Cầm Kỳ Thi Họa là gì?

Từ xưa đến nay Cầm Kì Thi Họa là một trong những câu nói được thể hiện qua nhiều sản phẩm khác nhau. Về ý nghĩa của cầm kỳ thi họa không phải ai cũng biết rõ ý nghĩa của nó. Trong bài viết này Hoatieu xin giải đáp thắc mắc đó và ý nghĩa của Cầm, Kì, Thi, Họa để các bạn cùng tham khảo.

Cầm kì thi họa: ( tinh thông mọi thứ) được hiểu đơn giản là người chơi đàn, chơi cờ, viết chữ làm thơ và vẽ tranh đều thông thạo. Người xưa thường căn cứ vào sự tinh thông ” cầm kì thi họa” của một người để phân biệt người có tài hay không. “hiền nhân hay quân tử” , “phàm phu hay bất tài”

– Cầm kì thi họa (琴棋詩畫) ghép từ các chữ

Cầm (琴) nghĩa là giỏi đánh đàn.

Kì (棋) là đánh cờ giỏi.

Thi (詩) là biết làm thơ.

Họa (畫) là vẽ.

1. Cầm – ý nghĩa của cầm

“Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca

Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc…”

Âm nhạc giúp tâm hồn thư thái, sống lạc quan yêu và để làm được điều đó cần phải được người nghệ sĩ tài ba, của những mỹ nữ xưa đánh nên những tiếng đàn đi vào lòng người.

Như trong thời cổ đại có một khúc nhạc tên:”Hoa tư dẫn” rất nổi tiếng. Nguồn gốc của nó là khi 1 vị hoàng đế trị vì đến năm thứ 15, lo lắng cho thiên hạ không an bình mà buồn bã, 1 đêm nằm mộng ông thấy một nơi là Hoa Tư Quốc nhân dân nơi đây sống an nhàn, thoải mái không chạy theo những dục vọng của con người, không có thiện và ác. Khi tỉnh dậy ông ngộ ra được đạo trị quốc theo phương thức như trong Hoa Tư Quốc.

Dân trong Hoa Tư Quốc không tham lam và cũng không lưu luyến vào sinh mệnh, nên họ không có những dục vọng tranh đấu. Đó chính là cảnh giới của người tu đạo, cho nên văn hóa cổ cầm cũng là một loại tu luyện. Các nhà nho thích chơi đàn, cầm được coi là quân tử, nho gia cho rằng cổ cầm có thể đem đến đạo, giống như đức, có thể minh sáng trí huệ, tĩnh tâm thiền định. Đạo gia yêu đàn vì đàn là thứ có thể giúp tu họ tâm dưỡng tính.

2. Kì – Nhân sinh bách tính giống như bàn cờ

Một trận đấu cờ, não ta sẽ được đặt trong tình trạng làm việc, tư duy thường xuyên để đưa ra những nước cờ sắc sảo, thú vị, qua đó kích thích sự hưng phấn, chống lại sự trì trệ, chậm chạp, tăng cường khả năng tập trung và tư duy logic.

Bên cạnh đó, thời gian chơi cờ tướng cũng là khoảng thời gian mà trí não con người được đặt trong tình trạng thanh thản, không bị các mối lo âu thường ngày chi phối.

Chính vì vậy, người chơi cờ giỏi sẽ có cách suy nghĩ thông minh, chuẩn xác hơn trong công việc và giúp họ thư thái , bình tĩnh hơn trong mọi việc trong cuộc sống

3. Thi, Họa – Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi (Trong thơ có họa, trong họa có thơ)

Là công cụ truyền thống hội họa gồm có bút lông, mực, thuốc màu, giấy lớn, v.v.

Đề tài có thể phân thành người vật, phong cảnh, hoa chim các loại, kỹ thuật gồm có kỹ thuật sử dụng ngòi bút và kỹ thuật viết ý. Những bức họa thường được vẽ kèm thư pháp, đường vẽ có thể là nét thẳng hoặc theo kiểu mềm mại, sắc nét hoặc thanh lịch nhẹ nhàng, cũng có thể biểu hiện qua những bất đồng về tư thái và ý vị khác nhau của mỗi nghệ sĩ.

Thi và Hoa vốn có cùng một một mục đích, cả 2 đều chú trọng đến vẻ ngoài và tư chất đồng nhất

Một họa gia tốt có thể đem người và vật vẽ ra thần thái sống động nhất.

Người xưa nếu tán thưởng một bức tranh thì thường có câu: ” Trong thơ có họa, trong Họa có thơ”. Thơ hay họa cũng đều thấy hơi thở của cuộc sống hàng ngày

Những nhà họa gia nổi tiếng

Vào thời nhà Bắc Tề có Tào Trọng Đạt sở trường về vẽ Phật Đà, Bồ Tát, các nhân vật trong bức họa mềm mại như lụa, giống như từ dưới nước đi ra, nên ông được ca tụng là “Tào y xuất thủy

Triều Đường cũng có Ngô Đạo Tứ tôn làm “Nhất đại họa thánh” (một họa thánh giỏi nhất thời đại), ông cũng có sở trường về vẽ tượng Phật, thần tiên và vũ trụ rộng lớn, bút pháp trong trẻo và thanh lịch, quần áo nhân vật trong tranh ông như muốn tung bay theo gió, và từng nếp gấp cũng được vẽ tỉ mỉ, nên ông được khen là “Ngô đới đảm phong”

Nhà thư pháp nổi danh Cố Khải Chi, người thường được coi là ông tổ của nền hội họa Trung Hoa.

Từ đó ta có thể lĩnh ngộ được văn hóa thần truyền với các ngụ ý sâu xa. Thật ra hết thảy những nghệ thuật chính thống đều chứa đựng chân lý sâu sắc của vũ trụ, truyền cảm hứng cho mọi người cảm ngộ cuộc sống và hoàn thiện tính cách lý tưởng đạo đức, khám phá thế giới Thần Phật, theo đuổi một cảnh giới cao thượng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 17.884
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm