Giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức cả năm

Tải về

Giáo án môn Sử lớp 10 Kết nối tri thức - Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc mẫu giáo án file word môn Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm học bao gồm 14 bài học trong sách giáo khoa Lịch sử 10 KNTT. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức được trình bày dưới dạng file doc, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: Để xem toàn bộ nội dung giáo án 14 bài học Lịch sử 10 KNTT, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh làm quen với lịch sử với tư cách là một môn khoa học thực sự, rất cần thiết và hữu ích cho cuộc sống con người. Là một khoa học, sử học có đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu riêng và có chức năng nhiệm vụ quan trọng trong đời sống con người.

- Học sinh khắc phục những sai lầm, nhất là tư duy một chiều về lịch sử, chỉ coi lịch sử là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn, không cần khám phá gì thêm và cũng không vận dụng gì trong cuộc sống của các em. Qua đó bài này giúp học sinh phát triển toàn diện cả ba nhóm năng lực cơ bản của môn học, bao gồm năng lực tìm hiểu, năng lực nhận thức, tư duy lịch sử và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trên cơ sở những kiến thức cơ bản, gần gũi, hữu ích.

Như thế, bài này cũng giúp học sinh phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm, chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống

1. Về kiến thức

- Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua các ví dụ cụ thể.

- Giải thích được khái niệm lịch sử.

- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể.

- Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể.

- Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lý thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.

2. Về năng lực

- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích… sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.

- Trên cơ sở đó, góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Giáo án: Dựa vào nội dung Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo các định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

- máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của học sinh giúp học sinh nhận thức được sự kiên lịch sử tạo hứng thú cho học sinh học bài mới

b. Nội dung: Học sinh dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm: Nhìn vào hình ảnh trong sách hãy cho biết đây cây cầu này gắn liền với những sự kiện lịch sử nào?

d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS nhìn vào SGK và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: cây cầu này đã gắn liền với những sự kiện nào?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Vậy theo em Lịch sử là gì? Hiện thực và nhận thức lịch sử là gì? Liên quan tới những yếu tố nào? Để trả lời câu hỏi này thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của môn lịch sử lớp 10 của chương trình phổ thông mới.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm” lịch sử là gì?”

a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực và nhận thức của lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. sản phẩm: Khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy- học

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức theo cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:

? Lịch sử là gì?

? Hiện thực lịch sử là gì?

? nhận thức lịch sử là gì?

Phân tích so sánh 2 hình ảnh trong SGK ở tư liệu 2 và 3

Bước 2 thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận với nhau và trả lời các câu hỏi GV đưa ra

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động

- GV sẽ chỉ định một số HS ở một số nhóm báo cáo những gì đã thảo luận

Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh

-GV nhận xét và trình bày chốt ý

GV có thể nhấn mạnh và so sánh sự giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

- phân tích rõ ràng về 2 hình ảnh ở SGK ở tư liệu 2 và 3

1. Lịch sử là gì

- Lịch sử là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay

- Hiện thực lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

- Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử được trình bay ở nhiều cách khác nhau

...............

Giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 2

BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU

- Tiếp theo bài 1, mục tiêu ở bài 2 là giúp HS hiểu được tại sao việc học tập và tìm hiểu lịch sử lại hữu ích và rất cần thiết, đồng thời giúp các em có thể tự mình học tập và khám phá một cách dễ dàng, sáng tạo.

1. Về kiến thức

- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua các ví dụ

- Giải thích được sự cần thiết học tập lịch sử suốt đời.

2. Về năng lực

- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích… sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống bài tập nhận thức mới.

- Biết vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải quyết vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong cuộc sống

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng lịch sử- văn hoá dân tộc và thế giới; chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Giáo án: dựa vào nội dung Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo các định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

- máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của học sinh giúp học sinh nhận thức được sự kiên lịch sử tạo hứng thú cho học sinh học bài mới

b. Nội dung: giáo viên đặt câu hỏi về bài 1 để gợi lên sự logic giữa bài 1 và bài 2 để học sinh hiểu rõ sự liên kết giữa bài trước và bài này

c. Sản phẩm: giáo viên đặt câu hỏi gợi mở

d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS nhìn vào SGK và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: cây cầu này đã gắn liền với những sự kiện nào?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Lịch sử là những gì đã qua, vậy tại sao chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu, phục dựng lịch sử? chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa và vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và xã hội. Để hiểu rõ hơn thì hôm nay chúng ta qua bài mới của chủ đề 1.

............

Giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3

BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC

I. MỤC TIÊU

Thông qua bài học, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Giải thích được Sử học là một môn khoa học có tính liên ngành.

- Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với nghiên cứu lịch sử.

- Giải thích được sự hộ trợ của Sử hoc đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

2. Về năng lực

- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích… sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.

- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng các phẩm chất như:Khách quan, trung thực,chăm chỉ, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

- máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Kích thích tư duy của học sinh trong bài học

b. Nội dung: Học sinh dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm: Học sinh đọc phần dẫn mởi đầu và trả lời câu hỏi do GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: GV hỏi: Để vinh danh di tích- danh thắng Tràng An ( Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm có những nội dung nào? Qua đó chứng tỏ điều gì?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: các lĩnh vực, các ngành khoa học có mối tương tác, có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử? Sử học đã đóng góp gì trong sự phát triển các ngành các lĩnh vực khác? Thì hôm nay chúng ta qua chủ đề thứ 2 với bài 3 với tiêu đề sử học với các lĩnh vực khoa học

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu và lý giải tại sao Sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành

a. Mục tiêu: Học sinh biết giải thích vì sao Sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành thông qua khai thác các tư liện lịch sử, ví dụ cụ thể

- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. sản phẩm: học sinh giải thích tính liên ngành của học sử học qua câu hỏi của GV

d. Tổ chức thực hiện

...................

Giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 4

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU

Thông qua bài học, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

- Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.

- trình bày tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giái trị văn hoá của dân tộc; tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại.

- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể.

- Phấp tích được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hoá.

2. Về năng lực

- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; kỹ năng giải thích, phân tích… sự kiện, vấn đề lịch sử.

- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.

- Biết cách vận động mọi người xung quanh bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên địa phương.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng và bảo vệ những di tích lịch sử- văn hoá, chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

- máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Kích thích tư duy của học sinh trong bài học

b. Nội dung:GV chiếu một số hình ảnh như: Chùa một cột, Kinh thành Huế,…. Và đặt câu hỏiem hãy cho biết tên của các di sản trên? Những hình ảnh đó liên quan đến lịch sử không? Lịch sử có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản và phát triển của các ngành nghề hiện đại?

c. Sản phẩm: Học sinh đọc phần dẫn mởi đầu và trả lời câu hỏi do GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: GV hỏi: Em hãy cho biết tên của các di sản trên? Những hình ảnh đó liên quan đến lịch sử không? Lịch sử có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản và phát triển của các ngành nghề hiện đại?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: các hình ảnh trên đều liên quan đến lịch sử và chính nó là những chứng tích cho một quá khứ đầy nhiều biến động của động của lịch sử Việt Nam, không chỉ vậy nó còn đưa đến giá trị rất lớn đối với các ngành và lĩnh vực hiện đại ví dụ như Du lịch và để hiểu rõ hơn về vai trò của sử học đối với các lĩnh vực và ngành nghề hiện thì thầy và trò chúng ta qua một bài 4.

..............

Giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 5

BÀI 5: KHÁI NIỆM VĂN MINH. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KỲ CỔ- TRUNG ĐẠI

I. MỤC TIÊU

Thông qua bài học, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Giải thích và phân biệt được khái niệm văn minh và văn hoá.

- Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh thế giới trên trục thời gian

- Giải thích, phân tích được cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Đông.

- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ cổ- trung đại

2. Về năng lực

- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; kỹ năng giải thích, phân tích… sự kiện, nội dung lịch sử liênq uan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới

- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.

3. Về phẩm chất

- Biết trân trọng, giá trị, có nhận thức và hành động góp phần bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn hoá nhân loại

- Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, chăm chỉ, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

- máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Kích thích tư duy của học sinh trong bài học

b. Nội dung:GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến các nước phương đông như: Kim tự tháp, Tử cấm thành…sau đó đặt câu hỏi cho học sinh

c. Sản phẩm: Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi

d. Tổ chức thực hiện:

GV hỏi: Em hãy cho biết tên của các công trình trên? Các công trình này đã nói đến nền văn minh phương Tây hay Đông Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các hình ảnh trên đều đưa chúng ta đến những nền văn minh xa xưa ở phương Đông và chính nơi đây cũng là nguồn phát khởi cho sự ra đời và phát triển loài người ở chấu Á-Phi nói chung và Việt Nam nói riêng. Để hiểu rõ hơn nữa thì hôm nay chúng ta qua Chủ đề 3 với bài mở đầu là bài 5.

2. Hình thành kiến thức mới

Mục 1. Khái niệm văn minh. Khái quát lịch sử văn minh thế giới thời kỳ cổ- trung đại

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm văn minh

a. Mục tiêu: giải thích và phân tích được khái niệm văn hoá và văn minh.

- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK,

c. sản phẩm: HS biết về khái niệm cùng với đó là phân biệt rõ văn minh và văn hoá

d. Tổ chức thực hiện

..............

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 3.524
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm