Bài dự thi viết về Gương người tốt việc tốt 2024

Bài dự thi viết về Gương người tốt việc tốt 2024. Cuộc thi viết về “Gương người tốt, việc tốt” đã được UBND TP Cần Thơ phát động trên địa bàn cả nước nhằm mục đích giới thiệu những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt đang công tác, học tập, sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, ý tưởng hay cho bài viết của mình, HoaTieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc những mẫu bài dự thi viết về Gương người tốt việc tốt 2024 chọn lọc hay nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

- Thời gian phát động cuộc thi: Từ ngày Ban Tổ chức công bố thể lệ cuộc thi đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

- Địa chỉ tiếp nhận bài dự thi: Bài dự thi (kèm ảnh minh họa) gửi trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) về Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ (Phòng Nghiệp vụ 1), địa chỉ: số 286 đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, sđt: 02923829309 hoặc gửi file bài viết, file hình ảnh về địa chỉ email: cuocthiguongnguoitotviectot@gmail.com

Mẫu bài dự thi viết về Gương người tốt việc tốt hay chọn lọc
Mẫu bài dự thi viết về Gương người tốt việc tốt hay chọn lọc

1. Bài viết về tấm gương người tốt việc tốt trong trường học

Bài viết về tấm gương "Người tốt - việc tốt" trong ngành Giáo dục - Cô giáo Nguyễn Thị Vinh

Chị – Nguyên cán bộ quản lý giỏi - Một Hiệu phó nhà trường tận tụy, tâm huyết, trách nhiệm, mẫu mực, năng động, đảm đang nhưng có lối sống vô cùng giản dị, gần gũi, chân thành, ấm áp. Đó là chị Nguyễn Thị Vinh = Nguyên Hiệu phó trường tôi - Trường Tiểu học Đức Giang – Long Biên – Hà Nội. Chị mới nghỉ hưu được 3 tháng.
Chị sinh ra và lớn lên từ vùng đất Tứ Lộc – Hải Hưng. Tôi từng được nghe chị tâm sự. Từ ngày còn nhỏ, chị đã có ước mơ được làm cô giáo để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh nhỏ thân yêu bởi chị yêu lắm những khuôn mặt thơ ngây, ánh mắt đen, sáng long lanh, hồn nhiên, ngước lên bảng lớp nghe cô giảng bài. Cho nên, khi học xong THPT tháng 6 năm 1981, chị đã thi tuyển và theo học ngành sư phạm, chuyên ngành tiểu học. Ước mơ ngày nào của cô nữ sinh đã trở thành hiện thực khi chị tốt nghiệp Trường THSP tháng 7 năm 1983, được nhận công tác và chính thức là giáo viên của Trường PTCS Quang Phục – Tứ Lộc – Hải Hưng – Trường tiên tiến xuất sắc của Tỉnh ( ngày xưa trường cấp I - Tiểu học và trường cấp II – PTCS sáp nhập chung) tháng 9 năm 1983. Trong những năm mới về trường, mặc dù điều kiện gia đình còn khó khăn, cơ sở vật chất của trường lúc đó còn thiếu thốn nhưng cô giáo trẻ Nguyễn Thị Vinh vẫn ngày ngày đến trường sớm, tự mày mò làm nhiều đồ dùng trực quan để truyền đạt kiến thức đến các em tiếp thu, hiểu bài dễ dàng hơn. Vì vậy mà học trò của chị lúc nào cũng hào hứng, mong đợi những tiết dạy của cô giáo và luôn dành cho cô giáo những tình cảm yêu quý, kính trọng. Và cứ thế, cứ thế, với lòng yêu nghề, mến trẻ cùng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần không ngừng học hỏi, chị đã dần khẳng định mình ngày càng rõ nét trong công tác chủ nhiệm cũng như giảng dạy. Nhiệm vụ nào được giao, bao giờ chị cũng hoàn thành xuất sắc, được cấp trên tin tưởng. Năm học 1985 – 1986, chị đạt Giáo viên dạy giỏi môn Tập viết huyện Tứ Lộc. Rồi chị được chọn là Giáo viên dạy thực hành khi triển khai thay sách của Huyện. Với lối làm việc năng động, tràn đầy nhiệt huyết, khoa học, chị đã được bầu làm Bí thư đoàn trường. Mặc dù công việc của một giáo viên, kiêm Bí thư chi đoàn và con nhỏ bận rộn là thế, chồng chị lại là bộ đội công tác xa nhà mà chị vẫn dành thời gian để học Đại học Sư phạm, học Bồi dưỡng Cán bộ quản lí, học Bồi dưỡng Tin học và Bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị để tự hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị. Đến tháng 9/1991, chị được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng Trường cấp I Tân Kỳ - Tứ Lộc – Hải Hưng. Bốn năm (từ tháng 9 năm 1991 đến tháng 8 năm 1994), dưới góc độ là người quản lý chỉ đạo chuyên môn, bằng tinh thần trách nhiệm, bằng kiến thức, năng lực vững vàng, bằng sự thảng thắn nhưng chân thành, đoàn kết, chia sẻ, chỉ bảo đồng nghiệp tận tình, chị đã đưa phong trào chuyên môn của trường đi lên và có những thành công vang dội được cấp trên ghi nhận và đánh giá cao. Đến tháng 4 năm 1994, vì lí do gia đình, chị chuyển công tác và làm giáo viên Trường Tiểu học Việt Hưng – Gia Lâm – Hà Nội. Chỉ sau 1 năm học, chị được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Việt Hưng – Gia Lâm – Hà Nội. Sau 18 năm gắn bó chuyên môn với tập thể Trường Tiểu học Việt Hưng, chị lại được cấp trên chuyển về trường tôi – Trường Tiểu học Đức Giang – Long Biên – Hà Nội, tiếp tục giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn. Được làm việc với chị, chúng tôi thấy dễ chịu, thoải mái mà lại hiệu quả. Mặc dù là một cán bộ quản lý nhưng lối sống của chị lại rất giản dị, thân mật, chân thành, không có khoảng cách với chúng tôi. Là một cán bộ quản lý có năng lực, là một Phó Bí thư Chi bộ mẫu mực, chị Nguyễn Thị Vinh luôn nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp, nhất là những đồng chí trẻ, mới vào nghề hay mới chuyển khối. Chị tích cực dự giờ, góp ý, chỉ bảo cho chị em chúng tôi tận tình. Hàng ngày có bài nào khó, tiết dạy nào còn vướng mắc cần hướng giải quyết, chị không ngần ngại chỉ bảo tận tình, thậm chí còn sửa giáo án từng lời lẽ, câu nói để có giáo án và tiết dạy hoàn chỉnh nhất. Vì vậy mà chị em giáo viên trường tôi luôn có sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và coi nhau như chị em trong một gia đình. Ngày nào cũng vậy, chị có mặt ở trường rất sớm, hôm nào tôi đếntrường, cũng đã thấy chị có mặt ở trường rôi (mặc dù nhà chị ở xa trường hơn nhà tôi đến năm cây số). Buổi chiều, có hôm đến 19h tối chị mới rời trường về nhà. Bóng dáng cần mẫn của chị bên bàn làm việc hay đi bao quát toàn bộ trường (sân trường, lớp học, nhà ăn, nhà vệ sinh, vườn cây,…) đã trở thành một hình ảnh thân thuộc, gần gũi với chúng tôi. Trong cuộc sống thường ngày, chị cũng như một người chị gái, chị cả của nhà trường, sống chân tình, cởi mở, chia sẻ cho chúng tôi những kinh nghiệm sống đáng quý để chúng tôi biết hoàn thiện hơn bản thân mình trong cuộc sống.
Ngoài công việc chuyên môn, chị Nguyễn Thị Vinh còn tích cực tham gia mọi hoạt động của nhà trường. Đặc biệt là các hoạt động từ thiện hay thăm hỏi, chị luôn nhiệt tình, hăng hái tham gia. Với cương vị là là một Phó Bí thư Chi bộ, một cán bộ quản lý, chị luôn có những kế hoạch cho chi bộ, cho các tổ chuyên môn chị phụ trách một cách kịp thời, cụ thể, luôn có những ý kiến tham mưu đề xuất cùng BGH nhà trường trong các cuộc thi Giáo viên giỏi đạt hiệu quả tốt. Chị luôn có những sáng kiến hay, giải pháp cụ thể hữu ích được áp dụng rộng rãi trong trường, trong ngành. Cũng chính vì thế mà chất lượng chuyên môn của nhà trường đi lên vững chắc. Chị được UBND huyện Gia Lâm và UBND quận Long Biên khen tặng là Cán bộ quản lí giỏi, 14 năm liền (từ năm 2004 đến năm 2017), chị đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 4 lần được công nhận Sáng kiến kinh nghiệm loại C cấp Thành phố (Năm: 2003 – 2004; 2009 – 2010; 2014 – 2015; 2015 – 2016). Không chỉ giỏi việc trường, tích cực tham gia công tác xã hội, chị Nguyễn Thị Vinh còn là người vợ hiền, người mẹ mẫu mực trong gia đình, cùng chồng chăm sóc con trai và con gái chăm ngoan, học giỏi. Vì vậy mà cả hai người con của chị đều ngoan ngoãn. Đến nay, các con của chị đã có công việc rất ổn định. Hai người con của chị đều rất ngoan và hiếu thảo với bố mẹ, cư xử tốt với mọi người xung quanh. Chị thật xứng đáng với danh hiệu “Giỏi việc trường – đảm việc nhà” mà BCH Công đoàn Giáo dục quận Long Biên trao tặng 5 năm ( Năm 2003 – 2008). Đó là những thành quả thật đáng trân trọng, có được nhờ sự phấn đấu không ngừng của chị.
Hôm chia tay chị về hưu, cả trường tôi, ai ai cũng dưng dưng xúc động (Từ BGH đến giáo viên, nhân viên), cả chị cũng vậy, mắt hoe hoe rớm lệ như không muốn chia xa. Hiệu trưởng nói: “Có một hiệu phó như chị , nhà trường như có một viên kim cương quý vậy!”. Quả đúng là vậy. Nhưng chị đã đến tuổi nghỉ hưu, chị cần được nghỉ ngơi, vui vầy bên con cháu, sống thảnh thơi sau bao năm công tác cống hiến tài năng, sức lực, góp phần xây dựng nền giáo dục Long Biên, tô thắm vườn hoa giáo dục Long Biên thêm đẹp. Chúng em, những thế hệ đi sau sẽ học tập chị để làm tốt công việc giáo dục thế hệ trẻ. Chúc chị luôn mạnh khỏe, bình an và nhiều niềm vui bên gia đình bé nhỏ thân yêu nhé!

2. Bài viết về tấm gương người tốt, việc tốt ở địa phương

Sau nhiều năm phục vụ trong quân ngũ, khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Viết Quang, ngụ khu vực 3, phường Trà An, quận Bình Thủy tiếp tục tham gia công tác đảng và các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị ở địa phương. Năm 2018, ông Quang là một trong những gương “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu được khen thưởng tại Liên hoan Các mô hình văn hóa tiêu biểu của thành phố Cần Thơ.

Ông Nguyễn Viết Quang là Bí thư chi bộ 3A, Đảng bộ bộ phận khu vực 3, phường Trà An, đã 3 nhiệm kỳ. Ông chia sẻ: “Tôi đã quen với môi trường quân đội, khi chuyển qua làm công tác xã hội lúc đầu cũng có khó khăn nhưng khi đã nắm rõ tình hình địa phương cộng thêm mình chịu khó học hỏi thì mọi chuyện thuận lợi và nề nếp. Còn góp sức được cho địa phương và có ích cho xã hội là tôi vui rồi”.

Với tác phong, tinh thần làm việc của “Bộ đội Cụ Hồ”, ông Quang đã chỉ đạo, giám sát các tổ đảng, các hội, đoàn thể thực hiện tốt các kế hoạch, nghị quyết của chi bộ, đảng bộ, góp phần giữ vững an ninh trật tự, phát huy các phong trào, hoạt động ở địa phương. Tiêu biểu là vận động nhân dân xây dựng các tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nâng cấp các tuyến hẻm từ nguồn kinh phí xã hội hóa… Chi bộ 3A phối hợp với chi bộ 3D thực hiện mô hình “Cổng trường An toàn - văn minh” tại Trường Tiểu học Trà An, góp phần hạn chế tình trạng mua bán, đậu xe lấn chiếm lòng lề đường, giữ mỹ quan chung.

Phong trào khuyến học ở địa phương được duy trì đều đặn, mỗi năm vận động được khoảng 5 triệu đồng để khen thưởng cho các học sinh có thành tích tốt trong năm học; hỗ trợ đóng học phí, mua bảo hiểm y tế cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chi bộ còn vận động đảng viên giữ mối liên hệ với địa phương đóng góp trên 5 triệu đồng/năm cho quỹ khuyến học của quận
Bình Thủy.

Là người đứng đầu chi bộ, ông Quang rất quan tâm việc gắn kết các đảng viên trong sinh hoạt đảng cũng như trong đời sống. Vào dịp Tết Nguyên đán mỗi năm, chi bộ đều phối hợp với Chi hội Cựu Chiến binh của khu vực tổ chức đến chúc Tết tất cả các đảng viên và hội viên cựu chiến binh. Những trường hợp khó khăn, ốn đau, hoạn nạn, chi bộ đều kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ. Đơn cử như trong năm qua, một đảng viên lớn tuổi bị bệnh nặng thời gian dài, chi bộ vận động quyên góp được 3,5 triệu đồng hỗ trợ điều trị bệnh.

Với những đóng góp của mình, ông Quang nhận được nhiều giấy khen của các cấp; là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 6 năm liền, được khen thưởng có thành tích trong học tập và làm theo gương Bác… Ông Quang còn là một tấm gương sáng trong xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc. Đặc biệt, người con duy nhất của vợ chồng ông là Nguyễn Viết Thuận là học sinh giỏi 12 năm liền, đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng thành phố Cần Thơ năm 2016-2017; đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố. Hiện Thuận là sinh viên năm nhất ngành Sư phạm Vật lý, Trường Đại học Cần Thơ, kết quả học tập đạt loại Giỏi và nhận học bổng của trường.

Ông Quang tâm sự: “Vợ chồng tôi hiếm muộn, chỉ có một con nhưng không vì thế mà cưng chiều con cái. Chúng tôi vẫn dạy dỗ nghiêm khắc, động viên cháu học hành và chỉ bảo những điều hay lẽ phải”. Chia sẻ về việc vun đắp mái ấm, hạnh phúc gia đình suốt 30 năm qua, bà Nguyễn Thị Tám, vợ ông Quang, cho biết: “Vợ chồng ngoài thương yêu nhau còn phải biết tôn trọng và chia sẻ, giúp nhau mọi việc. Đặc biệt là người này nóng thì người kia phải dịu, “cơm sôi bớt lửa, biết đời nào khê” là vậy”.

Mời các bạn tham khảo Tài liệu có liên quan tại mục Bài thu hoạch, bài dự thi của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 757
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm