 2 dạng:

*Dạng tự luận:

- Là PP GV thiết kế câu hỏi, bài tập,Mỗi bài kiểm tra tự luận thường ít câu hỏi, Hs có một sự tự do tương đối khi trả lời các vấn đề đặt ra trong bài kiểm tra.

- Câu hỏi tự luận có 2 dạng:

+ Câu hỏi tự luận mở rộng: là loại câu hỏi có phậm vi mở rộng và khát quát, HS tự do biểu đạt tư tưởng vfa kiến thức.

+ Câu hỏi tự luận giới hạn: là loại câu hỏi được diến đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để HS biết được độ dài ước chừng của câu trả lời.

*Dạng trắc nghiệm khách quan:

- Mỗi bài trắc nghiệm khách quan bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi thường được trả lời bằng cách tự chọn một phương án cho trước.

- Có 4 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan"

+ Loại câu nhiều lựa chọn

+ Loại câu đúng sai

+ Loại câu điền vào chỗ trống

+ Loại câu ghép đôi.

Thầy/ cô hãy đưa ra một ví dụ về phương pháp quan sát trong dạy học Ngữ văn.

Ví dụ về phương pháp quan sát trong dạy học Ngữ văn:

Trước tiên ta cần xác định rõ quan sát có hai dạng:

- Quan sát tiến hành chính thức và định trước: Ví dụ như GV đánh giá HS khi các em đọc bài hay trình bày báo cáo trước lớp. GV quan sát một tập hợp các hành vi của HS như HS phát âm có rõ ràng không, có thể hiện sựt tự tin, hiểu sâu bài không...

- Quan sát không định sẵn và không chính thức: Ví dụ như GV thấy HS nói chuyện thay vì thảo luận bài học, thấy một HS bồn chồn không yên và nhìn ra cửa sổ trong suốt giờ học hoặc một em HS có biểu hiện bị tổn thương khi bị bạn trong lớp trêu chọc về quần áo của mình ...

Thầy/ cô hãy lấy một ví dụ về hỏi - đáp gợi mở và hỏi - đáp tổng kết trong dạy học một bài học Ngữ văn cụ thể.

- Hỏi đáp gợi mở: là hình thức GV đặt những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những sự kiện đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học, được sử dụng khi cung cấp tri thức mới. Ví dụ như GV hỏi HS những dạng câu hỏi: từ những chi tiết đã phân tích, em rút ra kết luận gì về tính cách của nhân vật? , em có cảm nhận gì về tâm tình của nhà thơ qua các câu thơ vừa phân tích?...

- Hỏi đáp tổng kết: Là dạng hỏi - đáp được sử dụng khi cần dẫn dắt HS khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học sau một vấn đề, một phần, một chương hay một môn học nhất định. Phương pháp này giúp HS phát triển năng lực khái quát hóa, hệ thống hóa tránh nắm bắt những đơn vị tri thức rời rạc, giúp các em phát huy tính mền deo của tu duy. Ví dụ như GV có thể đặ các câu hỏi sau khi kết thúc tác phẩm thơ: Em hãy tổng kết lại mạch cảm xúc của nhân vật trữ trình được thể hiện trong bài thơ, hoặc GV có thể đặt câu hỏi sau khi dạy xong về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi: Em có cảm nhận gì về nhân vật này?...

Hoặc:

  • Bài giảng “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu):

Khi dạy phần: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Tôi sử dụng câu hỏi sau để đưa học sinh đi từ đơn giản đến phức tạp, đến tình huống có vấn đề

Hỏi - đáp gợi mở : Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh tại vùng biển nọ là “một cảnh đắt trời cho”. Anh (chị) hiểu một “cảnh đắt trời cho” ở đây nghĩa là thế nào? Và vì sao người nghệ sĩ lại gọi cái cảnh tượng ấy như vậy?

Hỏi - đáp tổng kết: Trong phần Tiểu dẫn của bài học, tác giả Sách giáo khoa giới thiệu: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời. Qua bài học, anh (chị) đã hiểu điều đó như thế nào?

Trong thực tế dạy học, thầy/ cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào?

Hồ sơ học tập của học sinh là một bộ sưu tập có mục đích và có tổ chức những công việc của học sinh, được tích lũy trong suốt một thời gian và thể hiện sự nỗ lực, tiến trình của học sinh và những gì các em đạt được. Tôi đã sử dụng các pp đánh giá hồ sơ qua hai loại

Hồ sơ đọc: Đọc hiểu văn bản theo loại thể là một yêu cầu cơ bản đối với việc dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh. Ở bậc THPT, học sinh được tiếp cận một số thể loại cơ bản như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, kịch,. với một số tiết nhất định theo quy định.Hồ sơ đọc này có thể là một hồ sơ lưu trữ tất cả tài liệu đọc độc lập của học sinh; được học sinh dùng để chuẩn bị bài mới, ghi chép lại nhận xét của mình về từng bài học trong sách giáo khoa; hoặc ở mức độ cao hơn là đọc những tác phẩm bên ngoài sách khoa (theo gợi ý của giáo viên hoặc theo sở thích cá nhân của học sinh).

Hồ sơ bài viết: Một học kì, theo quy định học sinh THPT phải viết tử 4 - 5 bài viết. một hồ sơ theo dõi sát sao quá trình tạo lập các loại văn bản được dạy trong sách giáo khoa cũng như sự tiến bộ của chính người học trong suốt học kì hoặc cả năm học là việc cần thiết. Vào đầu học kì, giáo viên thông báo cho học sinh biết số lượng bài viết cần thực hiện trong suốt học kì. Căn cứ vào đó học sinh sẽ biết số lượng bài viết tối thiểu mình cần thực hiện trong hồ sơ bài viết.

Sau đó, trước mỗi bài viết (trước đây là bài kiểm tra) giáo viên cần xác định rõ yêu cầu của bài viết, tiêu chuẩn đánh giá để làm căn cứ thực hiện cho học sinh.

Sau khi học sinh thực hiện bài viết đầu tiên, giáo viên có thể xem xét và ghi lại lời đánh giá cho học sinh. Lời nhận xét này cần bao gồm hai phần: Phần ưu điểm cần phát huy và phần nhược điểm cần khắc phục trong những bài viết sau thật ngắn gọn và rõ ràng.

Ở giai đoạn này giáo viên có thể cho điểm để học sinh dễ dàng biết được mức độ năng lực của mình hoặc không cho điểm tùy theo mục đích riêng.

Ở bài viết thứ hai, giáo viên cũng tiến hành thao tác nhận xét tương tự. Tuy nhiên ở bước này giáo viên cần so sánh bài viết này với bài viết trước để học sinh nhận ra sự tiến bộ (hoặc giảm sút) của mình qua từng bài viết.

Lần lượt như thế suốt cả học kì, giáo viên sẽ có phần tổng kết nhận xét sự tiến bộ của học sinh qua từng bài viết. Tự bản thân mỗi học sinh cũng sẽ đánh giá được năng lực của mình.

Xem đầy đủ nội dung tại bài viết: Gợi ý học tập môn Ngữ Văn mô đun 3 THPT

=>Phần trắc nghiệm các thầy cô tham khảo bài: Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Ngữ văn THPT

2. Gợi ý đáp án môn Sinh học mô đun 3 THPT

1. Tại sao nói: Kiểm tra, đánh giá là đầu tàu lôi kéo mọi hoạt động khác trong giáo dục?

Kiểm tra, đánh giá là đầu tàu lôi kéo mọi hoạt động khác trong giáo dục vì:

  • Ở cấp độ quản lí nhà nước, kiểm tra, đánh giá nhằm xây dựng chính sách và chiến lược đầu tư, phát triển giáo dục, người sử dụng thông tin thường là phòng, sở, Bộ Giáo dục và đào tạo, đánh giá thường mang tính tổng hợp, theo diện rộng và đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa.
  • Ở cấp độ nhà trường, lớp học, kiểm tra, đánh giá phục vụ 3 mục đích: Hỗ trợ hoạt động dạy và học; Cho điểm cá nhân, xác định thành quả học tập của HS để phân loại, chuyển lớp, cấp bằng; Hỗ trợ nhà trường đáp ứng đòi hỏi giải trình với xã hội.
  • Ở cấp độ chương trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh đối với chương trình, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá… để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

2. Việc tăng cường đánh giá thường xuyên trong dạy học hiện nay là theo những quan điểm đánh giá nào? Vì sao?

* Việc tăng cường đánh giá thường xuyên trong dạy học hiện nay là theo những quan điểm đánh giá sau:

a) Đánh giá vì học tập: diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình) nhằm phát hiện sự tiến bộ của HV, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và HV cải thiện chất lượng dạy học. Việc chấm điểm (cho điểm và xếp loại) không nhằm để so sánh giữa các HV với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HV và cung cấp cho họ thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. GV vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng HV cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. HV có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.

b) Đánh giá là học tập: nhìn nhận đánh giá với tư cách như là một quá trình học tập. HV cần nhận thức được các nhiệm vụ đánh giá cũng chính là công việc học tập của họ. Việc đánh giá cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập của HV. Đánh giá là học tập tập trung vào bồi dưỡng khả năng tự đánh giá của HV (với hai hình thức đánh giá cơ bản là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng) dưới sự hướng dẫn của GV và có kết hợp với sự đánh giá của GV. Qua đó, HV học được cách đánh giá, tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa, tốt như thế nào. Ở đây, HV giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá. Họ tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp và sử dụng kết quả đánh giá ấy để điều chỉnh cách học. Kết quả đánh giá này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin để HV tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.

c) Đánh giá kết quả học tập: có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại, lên lớp và chứng nhận kết quả. Đánh giá kết quả học tập diễn ra sau khi HV học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu dạy học có được thực hiện không và đạt được ở mức nào. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và HV không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.

* Việc tăng cường đánh giá thường xuyên trong dạy học hiện nay là theo những quan điểm trên vì:

Năng lực của HV được hình thành, rèn luyện và phát triển trong suốt quá trình dạy học môn học. Do vậy để xác định mức độ năng lực của HV không thể chỉ thực hiện qua một bài kiểm tra kết thúc môn học có tính thời điểm mà phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình đó. Việc đánh giá cần được tích hợp chặt chẽ với việc dạy học, coi đánh giá như là công cụ học tập nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HV.

3. Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là gì?

* Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là

Đánh giá kiến thức, kĩ năng là đánh giá xem xét việc đạt kiến thức kĩ năng của HV theo mục tiêu của chương trình giáo dục, gắn với nội dung được học trong nhà trường và kết quả đánh giá phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành về đơn vị kiến thức, kĩ năng.

Còn đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của HV và kết quả đánh giá người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành theo các mức độ khác nhau

4. Hãy liệt kê các loại hình KTĐG và phân biệt đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì. Tại sao cần phải tang cường đánh giá thường xuyên trong dạy học

- Các loại hình KTĐG:

+ Xét theo mô đánh giá

+ Xét theo quá trình học tập

+ Xét theo mục tiêu dạy học

+ Xét theo người đánh giá

- Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập.

- Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS. Mục đích chính của đánh giá định kì là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định.

- Cần phải tang cường đánh giá thường xuyên trong dạy học vì Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của HS.

5. Cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào khi triển khai kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Những nguyên tắc khi triển khai kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

- Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian.

- Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình kiểm tra, đánh giá, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.

- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn.

- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.

6. Để thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học thì cần phải tiến hành qua những bước nào?

Các bước thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

1. Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá: Các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.

2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá: Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực; Phương pháp, công cụ để thu thập thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực…

3. Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá: Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, phiếu đánh giá theo tiêu chí…

4. Thực hiện kiểm tra, đánh giá: Thực hiện theo các yêu cầu, kĩ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình đánh giá

5. Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá: Phương pháp định tính/ định lượng. Sử dụng các phần mềm xử lí thống kê…

6. Giải thích kết quả và phản hồi kết quả đánh giá: Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của HS về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt. Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Bằng điểm số, nhận xét, mô tả phẩm chất, năng lực đạt được…

7. Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực HS: Trên cơ sở kết quả thu được, sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS; thúc đẩy HS tiến bộ.

7. Hãy liệt kê các định hướng kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Sinh học.

Về mục đích đánh giá: Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Sinh học nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập.

Về căn cứ đánh giá: Căn cứ để đánh giá kết quả giáo dục của HS là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn Sinh học.

Về nội dung đánh giá: Bên cạnh đánh giá kiến thức, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của HS như: làm việc với SGK, tranh ảnh, thí nghiệm thực hành, quan sát, phân tích, thu thập mẫu, xử lí và hệ thống hoá thông tin,... Chú trọng đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể.

Về hình thức đánh giá: Đánh giá sử dụng đa dạng các phương pháp, chủ yếu như sau: Đánh giá thông qua bài viết, Đánh giá thông qua vấn đáp, thuyết trình, Đánh giá thông qua quan sát.

Về sử dụng kết quả đánh giá: Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp kết quả đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của HS.

8. Thế nào là đánh giá thường xuyên? Tại sao nói đánh giá thường xuyên lại là một trong những hình thức đánh giá vì sự tiến bộ của người học?

Đánh giá thường xuyên (ĐGTX) hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. ĐGTX chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy học môn học này (đánh giá tổng kết). ĐGTX được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học.

Đánh giá thường xuyên lại là một trong những hình thức đánh giá vì sự tiến bộ của người học vì:

Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Chẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của HS nhằm dự báo hoặc tiên đoán những bài học hoặc chương trình học tiếp theo cần được xây dựng thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS. Có sự khác nhau về mục đích đánh giá của ĐGTX và đánh giá định kì (ĐGĐK). ĐGTX có mục đích chính là cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS để điều chỉnh hoạt động dạy và học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập. ĐGTX không nhằm mục đích đưa ra kết luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng HS.

9. Thế nào là đánh giá định kì? Nội dung của đánh giá định kì khác gì so với nội dung của đánh giá thường xuyên?

  • Đánh giá định kì (ĐGĐK) là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.
  • Nội dung của đánh giá định kì đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì)/ cuối kì. Còn nội dung đánh giá thường xuyên thì đánh giá mức độ của học sinh trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học môn học

Xem đầy đủ đáp án tại bài viết: Gợi ý đáp án môn Sinh học mô đun 3 THPT

3. Gợi ý học tập môn Vật lý mô đun 3 THPT

1. Trình bày quan điểm của thầy / cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.

Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:

Đánh giá truyền thống: Người học thụ động tiếp nhận kiến thức do giáo viên hoặc giáo trình đưa đến.

Đánh giá hiện đại: Người học là người chủ động tham gia, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.

2. Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?

Đánh giá dựa trên thang tiêu chí về năng lực và có nhiều dạng thức, hướng đến ghi nhận sự tiến bộ của cá nhân người học.

3. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

Để đánh giá kết quả học tập của người học trong đào tạo dựa vào năng lực cần dựa vào những nguyên tắc mang tính tổng quát và cụ thể.

- Đánh giá là quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đề ra. Vậy, phải xác định rõ mục tiêu đánh giá, khi đánh giá phải chọn mục tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được.

- Giáo viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng chúng có hiệu quả.

- Khi đánh giá, giáo viên phải biết nó là phương tiện để đi đến mục đích, chứ bản thân không phải là mục đích. Mục đích đánh giá là để có những quyết định đúng đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy học.

- Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của người học, nghĩa là trước tiên phải chú ý đến việc học tập của người học. Sau đó mới kích thích sự nỗ lực học tập của người học, cuối cùng mới đánh giá bằng chuẩn đạt hay không đạt.

4. Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?

Trên cơ sở kết quả thu được, người giáo viên sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thúc đẩy hs tiến bộ (bước 7). Như vậy từ bước 7 trong quy trình đánh giá sẽ trở thành mục tiêu về phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù (bước ) trong quy trình đánh giá tiếp theo.

5. Thầy, cô hiểu thế nào là đánh giá thường xuyên?

Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. Đánh giá thường xuyên chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy học môn học này (đánh giá tổng kết). Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của HS.

6. Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì?

  • Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoànthành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.
  • Mục đích chính của đánh giá định kì là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.
  • Đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì)/ cuối kì.
  • Phần phương pháp viết có TNKQ (hẹn clip sau)

7. Thầy cô hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?

Câu tự luận thể hiện ở hai dạng:

Thứ nhất là câu có sự trả lời mở rộng, là loại câu có phạm vi rộng và khái quát. HS tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức.

Thứ hai là câu tự luận trả lời có giới hạn, các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để người trả lời biết được phạm vi và độ dài ước chừng của câu trả lời. Bài kiểm tra với loại câu này thường có nhiều câu hỏi hơn so với bài kiểm tra tự luận có câu hỏi mở rộng. Nó đề cập tới những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời; do đó việc chấm điểm dễ hơn và có độ tin cậy cao hơn.

8. Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?

Trong quá trình dạy học, tôi thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong các tình huống sau đây:

- Chú ý đến những biểu hiện hành vi của Hs

- Sự tập trung trong giờ học ( nói chuyện riêng, làm việc riêng…)

-Thái độ, tâm tư, tình cảm của học sinh ( mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,..) hay sự tích cực trong học tập( hào hứng giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút... )

- Quan sát sản phẩm:

- Quan sát sự thể hiện của Hs ( làm bài tập tốt, phát biểu rõ ràng, năng động hay thụ động)

  • Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
  • Chú ý đến những biểu hiện hành vi của Hs
  • Sự tập trung trong giờ học ( nói chuyện riêng, làm việc riêng…
  • Thái độ, tâm tư, tình cảm của học sinh ( mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,..) hay sự tích cực trong học tập( hào hứng giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút... )
  • Quan sát sản phẩm:

9. Thực tế dạy học thầy, cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào?

HS phải được tham gia vào quá trình đánh giá bằng hồ sơ học tập, thể hiện ở chỗ họ được tham gia lựa chọn một số sản phẩm, bài làm, công việc đã tiến hành để đưa vào hồ sơ của họ. Đồng thời họ được yêu cầu suy ngẫm và viết những cảm nghĩ ngắn về những thay đổi trong bài làm, sản phẩm mới so với giai đoạn trước, hay tại sao họ thấy rằng họ xứng đáng nhận các mức điểm đã cho. HS phải tự suy ngẫm về từng sản phẩm của mình, nói rõ ưu điểm, hạn chế. GV có thể yêu cầu đưa thêm lời nhận xét của cha mẹ vào phần tự suy ngẫm của HS. Cha mẹ có thể cùng chọn bài mẫu đưa vào hồ sơ và giúp HS suy ngẫm về bài làm của mình.

10. Theo thầy/cô sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học sinh không?

Cần có các tiêu chí phù hợp và rõ ràng để đánh giá sản phẩm trong hồ sơ học tập của HS. Các tiêu chí này cũng giống như các tiêu chí dùng trong bảng kiểm hay rubric. Tuy nhiên, ở đây GV có thể cho phép HS cùng tham gia thảo luận các tiêu chí dùng để đánh giá việc làm của họ. Điều đó tạo cho HS cảm giác “làm chủ” công việc và giúp họ hiểu bản chất nội dung của hồ sơ học tập mà họ tạo ra. Đối với đánh giá toàn bộ hồ sơ thì việc xây dựng tiêu chí sẽ phức tạp hơn. GV phải xây dựng các tiêu chí tổng quát so sánh các bài làm trước và sau nó để có thể đánh giá tổng thể các sản phẩm trong đó.

Cần có các trao đổi ý kiến giữa GV và HS về bài làm, sản phẩm của họ. GV hướng dẫn HS suy ngẫm và tự đánh giá, từ đó xác định những yếu tố HS cần cải thiện ở bài làm tiếp theo.

Xem đầy đủ nội dung tại bài viết: Gợi ý học tập môn Vật lý mô đun 3 THPT

4. Gợi ý học tập môn Lịch sử mô đun 3 THPT

Câu 1: Thầy/cô hãy trình bày quan niệm về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”.

c) Kiểm tra

- Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.

b) Đánh giá

Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.

Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

Câu 2: Thầy cô hãy nêu nhận xét về sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1: Trong suốt thế kỉ XX, đánh giá được xem là nguồn cung cấp các chỉ số về việc học tập. Nó tuân theo trình tự: GV thực hiện giảng dạy, kiểm tra kiến thức của HS, tiến hành đánh giá về HS, dựa trên các kết quả kiểm tra đó làm cơ sở cho các hoạt động dạy học tiếp theo.

Sơ đồ 2: Thời gian gần đây trước những yêu cầu của xã hội, trong bối cảnh sự phát triển của khoa học đã cung cấp những vấn đề bản chất của hoạt động học thì đánh giá không chỉ dừng ở việc thu thập và phân tích dữ liệu về kết quả học tập mà còn thực hiện các chức năng nhiệm vụ cao hơn với mục đích cuối cùng là sự tiến bộ không ngừng của đối tượng được đánh giá.

Quan điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt động đánh giá như là quá trình học tập (Assessment as learning) và đánh giá là vì học tập của HS (Assessment for learning). Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập (Assessment of learning) cũng được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra.

Câu 3: Theo thầy/cô, năng lực của học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?

Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của HS, kết quả đánh giá HS phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành theo các mức độ khác nhau. Thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, GV có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của HS.

Đánh giá năng lực được dựa trên kết quả thực hiện chương trình của tất cả các môn học, các hoạt động giáo dục, là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

Câu 4. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.

Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình KTĐG, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.

Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.

Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc KTĐG cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.

Câu 5 Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín

Có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên một vòng tròn khép kín vì kết quả kiểm tra đánh giá lại quay trở lại phục vụ cho việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh trong quá trình học tập.

Câu 6. Theo thầy/cô, đánh giá thường xuyên có nghĩa là gì?

Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá; mục đích chính là khuyến khích học sinh nỗ lực học tập, vì sự tiến bộ của học sinh. Có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ, sản phẩm học tập…; có thể thông qua các công cụ khác nhau như phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, bảng kiểm tra, hồ sơ học tập…phù hợp với từng tình huống.

Ý nghĩa: Nhằm đưa ra những khuyến nghị để HS tích cực học tập hơn trong thời gian tiếp theo

Vì vậy, khi áp dụng các nguyên tắc kiếm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trong trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh; đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, đồng đều cho học sinh.

Câu 7: Theo thầy/cô, đánh giá định kì có nghĩa là gì?

Khái niệm đánh giá định kì

Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.

*Ý nghĩa đánh giá định kì

Đánh giá định kì là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

Xem đầy đủ nội dung tại bài viết: Gợi ý học tập môn Lịch sử mô đun 3 THPT

5. Gợi ý học tập môn Tin học mô đun 3 THPT

Khái quát về đường phát triển năng lực

Đường phát triển năng lực là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của mỗi năng lực mà HS cần hoặc đã đạt được. Đường phát triển năng lực không có sẵn, mà GV cần phải phác họa khi thực hiện đánhgiá năng lực HS. Đường phát triển năng lực được xem xét dưới hai góc độ:

– Đường phát triển năng lực là tham chiếu để đánh giá sự phát triển năng lực cá nhân HS. Trong trường hợp này, GV sử dụng đường phát triển năng lực như một quy chuẩn để đánh giá sự phát triển năng lực HS. Với đường phát triển năng lực này, GV cần căn cứ vào các thành tố của mỗi năng lực (chung hoặc đặc thù) trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 để phác họa nó với sự mô tả là mũi tên hai chiều với hàm ý, tùy vào đối tượng nhận thức mà sự phát triển năng lực có thể bổ sung ở cả hai phía.

– Đường phát triển năng lực là kết quả phát triển năng lực của mỗi cá nhân HS. Căn cứ vào đường phát triển năng lực (là tham chiếu), GV xác định đường phát triển năng lực cho mỗi cá nhân HS để từ đó khẳng định vị trí của HS đang ở đâu trong đường phát triển năng lực đó.

Xác định đường phát triển năng lực chung

Để xác định đường phát triển năng lực chung, giáo viên cần căn cứ vào mỗi thành tố của từng năng lực và yêu cầu cần đạt của mỗi thành tố năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 để phác hoạ nó. Sau đó, giáo viên cần thiết lập các mức độ đạt được của năng lực với những tiêu chí cụ thể để thu thập minh chứng xác định điểm đạt được của học sinh trong đường phát triển năng lực để ghi nhận và có những tác động điều chỉnh hoặc thúc đẩy.

Ví dụ, giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chung cần hình thành cho học sinh theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để xác định đường phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giáo viên cần thiết lập các mức độ với những tiêu chí cụ thể để căn cứ vào đó thu thập các minh chứng về năng lực giải quyết vấn đề theo các mức độ của HS, xem bảng sau đây:

Câu hỏi tương tác module 3 tin học thpt

Câu 1: Thầy, cô hãy mô tả biểu hiện của các mức đạt được của năng lực “Giải quyết vấn đề và sáng tạo” khi dạy học nội dung về thuật toán hoặc lập trình.

Hướng dẫn:

Có 5 mức độ mức đạt được của năng lực “Giải quyết vấn đề và sáng tạo” khi dạy học nội dung về thuật toán hoặc lập trình

Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trình bày về định hướng đánh giá kết quả giáo dục theo một số điểm chính như sau:

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được qui định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn.

Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế. Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của HS trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.

Việc đánh giá thường xuyên do GV phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của GV, của cha mẹ HS, của bản thân HS được đánh giá và của các HS khác.

Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát triển chương trình.

Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên HS, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình HS và xã hội.

Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại HS ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.

Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Tin học theo Chương trình GDPT 2018

Chương trình môn Tin học (2018) đã nêu một số định hướng chung về đánh giá kết quả giáo dục trong môn Tin học như sau:

  • Đánh giá thường xuyên (ĐGTX) hay đánh giá định kì (ĐGĐK) đều bám sát năm thành phần của năng lực tin học và các mạch nội dung DL, ICT, CS, đồng thời cũng dựa vào các biểu hiện năm phẩm chất chủ yếu và ba năng lực chung được xác định trong chương trình tổng thể.
  • Với các chủ đề có trọng tâm là ICT, cần coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng làm ra sản phẩm. Với các chủ đề có trọng tâm là CS, chú trọng đánh giá năng lực sáng tạo và tư duy có tính hệ thống. Với mạch nội dung DL, phải phối hợp đánh giá cách HS xử lí tình huống cụ thể với đánh giá thông qua quan sát thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của HS trong môi trường số. GV cần lập hồ sơ học tập dưới dạng cơ sở dữ liệu đơn giản để lưu trữ, cập nhật kết quả ĐGTX đối với mỗi HS trong cả quá trình học tập của năm học, cấp học.
  • Kết luận đánh giá của GV về năng lực tin học của mỗi HS dựa trên sự tổng hợp các kết quả ĐGTX và kết quả ĐGĐK.

Việc đánh giá cần lưu ý những điểm sau

– Đánh giá năng lực tin học trên diện rộng phải căn cứ YCCĐ đối với các chủ đề bắt buộc; tránh xây dựng công cụ đánh giá dựa vào nội dung của chủ đề lựa chọn cụ thể.

– Cần tạo cơ hội cho HS đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cách khuyến khích HS giới thiệu rộng rãi sản phẩm số của mình cho bạn bè, thầy cô và người thân để nhận được nhiều nhận xét góp ý.

– Để đánh giá chính xác và khách quan hơn, GV thu thập thêm thông tin bằng cách tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm số do HS làm ra, khích lệ HS tự do trao đổi thảo luận với nhau hoặc với GV.

Đặc điểm của kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tin học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Đặc điểm chung

Ở cấp THPT, kiểm tra đánh giá trong môn Tin học phải dựa

trên các nguyên tắc sau:

(1) Phối hợp ĐGTX với ĐGĐK, phối hợp nhận xét và chấm điểm để HS điều chỉnh việc học tập của mình nhằm đạt kết quả học tập tốt hơn. Tôn trọng đúng mức ĐGTX và những nhận xét. Kết quả đánh giá phải giúp HS tự so sánh được thành công của bản thân với yêu cầu về năng lực.

(2) Làm cho HS nhận thấy sự công bằng trong đánh giá, sẵn sàng trao đổi, giải thích với HS về kết quả đánh giá. Yêu cầu và khuyến khích HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.

(3) Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp ĐGTX và định kì như đánh giá sản phẩm, đánh giá qua dự án, đánh giá qua hồ sơ học tập, đánh giá qua quan sát hoạt động học tập, qua bài tập, đánh giá qua trả lời câu hỏi hoặc đối thoại.

(4) Đánh giá cao những ý tưởng sáng tạo về sản phẩm, đặc biệt những sản phẩm phục vụ được học tập và cuộc sống một cách thiết thực. Đánh giá cao khả năng chủ động tìm hiểu, học hỏi thêm để hoàn thiện kiến thức và kĩ năng trong môn học của HS. Khuyến khích các em chia sẻ ý tưởng hoặc kiến thức mới cho bạn bè.

Biểu hiện của năng lực Tin học của học sinh ở cấp THPT

Chương trình môn Tin học ở cấp THPT thể hiện sự phân hoá sâu hơn về định hướng nghề nghiệp. Do vậy, chương trình có các YCCĐ chung về năng lực tin học bắt buộc đối với mọi HS và có các yêu cầu bổ sung riêng tương ứng với HS chọn định hướng Tin học ứng dụng hoặc Khoa học máy tính.

Câu hỏi tương tác modul 3 tin học thpt

Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) và đánh giá tiếp cận năng lực

Đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung

Các bài kiểm tra trên giấy được thực hiện vào cuối một chủ đề, một chương, một học kì,…

Nhấn mạnh sự cạnh tranh

Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của việc dạy học

Chú trọng vào điểm số

Tập trung vào kiến thức hàn lâm

Đánh giá được thực hiện bởi các cấp quản lí và do giáo viên là chủ yếu, còn tự đánh giá của học sinh không hoặc ít được công nhận

Đánh giá đạo đức học sinh chú trọng đến việc chấp hành nội quy nhà trường, tham gia phong trào thi đua…

Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực.

Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…) trong suốt quá trình học tập

Nhấn mạnh sự hợp tác

Quan tâm đến đến phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của học sinh

Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét

Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo

Giáo viên và học sinh chủ động trong đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo của học sinh

Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn diện, chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản thân

6. Gợi ý học tập môn Công nghệ mô đun 3 THPT

Xem đầy đủ nội dung tại bài viết: Gợi ý đáp án môn Công nghệ mô đun 3 THPT

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
16 32.118
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm