Bộ câu hỏi về biển đảo Việt Nam
Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về “Biển đảo Việt Nam” đang được phát động mạnh mẽ nhằm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tình yêu biển, đảo; khơi dậy tình cảm và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo. Dưới đây là câu hỏi và đáp án gợi ý về biển đảo Việt nam HoaTieu.vn xin được chia sẻ để các bạn sử dụng làm tư liệu ôn tập.
Câu hỏi tìm hiểu về biển đảo Việt Nam
1. Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu về biển đảo Việt Nam
Câu 1. Bạn hãy cho biết Việt Nam - Campuchia đã ký kết hiệp định xác lập vùng nước lịch sử chung vào ngày tháng năm nào?
- Ngày 5/5/1982
- Ngày 6/6/1982
- Ngày 7/7/1982
- Ngày 8/8/1982
Câu 2. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Malaysia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thỏa thuận về “Hợp tác khai thác chung” trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước vào ngày tháng năm nào?
- Ngày 03/6/1992
- Ngày 04/6/1992
- Ngày 05/6/1992
- Ngày 06/6/1992
Câu 3. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Philippine đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc ứng xử cơ bản đối với vùng tranh chấp vào ngày tháng năm nào?
- Ngày 01/11/1995
- Ngày 03/11/1995
- Ngày 05/11/1995
- Ngày 07/11/1995
Câu 4. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Inđônêxia đã ký Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa vào ngày tháng năm nào?
- Ngày 26/6/2003
- Ngày 27/6/2003
- Ngày 28/6/2003
- Ngày 29/6/2003
Câu 5. Hiện nay huyện đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào?
- Thành phố Đà Nẵng
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Tỉnh An Giang
- Tỉnh Trà Vinh
Câu 6. Bạn hãy cho biết từ viết tắt DOC là gì?
- DOC là tên viết tắt tiếng Anh của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002.
- DOC là tên viết tắt tiếng Anh của quyền tài phán trên Biển Đông
- DOC là tên viết tắt của tiếng Anh của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
- Tất cả đều sai.
Câu 7. Bạn hãy cho biết biển nước ta gồm mấy vùng?
Đáp án: 05 vùng (nội thủy; lãnh hải; vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế; vùng thềm lục địa).
Câu 8. Bạn hãy cho biết diện tích Vịnh Bắc Bộ khoảng bao nhiêu km2?
- 116.200 km2
- 126.250 km2
- 136.350 km2
- 146.450 km2
Câu 9. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ khi nào?
- Từ năm 1974 – 2000
- Từ năm 1974 – 2003
- Từ năm 1974 – 2007
- Từ năm 1974 – 2009
Câu 10. Câu “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được nêu tại Luật nào của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Đáp án: Tại Luật Biên giới quốc gia.
Câu 11. “Đoàn tàu không số” là tên gọi của đơn vị vận tải thủy nào? Được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: Đoàn 759, được thành lập vào ngày 23/10/1961.
Câu 12. Vịnh Hạ Long mấy lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới? Vào năm nào?
- 2 lần vào năm 1994 và năm 2000
- 1 lần vào năm 2012
- 2 lần vào năm 1990 và năm 2000
- Chưa được công nhận lần nào
Câu 13. Thực hiện cuộc vận động “Vì biển đảo thân yêu”, đoàn công tác của tỉnh Phú Thọ do đồng chí Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tham dự lễ bàn giao xuồng CQ-01 – món quà mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ tặng bộ đội Trường Sa cho Bộ Tư lệnh Hải Quân tại Nhà máy X46 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân – Hải Phòng) vào ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: Ngày 15/3/2015
Câu 14. Bạn hãy cho biết Việt Nam hiện đã xác lập chủ quyền bao nhiêu đảo nổi và đảo chìm ở quần đảo Trường Sa?
- 21 đảo
- 25 đảo
- 30 đảo
- 40 đảo
Câu 15. Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” của Việt Nam được phát hành vào năm nào?
- Năm 1988
- Năm 1989
- Năm 1990
- Năm 2000
Giải thích: Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” do họa sĩ Trần Lương thiết kế, được Tổng cục Bưu điện phát hành vào ngày 19/1/1988. Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” thể hiện hình ảnh “Đội Hoàng Sa” - hải đội dưới thời Nguyễn có nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cùng hình ảnh hai quần đảo này trên các tấm bản đồ cổ.
Câu 16. Bạn hãy cho biết Việt Nam cùng các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) vào ngày, tháng, năm nào?
- Ngày 02/11/2002
- Ngày 03/11/2002
- Ngày 04/11/2002
- Ngày 05/11/2002
Câu 17. Hiện nay huyện đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào?
- Tỉnh Bình Thuận
- Tỉnh Khánh Hòa
- Tỉnh Kiên Giang
- Thành phố Cần Thơ
Câu 18. Quần đảo Trường Sa được giải phóng vào ngày, tháng, năm nào?
- 30/4/1975
- 29/4/1975
- 19/4/1975
- 15/4/1975
Câu 19. Bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào?
- Quảng Ninh đến Kiên Giang
- Hải Phòng đến Cần Thơ
- Thái Bình đến Cà Mau
- Nam định đến Bình Thuận
Câu 20. “Bãi Cát Vàng” là tên gọi ngày xưa của địa danh nào ở thành phố Đà Nẵng?
- Quần đảo Hoàng Sa
- Bán đảo Sơn Trà
- Quần đảo Cát Bà
- Quần đảo Cô Tô
Câu 21. Nước ta có bao nhiêu huyện ven biển?
- 125
- 150
- 100
- 80
Câu 22. Quần đảo nào của nước ta xa bờ nhất?
- Trường Sa
- Hoàng Sa
- Hà Tiên
- An Thới
Câu 23. Ô nhiễm từ các hoạt động liên quan đến đáy biển bao gồm:
- Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
- Các hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, quặng đa kim.
- Các hoạt động khoan, đào, nổ nhằm mục đích xây dựng đường hầm, đặt cáp, ống dẫn.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 24. Về mặt tự nhiên rừng ngập mặn có tác dụng?
- Chắn sóng
- Bảo vệ đê
- Hạn chế xói lở
- Tất cả các ý trên
Câu 25. Luật Biển Việt Nam có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
- Gồm 7 chương, 55 điều
- Gồm 7 chương, 50 điều
- Gồm 8 chương, 55 điều
- Gồm 8 chương, 50 điều
Giải thích: Luật Biển Việt Nam bao gồm 7 chương, 55 điều. Chương I Quy định chung; chương II Vùng biển Việt Nam; chương III Hoạt động của người và phương tiện trong các vùng biển Việt Nam; chương IV Phát triển kinh tế biển; Chương V Tuần tra, kiểm soát trên biển; Chương VI Xử lý vi phạm; Chương VII Điều khoản thi hành.
Câu 26. Đảo Ngọc Phú Quốc là thiên đường nhiệt đới của vịnh nào?
- Vịnh Cam Ranh
- Vịnh Lăng Cô
- Vịnh Nha Trang
- Vịnh Thái Lan
Câu 27. Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Cam-pu-chia ký ngày 7/7/1982 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?
Đáp án: Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 07/7/1982.
Câu 28. Một trong ba cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới của nước ta là?
- Cảng Cái Lân
- Cảng Chân Mây
- Cảng Đà Nẵng
- Cảng Cam Ranh
Câu 29. Bạn hãy cho biết hòn đảo nào được mệnh danh là “địa ngục trần gian” ở nước ta?
- Côn Sơn
- Cát Bà
- Lý Sơn
- Côn Đảo
Câu 30. Lễ “Khao lề thế lính” là một nghi lễ truyền thống của huyện đảo nào?
- Lý Sơn
- Phú Quốc
- Côn Đảo
- Cô Tô
Câu 31. Cục Cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
- Ngày 28/8/1997
- Ngày 28/8/1998
- Ngày 28/8/1999
- Ngày 28/8/2000
Giải thích: Ngày 28 tháng 8 năm 1998, Cục cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân được thành lập, đánh dấu sự ra đời của Cảnh sát biển Việt Nam.
Câu 32. Môi trường biển có những chức năng chính nào sau đây:
- Bảo đảm điều kiện sống của con người, cung cấp tài nguyên, bảo đảm những tiện nghi cho sinh hoạt của con người (như du lịch, thể thao, nghỉ ngơi…)..
- Môi trường giao thông
- Hấp thụ, đồng hóa các chất thải có nguồn gốc từ đất liền.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 33. Đảo Bạch Long Vĩ thuộc vịnh nào của Việt Nam?
- Vịnh Bắc Bộ
- Vịnh Thái Lan
- Vịnh Hạ Long
- Vịnh Vân Phong
Câu 34. Việt Nam nằm ở phía nào của Biển Đông?
- Phía Đông Nam
- Phía Tây
- Phía Nam
- Phía Tây Bắc
Câu 35. Lễ hội Nghinh Ông của địa phương nào được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2013?
- Lễ hội Nghinh Ông, huyện Cần Giờ, TP HCM
- Lễ hội Nghinh Ông Cà Mau
- Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu
- Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc
Câu 36. Câu nói bất hủ “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong dịp đến thăm Bộ đội Hải quân lần thứ hai vào tháng, năm nào? Ở đâu?
- Tháng 3/1961, tại Vịnh Hạ Long
- Tháng 4/1961, tại Vũng Tàu
- Tháng 5/1961, tại Nha Trang
- Tháng 6/1961, tại Phú Quốc
Câu 37. Bạn hãy cho biết bãi biển dài nhất ở nước ta là bãi biển nào?
- Trà Cổ (Quảng Ninh)
- Sầm Sơn (Thanh Hóa)
- Cửa Lò (Nghệ An)
- Đồ Sơn (Hải Phòng)
Câu 38. Nhiệm vụ “Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo” được nêu ra tại văn bản nào?
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII
Câu 39. Bạn hãy cho biết tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được chuẩn y ngày tháng năm nào?
- Ngày 12 tháng 4 năm 1977
- Ngày 12 tháng 5 năm 1977
- Ngày 12 tháng 6 năm 1977
- Ngày 12 tháng 7 năm 1977
Câu 40. Bạn hãy cho biết Luật Biên giới quốc gia được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn tại kỳ họp thứ mấy, khóa nào và vào ngày tháng năm nào?
- Tại Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XI, ngày 17 tháng 6 năm 2003.
- Tại Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XI,ngày 17 tháng 6 năm 2005.
- Tại Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XI,ngày 17 tháng 6 năm 2007.
- Tại Kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XI,ngày 17 tháng 6 năm 2009.
Câu 41. Bạn hãy cho biết, các nước ASEAN đã ra Tuyên bố riêng 6 điểm về Biển Đông vào ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: Ngày 20/7/2012
Giải thích: Đây là lần đầu tiên ASEAN có Tuyên bố riêng kể từ năm 1995 khi Việt Nam chưa phải là thành viên của ASEAN. Tuyên bố này tái khẳng định cam kết của các nước Đông Nam Á trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, tập hợp những điểm mà các nước ASEAN đã đạt được đồng thuận bao gồm cả vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển.
Câu 42. Bạn hãy cho biết “Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam 2010” diễn ra ở đâu? Thời gian nào?
- Ngày 1 đến 8/4/2010 tại Quảng Bình.
- Ngày 1 đến 8/5/2010 tại Quảng Bình.
- Ngày 1 đến 8/6/2010 tại Quảng Bình.
- Ngày 1 đến 8/7/2010 tại Quảng Bình.
Câu 43. Các quyền tự do trên biển cả được quy định tại Điều 87 Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là gì?
Đáp án: Tại Điều 87 Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Trên biển cả, các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều có quyền:
- Tự do hàng hải;
- Tự do hàng không;
- Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ các quy định của Công ước;
- Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép với điều kiện tuân thủ các quy định của Công ước;
- Tự do đánh bắt hải sản với điều kiện tuân thủ các quy định của Công ước về bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của biển cả;
- Tự do nghiên cứu khoa học với điều kiện tuân thủ các phần về thềm lục địa và nghiên cứu khoa học biển của Công ước;
Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện quyền tự do trên biển cả của các quốc gia khác cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quan đến hoạt động trong Vùng.
Câu 44. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong vịnh Thái Lan ký ngày 9/8/1997 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?
Đáp án: Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 27/2/1998.
Câu 45. Bạn hãy cho biết đường bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài bao nhiêu km?
- 250 km
- 305 km
- 350 km
- 400 km
Câu 46. Bạn hãy cho biết tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được chuẩn y ngày tháng năm nào?
- Ngày 12 tháng 9 năm 1982
- Ngày 12 tháng 10 năm 1982
- Ngày 12 tháng 11 năm 1982
- Ngày 12 tháng 12 năm 1982
Câu 47. Bạn hãy cho biết huyện Côn đảo có bảo nhiêu hòn đảo lớn nhỏ?
- 7 hòn đảo lớn nhỏ
- 10 hòn đảo lớn nhỏ
- 13 hòn đảo lớn nhỏ
- 14 hòn đảo lớn nhỏ
Câu 48. Bạn hãy cho biết huyện Long Điền có chiều dài bờ biển là nhiêu?
- 26 km
- 30 km
- 35 km
- 40 km
Câu 49. Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển được quân đội ta thiết lập từ năm nào đến năm nào?
Đáp án: Từ năm 1961 – 1975
Câu 50. Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 vào ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: Ngày 23/6/1994
Câu 51. Vai trò và ý nghĩa của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
Đáp án: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một công ước tiến bộ thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn cầu có tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới. Công ước không chấp nhận bảo lưu mà đòi hỏi phải tham gia cả gói (package deal) theo nguyên tắc "nhất trí" (consensus). Nếu phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia phải có trách nhiệm ràng buộc và thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước.
Công ước được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỷ XX và Công ước đã tạo ra một trật tự pháp lý mới trên biển, tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi.
Ngay sau Lễ ký kết Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đã đánh giá "Công ước là văn bản pháp lý có ý nghĩa nhất của thế kỷ này", còn Chủ tịch Hội nghị Liên Hợp quốc lần thứ III về Luật Biển, ông Tommy TB Koh, gọi Công ước là "Bản Hiến pháp cho Đại dương".
Câu 52. Bạn hãy cho biết lần đầu tiên Bác Hồ về thăm lực lượng Hải quân Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?
- Ngày 30/2/1959
- Ngày 30/3/1959
- Ngày 30/4/1959
- Ngày 30/5/1959
Câu 53. Tỉnh Phú Thọ có 1 liệt sĩ đã hi sinh trong trận đánh chống lại quân Trung Quốc, bảo vệ đảo chìm Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) ngày 14/3/1988. Hãy cho biết họ và tên, quê quán của liệt sĩ ấy?
Đáp án: Liệt sĩ Hán Văn Khoa, trú tại xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Câu 54. Bạn hãy cho biết Quần đảo Trường Sa được chia làm mấy cụm?
- 8 cụm
- 9 cụm
- 10 cụm
- 11 cụm
Câu 55. Vịnh Lăng Cô thuộc quản lý của tỉnh nào?
- Quảng Trị
- Thừa Thiên – Huế
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
Câu 56. Huyện đảo nào của nước ta có mật độ dân số cao nhất ?
- Lý Sơn
- Cồn Cỏ
- Cát Hải
- Vân Đồn
Câu 57. Bức mật lệnh có nội dung “Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhanh nhất, đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa” của Tướng nào?
Đáp án: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Câu 58. Bạn hãy cho biết thành phố Vũng Tàu có chiều dài bờ biển là bao nhiêu?
- 15 km
- 20 km
- 25 km
- 30 km
Câu 59. Quốc gia đầu tiên xác lập chủ quyền và là nước duy nhất quản lý liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
- Trung Quốc
- Philippine
- Việt Nam
- Thái Lan
Câu 60. Quần đảo nào của Việt Nam có nhiều đảo nhất?
- Cát Bà
- Cô Tô
- Hà Tiên
- Bà Lụa
Câu 61. Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam lần đầu công bố Sách trắng: chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: Ngày 28/9/1979, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố Sách trắng: chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó đã giới thiệu 19 tài liệu liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 62. Bờ biển Việt Nam có chiều dài bao nhiêu?
- Dưới 3.200 km
- Trên 3.260 km
- Dưới 4.260 km
- Trên 4.500 km
Câu 63. Nước ta có bao nhiêu tỉnh (thành phố trung ương) có biển?
- 28 tỉnh (thành phố)
- 29 tỉnh (thành phố)
- 30 tỉnh (thành phố)
- 31 tỉnh (thành phố)
Câu 64. Bạn hãy cho biết đảo gần xích đạo nhất là đảo nào?
- Hòn Sao
- Hòn Đồi Mồi
- Hòn Đá Lẻ
- Hòn Khoai (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau)
Câu 65. Bạn hãy cho biết quanh Biển Đông có bao nhiêu quốc gia tiếp giáp?
- 7
- 9
- 11
- 13
Câu 66. Bạn hãy cho biết Nội thủy là gì?
Đáp án:
Là vùng nước phía trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, cửa vịnh, các vùng nước. Tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn tối cao và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Người và tàu thuyền nước ngoài muốn vào phải xin phép và phải được sự đồng ý của Việt Nam.
Câu 67. Khái niệm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán được hiểu như thế nào trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
Đáp án:
- Chủ quyền là quyền làm cho tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.
- Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...
- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn. Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không gian mở rộng hơn, tới những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia khác).
Câu 68. Bạn hãy cho biết Biển Đông rộng khoảng bao nhiêu km2?
- Khoảng 3.447.000 km2
- Khoảng 4.447.000 km2
- Khoảng 5.447.000 km2
- Khoảng 6.447.000 km2
Câu 69. Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?
Đáp án: Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2004.
Câu 70. Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng bao nhiêu hải lý?
- 8 hải lý
- 10 hải lý
- 12 hải lý
- 14 hải lý
Câu 71. Quần đảo Thổ Chu thuộc tỉnh nào?
- Kiên Giang
- Tiền Giang
- Long An
- Hậu Giang
Câu 72. Nội thuỷ của Việt Nam tại Luật Biển Việt Nam 2012 được quy định như thế nào?
Đáp án: Theo Điều 9 và 10 của Luật Biển Việt Nam 2012, nội thủy của Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Theo quy định thì nội thủy bao gồm cửa sông, vũng vịnh, cửa biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
Câu 73. Bạn hãy cho biết năm 1933, Pháp đã sáp nhập Trường Sa vào tỉnh nào?
- Bà Rịa
- Kiên Giang
- Gia Định
- Khánh Hòa
Câu 74. Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” của Việt Nam được phát hành vào năm nào?
- Năm 1988
- Năm 1989
- Năm 1990
- Năm 2000
Giải thích: Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” do họa sĩ Trần Lương thiết kế, được Tổng cục Bưu điện phát hành vào ngày 19/1/1988. Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” thể hiện hình ảnh “Đội Hoàng Sa” - hải đội dưới thời Nguyễn có nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cùng hình ảnh hai quần đảo này trên các tấm bản đồ cổ.
Câu 75. Theo Luật Biển Việt Nam, khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ nào?
- Bộ Công an
- Bộ Tư pháp
- Tòa an nhân dân tối cáo
- Bộ Ngoại giao
Câu 76. Bạn hãy cho biết vùng Biển quốc tế là gì ?
Đáp án:
- Là vùng biển nằm ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia ven biển, thuộc sở hữu của một quốc gia nào. Tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển đều có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, xây dựng các đảo nhân tạo theo quy định của công ước quốc tế, tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học.
- Là vùng biển nằm ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia ven biển, không thuộc sở hữu của một quốc gia nào. Tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển đều có quyền tự do hàng hải, khàng không, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, xây dựng các đảo nhân tạo theo quy định của công ước quốc tế, tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học.
- Là vùng biển nằm ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia ven biển, thuộc sở hữu của các quốc gia có biển đều có quyền tự do hàng hải, khàng không, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, xây dựng các đảo nhân tạo theo quy định của công ước quốc tế, tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học.
- Là vùng biển nằm ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia ven biển, không thuộc sở hữu của một quốc gia nào. Tất cả các quốc gia không có biển thì không có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, xây dựng các đảo nhân tạo theo quy định của công ước quốc tế, tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học.
Câu 77. Việt Nam có bao nhiêu huyện đảo?
- 20
- 15
- 30
- 12
Câu 78. Bạn hãy cho biết Luật Biển Việt Nam có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
- 01/12/2012
- 01/01/2013
- 01/5/2013
- 01/7/2013
Câu 79. Đảo Côn Sơn của nước ta thuộc tỉnh nào?
- Bình Thuận
- Ninh Thuận
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Khánh Hòa
Câu 80. Biển Đông tiếp giáp với những nước nào?
- Malaysia, Indonesia, Philippines.
- Brunei, Singapore, Thái Lan.
- Campuchia, Việt Nam và lục địa Trung Quốc.
- Tất cả a, b,c đều đúng.
Câu 81. Cuộc thi Sáng tác thơ, nhạc với chủ đề “Biển, đảo Việt Nam” do Tạp chí Văn nghệ đất Tổ và Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ phối hợp tổ chức từ tháng 3 đến tháng 8/2014 đã thu hút:
- Gần 400 bài thơ của hơn 100 tác giả trong và ngoài tỉnh tham dự
- Gần 300 bài thơ của hơn 100 tác giả trong và ngoài tỉnh tham dự
- Gần 200 bài thơ của hơn 100 tác giả trong và ngoài tỉnh tham dự
- Gần 100 bài thơ của hơn 100 tác giả trong và ngoài tỉnh tham dự
Câu 82. Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ tổ chức năm 2014 tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã trưng bày những tư liệu quý gì?
Đáp án: 120 tư liệu, bản đồ quý khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phiên bản 5 văn bản Hán Nôm từ năm Gia Long thứ 2 (1803) đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại việc thành lập đội quân ra khảo sát các xứ của Hoàng Sa; tập bản đồ gồm 60 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ 16 đến nay; phiên bản 15 văn bản hành chính thuộc Pháp và Việt Nam Cộng hoà về việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Câu 83. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ký quyết định thành lập huyện Hoàng Sa vào ngày tháng năm nào?
- Ngày 09 tháng 12 năm 1982
- Ngày 10 tháng 12 năm 1982
- Ngày 11 tháng 12 năm 1982
- Ngày 12 tháng 12 năm 1982
Câu 84. Quần đảo Trường Sa gồm mấy nhóm đảo chính? Bạn hãy kể tên?
Đáp án: Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 nhóm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.
Câu 85. Bạn hãy cho biết, hiện nay trên vùng biển Việt Nam có tất cả bao nhiêu ngọn hải đăng?
- 72
- 82.
- 92
- 102
Giải thích: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hàng hải, Việt Nam hiện có 92 ngọn hải đăng, trải dài từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) và trên hầu hết các đảo thuộc lãnh hải Việt Nam.
Câu 86. Trên Biển Đông hiện nay đang tồn tại những loại tranh chấp gì?
Đáp án: Hiện tại trên Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu:
- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển liền kề hay đối diện nhau ở xung quanh Biển Đông.
Câu 87. Cho đến nay, Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” được tổ chức tại tỉnh Phú Thọ bao nhiêu lần? Vào những năm nào? Ở đâu?
- 1 lần - vào năm 2014, tại Thành phố Việt Trì.
- 2 lần - vào năm 2014 và năm 2017, tại Thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.
- 3 lần - vào năm 2014, năm 2016 và năm 2017, tại Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Thủy.
- 4 lần - vào năm 2014, năm 2016, năm 2017 và năm 2018, tại Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Thủy và huyện Lâm Thao.
Câu 88. Bãi biển nào được mệnh danh là trữ tình nhất Việt Nam?
- Nha Trang – Khánh Hòa
- Trà Cổ - Quảng Ninh
- Sầm Sơn – Thanh Hóa
- Cửa Lò – Nghệ An
Câu 89. Khi nước biển dâng, nơi nào ở Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất?
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng Duyên Hải miền Trung
- Đồng bằng Bắc Bộ
Câu 90. Chương trình giao lưu tìm hiểu về Biển, đảo Việt Nam trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ do Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ tổ chức được triển khai bắt đầu từ năm nào?
- Năm 2013
- Năm 2014
- Năm 2015
- Năm 2016
Câu 91. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: Ngày 05/6/1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 92. Vịnh nào ở Việt Nam có nhiều đảo nhỏ nhất?
- Vịnh Cam Ranh
- Vịnh Hạ Long (Bao gồm 1.169 hòn đảo lớn, nhỏ)
- Vịnh Vũng Rô
- Vịnh Xuân Đài
Câu 93. Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong nội thủy Việt Nam phải chấp hành những quy định gì?
Đáp án: Tàu thuyền, máy bay nước ngoài khi hoạt động trong vùng nội thủy của Việt Nam là đang ở trong lãnh thổ Việt Nam, cho nên phải tuyệt đối chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các hoạt động trong vùng nội thủy của Việt Nam như: việc cấp phép bay, lưu thông hàng hải, phân luồng lạch đi lại, quy định của các cảng biển... cũng như những quy định khác về an ninh, quốc phòng, trật tự công cộng, kiểm dịch, y tế, hải quan,...
Câu 94. Đảo nào của nước ta vừa có diện tích lớn nhất, vừa có giá trị về du lịch, an ninh - quốc phòng? Đảo đó thuộc tỉnh nào?
- Đảo Côn Đảo – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang
- Đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi
- Đảo Cồn Cỏ - tỉnh Quảng Bình
Câu 95. Bạn hãy cho biết Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước ta phê chuẩn vào ngày, tháng, năm nào?
- 21/6/2012
- 21/7/2012
- 21/8/2012
- 21/9/2012
Câu 96. Quần đảo có nhiều đảo lớn nhất ở nước ta là quần đảo nào?
- Cát Bi
- Lý Sơn
- Thổ Chu
- Cát Bà
Câu 97. Bạn hãy cho biết các loại tài nguyên khoáng sản trên Biển Đông thuộc Việt Nam?
- Titan, thiếc, Diricon, Dầu khí; Thủy sản;
- Dầu khí, thiếc; titan, thiếc, diricon…Các bãi cát trắng
- Thủy sản, diricon…Các bãi cát trắng
- Dầu khí; Thủy sản; quặng thiếc; titan, thiếc, diricon…Các bãi cát trắng
Câu 98. Bạn hãy cho biết Việt Nam có bao nhiêu vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán?
- 5
- 7
- 9
- 11
Câu 99. Bạn hãy cho biết phao số “0” có nghĩa là gì?
- Là điểm đầu tiên của hệ thống phao luồng để cho tàu thuyền vào cảng được thuận lợi và an toàn
- Là biên giới quốc gia trên biển
- Là chủ quyền trên biển
- Là nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi trên biển.
(Chú thích: Trong khi hoạt động trên biển, nhiều bà con thường thấy có phao số 0 và cho rằng đó là biên giới quốc gia trên biển. Sự thực phao số 0 không phải là điểm mốc của đường biên giới quốc gia trên biển. Nó chỉ là điểm đầu tiên của hệ thống mốc tiêu dẫn luồng vào cảng, được đặt theo quy định của Luật Hàng hải).
Câu 100. Bạn hãy cho biết nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tổ chức 2 đội quân nào ra Hoàng Sa và Trường Sa?
- “Hoàng Sa” - “Cát Vàng”
- “Cát Vàng” - “ Bắc Hải”
- “Cảnh Dương” - “Bình Sơn”
- “Hoàng Sa” - “Bắc Hải
Câu 101: Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn đứng vị trí thứ mấy trên thế giới?
- 2
- 5
- 7
- 8
Câu 102. Vùng biển Việt Nam có diện tích bao nhiêu km vuông?
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích biển Đông (cả biển Đông gần 3,5 triệu km2); là quốc gia có chỉ số biển cao, khoảng 0,01 (cứ 100km2 diện tích biển tương ứng 1 km2 đất liền), gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu, nên biển có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
Câu 103: Hệ đầm phá nào ở nước ta được đánh giá về quy mô là một trong những hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á?
Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam, đây cũng là một trong chín kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực biển và hải đảo do Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam thông báo.
Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An. Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620ha, không thông ra biển. Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600ha cũng là đầm kín không thông ra biển. Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200ha.
Câu 104: Biển đông tiếp giáp với những nước nào?
Biển Đông nằm ở phía Đông Việt Nam, trải dài từ vĩ tuyến 3 Bắc đến vĩ tuyến 26 Bắc và từ kinh tuyến 100 Đông đến kinh tuyến 121 Đông. Có 9 nước và một vùng lãnh thổ tiếp giáp biển Đông, gồm Việt Nam, Trung Quốc và Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan.
Việt Nam giáp với biển Đông từ 3 phía: Đông, Nam và Tây Nam. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang, với các vùng biển và thềm lục địa, trung bình cứ 100km đất liền thì có 1km bờ biển.
2. Câu hỏi tự luận tìm hiểu về biển đảo Việt Nam
Dưới đây là một số câu hỏi tự luận thường xuất hiện trong các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo, mời bạn đọc tham khảo câu hỏi và đáp án gợi ý của HoaTieu.
Hiện nay đang có các cuộc thi biển đảo Việt Nam Hải Phòng vươn ra biển lớn được phát động mạnh mẽ với giải thưởng hấp dẫn, bạn đọc có thể tham gia thi tại link sau: https://biendao.tuyengiaohaiphong.vn
Câu 1. Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp giáp biển?
Về mặt hành chính, hiện nay ở nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo
Câu 2. Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, một quốc gia ven biển có các vùng biển nào?
Theo Công ước, về nguyên tắc các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia quần đảo có 5 vùng biển như sau: Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp; Vùng đặc quyền kinh tế; Thềm lục địa (kể cả thềm lục địa kéo dài).
Câu 3. Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội XII của Đảng được nêu trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về quốc phòng, an ninh, Đảng ta khẳng định:
Năm năm qua, nắm bắt thuận lợi, thời cơ; vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 đến thế giới và nước ta vào năm cuối nhiệm kỳ Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết, chung sức đồng lòng nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện....
Câu 4. Một trong những kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố (nhiệm kỳ 2015 - 2020) về quốc phòng, an ninh được nêu tại Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI là:
Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế và liên kết vùng
Tổ chức thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quyết tâm phấn đấu làm giảm số vụ phạm pháp hình sự hàng năm, đẩy lùi tệ nạn xã hội, bảo đảm cho môi trường trị an thành phố bình yên.
Tăng cường triển khai củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, các tổ chức quốc tế, địa phương và vùng lãnh thổ trên thế giới, chú trọng các đối tác: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, các địa phương trong Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác đẩy mạnh liên kết vùng, trước hết là kết nối giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Câu 5. Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Hải quân nhân dân Việt Nam có 3 nhiệm vụ chính:
- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông;
- Giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam;
- Bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
Câu 6. Ngày 19/11/2018, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019, trong đó xác định chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam là:
Cảnh sát biển Việt Nam có 3 chức năng:
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển;
- Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam;
- Quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
Câu 7: Ngày 11/11/2020, Luật Biên phòng Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, trong đó xác định chức năng của Bộ đội Biên phòng Việt Nam là:
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng;
-Thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Câu 8. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định một trong những mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là:
Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.
Câu 9. Một trong những chủ trương lớn được nêu trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là:
- Phát triển kinh tế biển và ven biển: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên, khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; Phát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển.
- Phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển.
- Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai.
- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.
Câu 10. Mục tiêu về phát triển kinh tế biển và du lịch đến năm 2025 của thành phố Hải Phòng được nêu trong Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố là:
Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế; hoàn thành các tiêu chí đô thị loại I; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; có tổ chức Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tạo nền tảng vững chắc để trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.
Câu 11. Mục tiêu: Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đưa Hải Phòng trở thành địa phương mạnh về biển, giàu từ biển và là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước, là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được nêu tại văn bản nào?
Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm triển khai Chương trình hành động số 72-CTr/TU ngày 27/3/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Câu 12. Thứ tự các lĩnh vực ưu tiên về phát triển kinh tế biển được nêu tại Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là:
- Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường thu ngân sách để xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước.
- Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, có ý nghĩa chiến lược.
- Phát triển nền công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững.
- Phát triển dịch vụ, trọng tâm là cảng biển và logistics, du lịch.
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy sản và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển đô thị theo định hướng hiện đại, thông minh.
- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.....
Bài viết trên đã cung cấp đáp án bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận về vấn đề biển đảo.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Bộ câu hỏi về biển đảo Việt Nam
161,5 KB 01/07/2020 5:34:00 CHĐáp án câu hỏi về biển đảo Việt Nam
28/04/2022 11:47:01 SA
Tham khảo thêm
Đáp án giao lưu giáo viên dạy giỏi an toàn giao thông 2022
Đáp án Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 năm 2024
Câu hỏi và đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025
Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến 2018
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về truyền thống ngành dệt may Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Luật giao thông có đáp án
Đáp án cuộc thi Giao thông học đường 2019
300 câu hỏi trắc nghiệm tiếng Anh ôn thi viên chức có đáp án
Gợi ý cho bạn
-
(Mới cập nhật) Bài thu hoạch chính trị hè năm 2024 dành cho giáo viên (16 mẫu)
-
(Đợt 3) Đáp án thi cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận 2024
-
Hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và cản trở người tham gia giao thông khác?
-
Đáp án Cuộc thi Pháp luật với mọi người
-
Đáp án cuộc thi Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Câu hỏi vấn đáp luật xử lý vi phạm hành chính
Cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu mà em biết
Tuần 3 - Đáp án cuộc thi "Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp" 2024
Câu hỏi tìm hiểu luật giao thông đường bộ 2024
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2024
Đề xuất ý tưởng, sáng kiến nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023-2028 của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?