Bộ câu hỏi tham khảo hội thi cán bộ “Tham mưu tốt – Dân vận khéo” năm 2024

Hội thi cán bộ “Tham mưu tốt – Dân vận khéo” năm 2024 nhằm giáo dục truyền thống, lòng tự hào Thành phố vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy vai trò của hệ thống chính trị có trách nhiệm với Nhân dân, chăm lo, phục vụ Nhân dân. Sau đây là bộ câu hỏi tham khảo cuộc thi, bao gồm câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi lựa chọn đáp án đúng sai, câu hỏi tình huống, câu hỏi lý thuyết thi dân vận khéo... để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo ôn thi dân vận khéo đạt kết quả cao. Mời các bạn tải file Bộ câu hỏi cuộc thi Dân vận khéo miễn phí về máy để bản đầy đủ.

1. Bộ câu hỏi tham khảo cuộc thi Dân vận khéo 2024

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CÁC NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016-2020 và KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2021:

1. Để tổng hợp kết quả Chỉ số PAPI hàng năm, khoảng bao nhiêu người dân được lựa chọn ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp?

A. 10.000 người

B. 12.000 người

C. 14.000 ngườiĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

D. 15.000 người

2. Trong Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn Thành phố, diện tích làm việc tối thiểu của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và tỷ lệ diện tích dành để bố trí nơi ngồi cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch được quy định là?

A. 40 m2 - 50%Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

B. 80 m2- 50%

C. 40 m2 - 40%

D. 80 m2 - 40%

3. Trong Kế hoạch thực hiện công tác Cải cách hành chính trên địa bàn thành phố năm 2017, mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2025 là hoàn thành Đề án?

A. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị đáng sống

B. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị hiện đại

C. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị thông minhĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

D. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình

4. Trong Kế hoạch thực hiện công tác Cải cách hành chính trên địa bàn thành phố năm 2021, xác định chủ đề năm 2021 là:

A. Năm đột phá trong cải cách hành chính

B. Năm đột phá trong thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc Hội

C. Năm xây dựng chính quyền đô thị thông minh, cải thiện đầu tư

D. Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư

5. Điền vào chỗ “…..”: Trong Kế hoạch thực hiện công tác Cải cách hành chính trên địa bàn thành phố năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm cải cách thể chế năm 2021 là “Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của thành phố, chú trọng việc…. đánh giá tác động của các chính sách và thủ tục hành chín, đơn giản hóa thủ tục hành chính”.

A. Rà soát dữ liệu, số hóa dữ liệu

B. Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu

C. Tổ chức thực hiện

D. Kiểm tra, giám sát việc thực hiệnĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

6. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Thành phố là?

A. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố

B. Ban Tổ chức Thành ủy

C. Văn phòng Thành ủy

D. Sở Nội vụĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

7. Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2021 giảm bao nhiêu % so với biên chế năm 2015?

A. 2%

B. 5%

C. 10%Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

D. 15%

8. Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTgvề việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế vào ngày tháng năm nào?

A. ngày 06/01/2017Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

B. ngày 06/02/2017

C. ngày 07/01/2017

D. ngày 07/02/2017

9. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là?

A. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dânĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

B. Công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân

C. Hiện đại, dân chủ, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân

D. Dân chủ, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân

10. Điền vào chỗ “…..”: Trong Chương trình phát triển Công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2016 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2929/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố), mục tiêu tổng quát của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính là “đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, xây dựng chính quyền ……..phù hợp với đô thị ……..”

A. Dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại - Điện tử - Thông minh

B .Chuyên nghiệp, hiện đại - Điện tử - Đặc biệtĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

C. Dân chủ, công khai, hiện đại - Điện tử - Thông minh

D. Dân chủ, công khai, hiện đại - Điện tử - Đặc biệt

11. Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương được ban hành vào ngày tháng năm nào?

A. 23/5/2015

B. 25/3/2015Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

C. 15/3/2015

D. 20/3/2015

12. Thủ tục hành chính (TTHC) bao gồm các bộ phận cấu thành nào sau đây?

A. Trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết.

B. Trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết, kết quả của việc thực hiện TTHC.

C. Tên TTHC, trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết, cơ quan đối tượng thực hiện TTHC, kết quả của việc thực hiện TTHC.Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

D. Tên TTHC, Trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời hạn giải quyết, kết quả của việc thực hiện TTHC.

13. Ủy ban nhân dân Thành phố quy định về Thư xin lỗi trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn trên địa bàn Thành phố tại văn bản nào?

A. Quyết định số 5157/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phốĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

B. Kế hoạch số 5157/KH-UBND ngày 30/9/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố

C. Chỉ thị số 03/2014/CT-UBND ngày 25/02/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố

D. Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố

14. Thư xin lỗi về thủ tục hành chính giải quyết trễ hạn được thực hiện thông qua các cách thức nào?

A. Văn bản, qua tổng đài tin nhắn

B. Văn bản, trực tiếp

C. Văn bản, qua tổng đài tin nhắn, trực tiếpĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

D. Văn bản, qua tổng đài tin nhắn, qua điện thoại, trực tiếp

15. Thư xin lỗi về thủ tục hành chính giải quyết trễ hạn phải được thực hiện khi nào?

A. Chậm nhất là ngày hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chínhĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

B. Ngay ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ

C. Khi tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính

D. Chậm nhất là 24 giờ, kể từ ngày hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

16. Trách nhiệm thực hiện Thư xin lỗi về thủ tục hành chính giải quyết trễ hạn đối với thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại các Sở, ban, ngành thuộc về:

A. Người xử lý hồ sơ

B. Chánh văn phòng cơ quan, đơn vị

C. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị

D. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyềnĐáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

.................

3. Câu hỏi và đáp án hội thi dân vận khéo 2024

Câu 1: Đồng chí cho biết Dân vận là gì ? Vai trò, vị trí của công tác dân vận?

Liên hệ việc thực hiện công tác Dân vận của cơ quan đồng chí ?

Gợi ý đáp án:

1. Dân vận:

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho. (2 điểm)

Từ định nghĩa trên, ta thấy: (có 4 ý = 2 điểm, nếu trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm.

- Đối tượng công tác dân vận là nhân dân. (0,5 điểm)

- Mục tiêu công tác dân vận là mục tiêu chung của cách mạng. (0,5 điểm)

- Nội dung cơ bản của công tác dân vận là: Tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức lực lượng nhân dân đoàn kết để thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng, những việc nên làm. (0,5 điểm)

- Phương thức của công tác dân vận là: Phải vận động đến từng người dân, không để sót người dân nào. (0,5 điểm)

2. Vị trí, vai trò của công tác Dân vận:

- Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân…; (1,5 điểm)

- Là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chính

quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân… (1 điểm)

3. Liên hệ thực tế: Việc thực hiện công tác dân vận của cơ quan, đơn vị. (3,5 điểm)

Câu 2: Phần IV bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo "Sự thật" số 120 ngày 15/10/1949, Bác đã đúc kết: Những cán bộ phụ trách dân vận cần phải “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Đồng chí hãy phân tích cụm từ trên ? Liên hệ việc thực hiện nội dung này vào công việc thực tế của cơ quan đồng chí ?

Gợi ý đáp án:

Đây là phương pháp, kỹ năng công tác dân vận mà Bác yêu cầu cán bộ phải thực hiện:

- Óc nghĩ: được Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Điều này cho thấy Người đặc biệt chú ý đến tầm cao trí tuệ của người làm công tác dân vận. Hoạt động dân vận trước hết là sự hiểu biết về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm bắt kịp thời, chính xác tâm tư, nguyện vọng của quần chúng để kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước những chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời, hợp lòng dân. (1,5 điểm)

- Mắt trông: là yêu cầu đặc biệt nghiêm ngặt đối với cán bộ. Cán bộ phải sát cơ sở, tuyệt đối không được quan liêu, chỉ ngồi nghe điện thoại, nhận báo cáo rồi nhận định, phán xét; mà phải có cái nhìn khách quan về mọi sự vật, hiện tượng, sâu sát cơ sở... (1 điểm)

- Tai nghe: theo Hồ Chí Minh, người làm công tác dân vận phải biết nghe dân nói, phải hiểu được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, biết loại trừ những thông tin nhiễu, không đúng sự thật; phải biết định hướng, dẫn dắt được quần chúng. (1 điểm)

- Chân đi: là một yếu tố chống căn bệnh quan liêu, hành chính, nặng về làm việc theo kiểu giấy tờ; cán bộ phải luôn dành thời gian đi cơ sở, gần dân, lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tham gia tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở và cho dân. (1 điểm)

- Miệng nói: cán bộ phải thường xuyên có trách nhiệm tuyên truyền và cổ động cho nhân dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.... Nói với dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránh mệnh lệnh... (1 điểm)

- Tay làm: nói đi đôi với làm là yêu cầu hết sức nghiêm ngặt đối với cán bộ; phải chống cho được cán bộ nói không đi đôi với làm; phải coi trọng hiệu quả công việc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đạo đức và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. (1 điểm)

- Liên hệ việc thực hiện nội dung này vào công việc thực tế của cơ quan. (3,5 điểm)

Câu 3: Đồng chí cho biết tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” như thế nào ? Liên hệ việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị đồng chí ?

Gợi ý đáp án:

1. Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân được Chủ tịch Hồ chí Minh thể hiện trong Hiến pháp năm 1946, Người khẳng định “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giầu nghèo, giai cấp, tôn giáo”; (2 điểm)

2. Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân là tư tưởng xuyên suốt được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định trong phần đầu bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật số 120 ngày 15/10/1949, đó là Nhà nước: (1 điểm)

- Bao nhiêu lợi ích đều vì dân; (0,5 điểm)

- Bao nhiêu quyền hạn đều của dân; (0,5 điểm)

- Công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân; (0,5 điểm)

- Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân; (0,5 điểm)

- Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra; (0,5 điểm)

- Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức ra; (0,5 điểm)

- Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. (0,5 điểm)

3. Liên hệ việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị (3,5 điểm)

.....................

Để xem đầy đủ nội dung Bộ câu hỏi tham khảo hội thi cán bộ “Tham mưu tốt – Dân vận khéo” năm 2024, mời các bạn tải file về.

Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu tới các bạn Bộ câu hỏi tham khảo hội thi cán bộ “Tham mưu tốt – Dân vận khéo” năm 2024. Trong quá trình ôn tập và tham gia hội thi, nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất có thể.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.099
0 Bình luận
Sắp xếp theo