Giày xéo hay dày xéo, từ nào đúng chính tả?

Giày xéo hay dày xéo, từ nào đúng chính tả? Giày hay dày đều là những tiếng có nghĩa trong tiếng Việt. Tuy nhiên phải kết hợp như thế nào mới đúng? Phân biệt d - gi luôn là câu hỏi khó đối với các bạn học sinh tiểu học. Cùng Hoatieu.vn đi tìm từ đúng trong 2 từ giày xéo - dày xéo nhé.

1. Giày xéo hay dày xéo, từ nào đúng chính tả?

Trong 2 từ giày xéo - dày xéo thì giày xéo mới là từ đúng

Giày xéo là từ đúng bởi giày trong tiếng Việt được ghi nhận là động từ hoặc danh từ, còn dày là tính từ

Ví dụ:

Quyển sách này dày quá

=> Dày là tính từ chỉ sự nhiều (theo chiều rộng của vật)

Voi giày ngựa xéo

=> Giày ở đây là động từ, chỉ hành động phá hủy, quần qua quần lại

2. Cách phân biệt gi - d

Cách phân biệt gi - d

Hoa Tiêu gửi đến bạn đọc một số cách để phân biệt d - gi. Trong tiếng Việt hiện nay vẫn chưa có các quy tắc cụ thể để phân biệt 2 âm đầu này. Các bạn có thể phân biệt chúng dựa vào một số kinh nghiệm sau:

- Âm đầu “gi” không bao giờ kết hợp với âm đệm, tức là không đứng trước các vần oa, oă, uâ, uê, uy, nên khi gặp những vần nay thì viết “d” như doạ nạt, nổi dóa, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì…

- Một số từ có từ đồng nghĩa (không kể Hán Việt hay thuần Việt) thường chuyển đổi theo các “mẹo”:

  • D thường chuyển đổi với L, Nh, Đ, D (Làm Nhà Đạo Diễn)
  • GI thường chuyển đổi với C, Ch, S, Tr, Th, T, Gi (các Chiến Sĩ Trẻ Tiếc Thời Gian) (Lê Trung Hoa, sđd, tr57-58).

Tuy nhiên khó có thể nhớ hết được các mẹo luật phân biệt D/GI.

Như vậy, muốn khỏi sai chính tả phụ âm đầu D/GI chủ yếu là viết theo thói quen, nhớ mặt từ.

=> Cách ghi D và GI khác nhau trong những từ cụ thể, không thể đúc rút thành quy luật chính tả được vì nó là vấn đề từ vựng học và có lí do lịch sử của nó. Những từ được ghi bằng D có lẽ vào thời kì chữ quốc ngữ được xây dựng có cách phát âm khác với những từ được ghi bằng GI ở bộ phận âm đầu. Những từ được ghi bằng GI như gia, giang, giáo… thường là những từ Hán Việt và theo cách phát âm cổ của chúng trước kia.

3. Một số cặp từ hay nhầm lẫn trong tiếng Việt

  • Nhận chức - nhậm chức => Từ đúng là nhậm chức (Giữ chức vụ, gánh vác chức vụ nào đó)
  • Giả thuyết - giả thiết
    => Cả 2 từ này đều đúng nhưng mỗi từ lại được sử dụng trong trường hợp khác nhau:

Giả thuyết: được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Giả thiết: được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.

  • Chín mùi - chín muồi => Từ đúng là chín muồi (chín, độ phát triển đầy đủ nhất)
  • Tham quan - thăm quan => Từ đúng là tham quan (ngắm cảnh, quan sát)
  • Tựu trung - tựu chung => Từ đúng là tựu trung (Tóm tắt lại, nói chung là...)
  • Chuẩn đoán - chẩn đoán => Từ đúng là chẩn đoán (Bác sỹ xác định đó là bệnh gì)
  • Huyên thuyên - luyên thuyên => Từ đúng là huyên thuyên (nói nhiều, đa số thường nói vớ vẩn)
  • Đều như vắt chanh - vắt tranh => Đúng là: Đều như vắt tranh

Hoa Tiêu vừa giúp các bạn xác định từ đúng giữa giày xéo - dày xéo và cách viết đúng chính tả d - gi. D - gi là cặp từ khó phân biệt trong tiếng Việt và thường được xác định theo mặt chữ, ghi nhớ. Các bạn học sinh hãy luyện viết, đọc nhiều để nhớ được nhé.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 6.914
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm