Cử nhân Luật ra trường làm gì?
Cử nhân luật ra trường làm gì? Học luật ra làm gì? Cử nhân luật có thể làm những công việc gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc, nỗi lo của nhiều bạn đang theo đuổi ngành luật.
Việc làm cho cử nhân luật
1. Cử nhân luật ra trường làm gì?
Ngành Luật hiện nay ở nước ta là ngành nghề có nhiều thách thức khi mức lương khởi điểm thấp trong khi đó lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bằng cấp.
Vậy, cử nhân luật ra trường làm gì? Nhiều bạn nhầm tưởng rằng, cử nhân luật khi ra trường chỉ có thể làm luật sư, thế nhưng trên thực tế, công việc dành cho các cử nhân luật lại phong phú hơn nhiều.
1.1 Cử nhân luật ra trường làm luật sư
Đây chắc hẳn là nghề mà nhiều người nghĩ đến đầu tiên. Để trở thành luật sư, đương nhiên các bạn phải có bằng cử nhân luật, bên cạnh đó, phải học qua các lớp đào tạo luật sư cũng như đi tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư để được cấp chứng chỉ hành nghề.
Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thì để lấy chứng chỉ hành nghề.
1.2 Cử nhân luật ra trường làm việc trong các cơ quan tòa án, viện kiểm sát
Cử nhân luật ra trường có thể làm thẩm phán, thư ký tòa, kiểm sát viên... Tuy nhiên để làm các chức vụ này thì bên cạnh bằng cử nhân luật, các bạn phải học để có thêm bằng nghiệp vụ tòa án, nghiệp vụ kiểm sát (nếu không phải là sinh viên các trường Học viện Tòa án, Đại học Kiểm sát).
1.3 Cử nhân luật ra trường làm pháp chế doanh nghiệp
Hiện nay các doanh nghiệp đều tồn tại chức vụ pháp chế để thực hiện các công việc liên quan đến pháp luật, rà soát hợp đồng...
Các cử nhân luật có thể tham khảo nghề này cho con đường sự nghiệp của mình.
1.4 Cử nhân luật ra trường làm công chứng viên
Công chứng viên là người xác nhận những giao dịch, hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.
Để làm công chứng viên, các bạn cần phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ.
1.5 Cử nhân luật ra trường làm giảng viên giảng dạy pháp luật
Nhiều trường đại học cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật như Luật Đại cương...
Bên cạnh đó, cũng có nhiều sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc được trường học giữ lại làm giảng viên giảng dạy trong trường.
2. Lương của cử nhân luật
Mức lương là vấn đề nhiều cử nhân luật lo lắng khi các thế hệ đi trước đều phàn nàn về mức lương của ngành luật.
Theo thống kê trung bình mà Hoatieu.vn tìm được thì mức lương của cử nhân luật sẽ rơi vào các khoảng sau đây tùy công việc:
Nghề | Mức lương |
Luật sư | 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng Chức vụ quản lý: 30.000.000 - 40.000.000 VNĐ/tháng + thưởng doanh thu |
Công chứng viên | 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng. |
Kiếm sát viên/chuyên viên | 4.500.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng |
Giảng viên ngành luật | 7.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng |
Pháp chế doanh nghiệp | 5.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng |
Nhân viên tại các văn phòng luật | 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ/tháng |
3. Học luật ra có dễ xin việc không?
Hiện nay vấn đề việc làm đang là sự thách thức đối với các cử nhân luật. Để trở thành luật sư thì thời gian, công sức bỏ ra để học sau đại học là rất nhiều. Các công việc khác thì lương cơ bản thấp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, chứng chỉ hơn so với các ngành nghề khác.
Tuy nhiên với những người đã có kinh nghiệm, thực sự giỏi và tâm huyết với nghề, thì việc nhận mức lương cao cũng có rất nhiều.
=> Việc làm ngành luật xét theo mặt bằng chung thì cơ hội không cao như những ngành khác, do đó, bạn nào thực sự yêu thích pháp luật nên chuẩn bị kỹ tâm lý cho bản thân.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Cử nhân Luật ra trường làm gì? Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Có được vừa xét tuyển học bạ, vừa đăng ký nguyện vọng cùng một trường?
- Vừa xét học bạ vừa xét tuyển nguyện vọng 1 được không?
- Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì?
- Chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) có được để mái không?
- Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
- Làm căn cước công dân online
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27