Đâu là đặc điểm của biển báo cấm?

Đâu là đặc điểm của biển báo cấm? Nhóm biển báo cấm có đặc điểm gì? Hiểu ý nghĩa các biển báo giao thông giúp bạn lưu thông an toàn, đúng quy định. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu đặc điểm của biển báo cấm nhé.

1. Đâu là đặc điểm của biển báo cấm?

Biển báo cấm được quy định tại QCVN 41:2019 của Bộ GTVT. Nhóm biển báo cấm này đều có đặc điểm chung sau:

  • Có hình tròn
  • Phần lớn các biển báo cấm có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen
  • Có dấu gạch chéo biểu thị ý nghĩa "cấm"
  • Đa số các biển báo cấm đường bộ có viền đỏ nền trắng có cùng chung 1 quy cách thống nhất với đường kính biển báo là 70 cm, viền đỏ là 10 cm và vạch đỏ là 5 cm.

2. Các loại biển báo cấm

 Đâu là đặc điểm của biển báo cấm?

Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 có hiệu lực từ 1/7/2020, quy định các biển báo cấm, gồm 40 kiểu được đánh số từ 101 đến 140.

  • Nhóm biển từ 101 đến 120: Liên quan phương tiện lưu thông
  • Nhóm biển từ 121 đến 140: Liên quan tốc độ, cấm vượt, rẽ, đỗ dừng

Ví dụ:

  • Biển số 101 “Đường cấm”, báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định
  • Biển số 102 “Cấm đi ngược chiều”, báo đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định
  • Biển số 123b “Cấm rẽ phải”, cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía phải ở những vị trí đường giao nhau trừ các xe được ưu tiên theo quy định
  • Biển số 106a “Cấm ô tô tải”, báo đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng.
  • Biển số 106b “Cấm ô tô tải” có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
  • Biển số 107 “Cấm ô tô khách và ô tô tải” báo đường cấm ôtô chở khách và các loại ôtô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định
  • Biển số 108 “Cấm ô tô, máy kéo kéo moóc hoặc sơ mi rơ moóc”, báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả môtô, máy kéo, ôtô khách kéo theo rơ-moóc đi qua, trừ loại ôtô sơ-mi rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo luật lệ nhà nước quy định
  • Biển số 109 “Cấm máy kéo”, báo đường cấm tất cả các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua
  • Biển số 110b “Cấm xe đạp thồ”, báo đường cấm xe đạp thồ đi qua. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp. Biển này không cấm người dắt loại xe này

3. Đi vào đường cấm phạt bao nhiêu?

Nhiều người không để ý đến các biển báo cấm nên đã đi vào khu vực cấm, đường cấm và bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100. Nghị định 100 nâng cao mức phạt đối với các hành vi này, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô đi vào khu vực cấm, đường cấm. Nếu vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì người điể khiển ô tô sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.
  • Người điều khiển xe máy vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng với hành vi đi vào đường cấm, khu vực cấm

Đây là mức phạt khá nặng cho các tài xế. Mức phạt này mang tính răn đe, bởi đi vào đường cấm, khu vực cấm gây nguy hiểm cho chính bản thân người vi phạm và những người tham gia giao thông khác.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Đâu là đặc điểm của biển báo cấm? Việc thuộc các quy định, tên các biển báo giúp người tham gia giao thông bảo vệ sự an toàn của bản thân và tránh các trường hợp bị xử phạt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 206
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm