Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An năm 2024

Đáp án Cuộc thi "Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý" tỉnh Nghệ An năm 2024 được Hoatieu.vn giới thiệu trong bài viết sau đây gồm câu trả lời cho các câu hỏi trong cuộc thi Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm tại tỉnh Nghệ An được tổ chức và phát động trên môi trường Internet do Sở Y tế Nghệ An tổ chức.

Thông qua cuộc thi, nhằm cung cấp kiến thức về lĩnh vực an toàn thực phẩm cho cán bộ làm công tác quản lý An toàn thực phẩm các cấp, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc lĩnh vực ngành Y tế quản lý và người dân. Đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm hiệu quả.

1. Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An

- Hình thức: Cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên hệ thống website:

+ Cổng thông tin điện tử Nghệ An (https://nghean.gov.vn)

+ Cổng thông tin điện tử Sở Y tế (https://yte.nghean.gov.vn)

+ Cổng thông tin điện tử Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An (https://antoanthucphamnghean.gov.vn).

- Nội dung thi gồm: Tìm hiểu các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Y tế quản lý.

- Thời gian thi: 3 tuần từ ngày 20/11/2023 đến ngày 11/12/2023

- Cơ cấu giải thưởng cuộc thi:

+ Giải cá nhân

  • 1 Giải nhất: Tặng Giấy chứng nhận của Ban tổ chức kèm tiền thưởng 1.500.000 đồng.
  • 2 Giải nhì: Tặng Giấy chứng nhận của Ban tổ chức kèm tiền thưởng 1.000.000 đồng.
  • 3 Giải ba: Tặng Giấy chứng nhận của Ban tổ chức kèm tiền thưởng 700.000 đồng.
  • 4 Giải khuyến khích: Tặng Giấy chứng nhận của Ban tổ chức kèm tiền thưởng 400.000 đồng.

+ Giải tập thể: Giải thi tuần: Có 3 giải, mỗi tuần 1 giải.

2. Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An

Câu hỏi 1: Thực phẩm bị thu hồi trong trường hợp nào sau đây?

  1. Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường; Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành.
  2. Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định; Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
  3. Cả 2 đáp án trên.

Câu hỏi 2: Tổ chức có hành vi không thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc danh mục bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo quy định của pháp luật bị xử phạt tối đa bao nhiêu tiền?

  1. 10.000.000 đồng
  2. 15.000.000 đồng
  3. 20.000.000 đồng

Câu hỏi 3: Trường hợp nào sau đây được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu?

  1. Sản phẩm được sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
  2. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
  3. Cả 2 đáp án trên.

Câu hỏi 4: Mức phạt tiền đối với Tổ chức sản xuất thực phẩm có hành vi “sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động” là?

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng

Câu hỏi 5: Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm là?

  1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất.
  2. Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm.
  3. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 6: Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào sau đây?

  1. Được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  2. Được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  3. Được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và không bị mắc các bệnh viêm da nhiễm trùng khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Câu hỏi 7: Hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng thì bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm trong thời gian bao nhiêu?

  1. Từ 01 tháng đến 03 tháng
  2. Từ 02 tháng đến 03 tháng
  3. Từ 03 tháng đến 05 tháng

Câu hỏi 8: Trường hợp nào sau đây không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

  1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có địa điểm cố định.
  2. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
  3. Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai.

Câu hỏi 9: Loại bao gói nào không nên để tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm?

  1. Giấy sách, báo in.
  2. Hộp nhựa, hộp xốp chuyên dùng để chứa đựng thực phẩm.
  3. Màng bọc thực phẩm.

Câu hỏi 10: Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định có những biện pháp khắc phục hậu quả nào?

  1. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
  2. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người;
  3. Cả 2 đáp án trên.

Câu hỏi 11: Loại thực phẩm nào phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo?

  1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.
  3. Cả 2 đáp án trên.

Câu hỏi 12: Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những nguyên tắc nào?

  1. Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
  2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
  3. Cả 2 đáp án trên.

Câu hỏi 13: Thực phẩm bị ô nhiễm từ những nguồn nào dưới đây?

  1. Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm; Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh.
  2. Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh.
  3. Cả 2 đáp án trên.

Câu hỏi 14: Tổ chức, cá nhân có hành vi không thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc danh mục bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nào sau đây?

  1. Thay đổi mục đích sử dụng
  2. Buộc thu hồi thực phẩm
  3. Cả 2 đáp án trên

Câu hỏi 15: Hành vi nào sau đây có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm?

  1. Bảo quản thực phẩm sống, chín lẫn lộn.
  2. Chế biến thực phẩm đúng cách.
  3. Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm.

Trên đây là gợi ý của Hoatieu về Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An năm 2024. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Bài thu hoạch, bài dự thi nhé.

Đánh giá bài viết
1 994
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm