(File word) Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối tri thức 2024 chủ đề 1-8

Kế hoạch dạy thêm Văn 9 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối tri thức là mẫu kế hoạch dạy thêm môn Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức với các bài giảng và mạch kiến thức bám sát với nội dung trong SGK Văn 9 KNTT theo từng bài. Mỗi bài giảng đều đầy đủ các phần nội dung ôn lại kiến thức và bài tập vận dụng giúp các em học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án dạy buổi 2 Ngữ văn 9 KNTT file word.

Kế hoạch dạy thêm Văn 9 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lưu ý: Hiện tại mới có giáo án dạy thêm Văn 9 KNTT bài 1. Các nội dung tiếp theo sẽ được Hoatieu chia sẻ trong thời gian sớm nhất.

Giáo án dạy thêm Văn 9 bài 1 KNTT

CHỦ ĐỀ 1: BÀI 1 - THẾ GIỚI KÌ ẢO

TUẦN 1 - Tiết 1,2,3,4,5

LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN TRUYỀN KỲ

A. MỤC TIÊU

I. Năng lực

1. Năng lực chung: Tự học; hợp tác giải quyết vấn đề, trình bày trước đám đông.

2. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận biết các đặc điểm của truyện truyền kỳ (cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ; chủ đề, tư tưởng, thông điệp);

- Năng lực đọc hiểu các văn bản truyện truyền kỳ ngoài SGK.

- Năng lực cảm thụ văn học.

II. Phẩm chất

- Bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong mỗi con người.

- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.

- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài dạy;

- Phiếu bài tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra kiến thức cũ: Xen kẽ trong giờ.

2. Tiến hành ôn tập.

HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ TRI THỨC VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN KỲ

1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của thể loại truyện

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu VB văn học.

2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.

3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.

4. Tổ chức thực hiện hoạt động.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm,

- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV các đơn vị kiến thức cơ bản của thể loại truyện truyền kỳ.

Câu hỏi:

- Em hãy nêu lại một số kiến thức chung về thể loại truyện truyền kỳ, đặc trưng (cốt truyện; ngôn ngữ).

-Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm văn học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tích cực trả lời.

- GV khích lệ, động viên.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

I. TRI THỨC NỀN VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN KỲ

1. Khái niệm

*Truyện truyền kỳ là những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

*Truyện truyền kì thuộc thể loại văn xuôi tự sự, có dung lượng ngắn, chứa đựng nhiều yếu tố kì lạ về nhân vật, tình tiết… có thể là chuyện của thần thánh, ma quỷ, chuyện về báo ứng, báo mộng có nguồn gốc từ những truyện kể thần linh, chí dị trong dân gian.

*Truyện truyền kì [1] có nguồn gốc từ Trung Hoa và lan toả ảnh hưởng trong toàn khu vực đồng văn. Tuy nhiên, khi du nhập vào mỗi nước, tuỳ hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà chúng được biến thái, tạo nên nét đặc sắc riêng cho mỗi dân tộc.

2. Định hướng cách đọc hiểu truyện truyền kì

*Về cơ bản, truyền kì có hai đặc điểm nổi bật:

- Tuy là văn học viết, nhưng truyền kì dựa trên cơ sở truyền thống tự sự dân gian, khai thác các mô típ, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả lối kể dân gian. Cho nên, muốn tìm nét đặc trưng hoặc so sánh ảnh hưởng của truyền kì giữa các dân tộc trong khu vực đồng văn, một nguyên tắc bắt buộc là phải xuất phát từ kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó.

- Truyền kì lấy yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung. Nhưng, mức độ của cái kì ảo phụ thuộc vào truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu lịch sử của dân tộc ấy. Như vậy, phải bám sát lịch sử và truyền thống thẩm mĩ dân tộc khi nghiên cứu truyền kì của họ.

- Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện,...

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐỌC HIỂU TRUYỆN TRUYỀN KỲ

* Kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện truyền kỳ bám sát đặc trưng thể loại sẽ giúp học sinh cảm nhận được những điểm đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật của văn bản, hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản; nhận thức được những đặc trưng tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại.

* Quy trình đọc - hiểu văn bản tuân thủ theo ba giai đoạn trước khi đọc (Chuẩn bị đọc) – trong khi đọc (Trải nghiệm cùng văn bản) – sau khi đọc (Suy ngẫm và phản hồi).

*. Nắm vững đặc trưng thể loại truyện truyền kỳ: Truyện truyền kì thuộc thể loại văn xuôi tự sự, có dung lượng ngắn, chứa đựng nhiều yếu tố kì lạ về nhân vật, tình tiết… có thể là chuyện của thần thánh, ma quỷ, chuyện về báo ứng, báo mộng có nguồn gốc từ những truyện kể thần linh, chí dị trong dân gian.Truyền kỳ thường chứa đựng các yếu tố như những nhân vật siêu nhiên, hiện tượng ma quái, hành trình phi thường, và thường xuyên xuất hiện các tình tiết kỳ bí hoặc khó hiểu.

*. Tìm hiểu về ngữ cảnh: Nếu câu chuyện thần kỳ liên quan đến thế giới giả tưởng hoặc có nền văn hóa và lịch sử riêng, hãy tìm hiểu về ngữ cảnh trước khi bắt đầu đọc. Điều này giúp các em hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới trong truyện và tạo ra một kết nối sâu hơn với câu chuyện.

*. Đọc một cách tận hưởng: Hãy đọc truyện một cách chậm rãi và tận hưởng từng chi tiết. Để câu chuyện lưu thông qua tâm trí của các em và cảm nhận sự phép thuật của nó. Hãy tận hưởng ngôn ngữ sắc sảo và màu sắc của câu chuyện.

*. Liên hệ, kết nối giữa những vấn đề đặt ra trong văn bản với thực tế cuộc sống xung quanh mình, từ đó có thể rút ra những bài học sâu sắc cho bản thân.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM TRUYỆN TRUYỀN KÌ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

1. TRUYỀN KÌ MẠN LỤC – NGUYỄN DỮ

Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Ghi chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi[1] dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702–?) đánh giá là một "áng thiên cổ kỳ bút".

Truyền kỳ mạn lục bao gồm 20 truyện :

· "Câu chuyện ở đền Hạng vương" (Hạng vương từ ký)

· "Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu" (Khoái Châu nghĩa phụ truyện)

· "Chuyện cây gạo" (Mộc miên thụ truyện)

· "Chuyện gã trà đồng giáng sinh" (Trà đồng giáng đản lục)

· "Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây" (Tây viên kỳ ngộ ký)

· "Chuyện đối tụng ở Long cung" (Long đình đối tụng lục)

· "Chuyện nghiệp oan của Đào Thị" (Đào Thị nghiệp oan ký)

· "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (Tản Viên từ phán sự lục)

· "Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên" (Từ Thức tiên hôn lục)

· "Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào" (Phạm Tử Hư du thiên tào lục)

· "Chuyện yêu quái ở Xương Giang" (Xương Giang yêu quái lục)

· "Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na" (Na sơn tiều đối lục 那山樵對錄)

· "Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều" (Đông Triều phế tự lục)

· "Chuyện nàng Thúy Tiêu" (Thúy Tiêu truyện)

· "Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang" (Đà Giang dạ ẩm ký)

· "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nam Xương nữ tử truyện 南昌女子傳)

· "Chuyện Lý tướng quân" (Lý tướng quân truyện)

· "Chuyện Lệ Nương" (Lệ Nương truyện)

· "Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa" (Kim Hoa thi thoại ký)

· "Chuyện tướng Dạ Xoa" (Dạ Xoa bộ soái lục)

2. THÁNH TÔNG DI THẢO

Nhắc đến Lê Thánh Tông (1442 – 1497), hẳn không còn ai trong chúng ta xa lạ với vị vua vĩ đại này. Tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang của ông dưới thời Lê Sơ đã gắn liền với giai đoạn cường thịnh bậc nhất của nước Đại Việt. Ông là bậc vĩ nhân của đất nước; là vị vua anh minh, văn võ tài lược, nhà cách tân vĩ đại, là đại diện của sự ấm no và an lành, của thái bình và thịnh trị... Ấy thế nhưng, hẳn không ít người chưa biết rằng ngoài là một bậc cai trị vĩ đại, Lê Thánh Tông còn là một tác giả truyện chí dị vô cùng tài năng, với tác phẩm tiêu biểu nhất chính là chủ đề của loạt bài viết này: THÁNH TÔNG DI THẢO.

"Thánh Tông di thảo" (聖宗遺草), hay "Thánh Tông di thảo nguyên ủy" là một thủ cảo Hán văn (bản chép tay) gồm 2 quyển, đóng thành 1 tập dày 198 trang, khổ 31x21cm, có 1 tựa, mỗi trang 9 dòng, mỗi dòng 19 từ, do Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tầm đầu thế kỉ XX. Hiện nay, chỉ còn lại một bản được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội), mang ký hiệu A.202. Tác phẩm thuộc thể loại chí quái tùng thư, bao gồm 19 truyện riêng biệt:

- Quyển I (thượng) có:

(1) Mai Châu yêu nữ truyện (Truyện yêu nữ châu Mai)

(2) Thiềm thừ miêu duệ ký (Bài ký dòng dõi con Thiềm thừ)

(3) Lưỡng Phật đấu thuyết ký (Bài ký hai Phật cãi nhau)

(4) Phú cái truyện (Truyện người hành khất giàu)

(5) Nhị thần nữ truyện (Truyện hai gái thần)

(6) Sơn quân phả (Bản phả về thần núi)

(7) Giao thư lục (Bức thư của con muỗi)

(8) Hoa quốc kỳ duyên (Duyên lạ ở Hoa quốc)

(9) Vũ môn tùng miếu (Trận cười ở núi Vũ Môn)

(10) Ngư gia chí dị (Truyện lạ nhà thuyền chài)

(11) Lũng cổ phán từ (Lời phán xử của anh điếc và anh mù)

(12) Ngọc Nữ quy chân chúa (Ngọc nữ về tay chân chủ)

(13) Hiếu đễ nhị thần ký (Truyện ký về hai thần hiếu đễ)

- Quyển II (hạ) có:

(14) Dương phu truyện (Truyện chồng dê)

(15) Trần nhân cư thủy phủ (Người trần ở thủy phủ)

(16) Lãng Bạc phùng tiên (Gặp tiên ở Hồ Tây hồ Lãng Bạc)

(17) Mộng ký (Truyện ký về một giấc mộng)

(18) Thử tinh truyện (Truyện chuột tinh)

(19) Nhất thư thủ thần nữ (Một dòng chữ lấy được gái thần)

3. TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ

Truyền kỳ tân phả (chữ Hán: 傳奇新譜; Cuốn phả mới về truyền kỳ) còn có tên là Tục truyền kỳ (Viết nối truyện truyền kỳ); là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có xen thơ, hành và văn tế của nữ sĩ Việt Nam Đoàn Thị Điểm (1705-1748).

Giới thiệu Truyền kỳ tân phả, danh sĩ Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) viết:

Truyền kỳ tân phả gồm 1 quyển, do nữ học sĩ Đoàn Thị Điểm soạn. Sách ghi chép những truyện linh dị và những truyện gặp gỡ. Đó là các truyện: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển), Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp), Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích câu), Nghĩa khuyển khuất miêu (Chó khôn chịu nhịn mèo) và Hoành Sơn tiên cục (Cuộc cờ tiên trên núi Hoành Sơn).

Tuy nhiên, trong Nam sử tập biên (Q.5, viết năm 1724)[1] và Gia phả họ Đoàn thì Đoàn Thị Điểm chỉ viết có 3 truyện, đó là:

· Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển), là chuyện nữ thần Chế Thống, tức Nguyễn Thị Bích Châu, cung phi của Trần Duệ Tông đã hi sinh thân mình để nhà vua được an toàn đưa chiến thuyền vào đánh quân Chiêm Thành.

· Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), là chuyện bà chúa Liễu Hạnh, một nhân vật huyền thoại có nhiều quyền năng siêu phàm, một trong bốn vị "tứ bất tử" (Tản Viên, Thánh Gióng, Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử) của Việt Nam.

· An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp). là chuyện vợ thứ ông Đinh Nho Hoàn đời vua Lê Dụ Tông, đã tuẫn tiết theo chồng.

Ba truyện sau chưa rõ người viết, đó là:

· Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích câu). Có người cho là của Đặng Trần Côn, nhưng học giả Trần Văn Giáp dựa vào nhiều tài liệu lại khẳng định là của Đoàn Thị Điểm [2]. Sau truyện này được Vũ Quốc Trân diễn ra thơ lục bát.

· Khuyển miêu đối thoại (Cuộc đối thoại giữa chó và mèo). Có bản không có truyện này, mà có truyện Tùng bách thuyết thoại (Cây tùng và cây bách nói chuyện).

· Long hổ đấu kỳ (Rồng hổ tranh nhau về tài lạ).

.........................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối tri thức file word.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 1.273
0 Bình luận
Sắp xếp theo