Những kỷ niệm, câu chuyện sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam - Lào
Những kỷ niệm, câu chuyện sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào
Cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam" năm 2022 đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào phối hợp tổ chức phát động với chủ đề "Thanh niên Việt - Lào thắm tình hữu nghị". Thời gian nhận bài dự thi viết đến hết ngày 31/7/2022. Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi tháng 8/2022 tại Hà Nội.
Dưới đây là gợi ý viết về chủ đề "Những kỷ niệm, câu chuyện sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào". Mời các bạn tham khảo cùng HoaTieu.vn.
Gợi ý viết về kỷ niệm tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam - Lào
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ trước tới nay, mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện đó được ghi dấu qua những chặng đường lịch sử.
1. Nền móng của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng cùng sống chung trên bán đảo Đông Dương, núi liền núi, sông liền sông, cùng uống chung dòng nước Mê Kông, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và có mối quan hệ gắn bó với nhau từ lâu đời để cùng đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược . Những đặc điểm đó đã gắn kết hai nước chúng ta lại với nhau thành một khối thống nhất, có mối quan hệ khăng khít với nhau, cùng chia sẻ ngọt bùi và đồng cam cộng khổ với nhau trong suốt thời gian qua và đến tận ngày nay.
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phát triển từ mối quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Souphanouvong, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các nhà lãnh đạo cách mạng của hai nước xây dựng nền móng, dày công vun đắp, được các thế hệ lãnh đạo, các chiến sĩ cách mạng và nhân dân hai nước phát triển thành mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đặc biệt, mẫu mực, hiếm có, là tài sản vô giá của nhân dân hai nước. Mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc là thành quả trực tiếp của cách mạng hai nước và đều bắt nguồn từ một lãnh tụ chung là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước Lào đều viết Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên tìm ra con đường cứu nước cho cả ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Đông Dương; tạo nên môi trường chính trị góp phần hình thành và rèn luyện những người cộng sản đầu tiên để trở thành những nhà lãnh đạo đầu tiên của Cách mạng Lào.
Sau khi tách ra theo Nghị quyết của Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1951 để thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Lào vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ mật thiết và luôn luôn giúp đỡ nhau trong sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, giải phóng dân tộc ở hai nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay. Điểm nổi bật là cả hai dân tộc Việt Nam và Lào đã cùng chiến đấu, cùng giành thắng lợi trong cùng thời điểm của các chặng đường lịch sử cách mạng: Năm 1945, hai nước cùng giành được chính quyền, năm 1954 cùng đánh bại thực dân Pháp, năm 1975 cùng giành chiến thắng trong kháng chiến chống Mỹ, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cùng tiến hành công cuộc đổi mới trong gần 35 năm qua. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, tôn trọng lẫn nhau, hết lòng giúp đỡ nhau vô tư, chí tình, chí nghĩa. Trải qua gian nan thử thách suốt hai phần ba thế kỷ, mối quan hệ đó không hề rạn nứt, cũng không bị phá vỡ cho dù các thế lực thù địch ra sức chống phá, mà ngược lại ngày càng son sắt, bền chặt.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ về Lào được ký kết vào tháng 9-1962, Việt Nam và Lào đã nhất trí thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong sự nghiệp củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ hai nước là Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Chính phủ Việt Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức Lào từ ngày 15 đến ngày 18-7-1977. Hai bên trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế quan trọng cùng quan tâm, cũng như các vấn đề nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước, trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của hai dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chuyến thăm này, hai nước chính thức ký kết các Hiệp ước đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước, bao gồm: Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; và ra Tuyên bố chung về tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Việc ký kết các hiệp ước này còn mang ý nghĩa quốc tế quan trọng, nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng giữa hai nước và phát huy ảnh hưởng tích cực trong khu vực.
Tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (tháng 5-1990), Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Kaysone Phomvihane đánh giá: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở nơi đâu và chưa bao giờ có tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài, toàn diện như quan hệ Việt Nam - Lào… Trong hơn nửa thế kỷ qua, nhiều thế hệ con em của nhân dân Việt Nam đã sang giúp nhân dân Lào chiến đấu giành độc lập, tự do và xây dựng cuộc sống mới hướng tới ấm no, hạnh phúc. Nhiều đồng chí đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ cách mạng Lào, coi Lào như Tổ quốc thứ hai của mình. Trên khắp mọi miền của đất nước Lào, máu của các chiến sĩ Việt Nam đã hòa quyện với máu của các cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân Lào. Nhân dân Lào cũng đã hy sinh biết bao xương máu góp phần vào việc tăng cường và củng cố mối quan hệ đặc biệt thiêng liêng đó... Để thực hiện Di huấn của Bác Hồ, để xứng đáng với xương máu của biết bao liệt sĩ, anh hùng, với bao dòng nước mắt của những bà mẹ, người chị, bao công sức và tâm huyết của đồng bào, đồng chí hai nước chúng ta, chúng tôi nguyện cùng nhân dân Việt Nam giữ gìn mãi mãi tình đoàn kết đặc biệt đó”.
Năm 1991, Việt Nam và Lào đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác quan trọng nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Năm 1992, Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam - Lào được thành lập nhằm tạo điều kiện cho Chính phủ hai nước triển khai các thỏa thuận hợp tác thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại giao nhân dân giữa hai nước được triển khai thường kỳ giúp đưa mối quan hệ này ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu với nội dung thiết thực, từ các vấn đề lý luận và thực tiễn cho đến kinh nghiệm và phương thức hợp tác giữa hai nước.
2. Những kỷ niệm, câu chuyện sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào
Việt Nam - Lào cùng theo con đường xã hội chủ nghĩa và đều có lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ để giành độc lập dân tộc. Trong quãng thời gian khó khăn của lịch sử ấy, những câu chuyện cảm động về nghĩa tình con người giữa hai miền đất liền nhau đã được sinh ra. Cùng HoaTieu ngược thời gian, trở về quá khứ để tìm hiểu và cảm nhận tình đồng bào thắm thiết của hai dân tộc qua những kỷ niệm đẹp dưới đây nhé.
2.1. Tình hữu nghị Việt - Lào qua câu chuyện của ông Tráng Lao Lử
Câu chuyện về một gia đình người Việt Nam đã nuôi giấu Chủ tịch nước CHDCND Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản trong những năm tháng chiến tranh qua lời kể của cụ Tráng Lao Lử.
( Trích nguồn báo Dân tộc).
Năm nay đã gần 90 tuổi, song cụ Tráng Lao Lử, con trai của cụ Tráng Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) vẫn vẹn nguyên ký ức những ngày gia đình cụ nuôi giấu Chủ tịch nước CHDCND Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản.
Vào khoảng tháng 4/1948, Ban xung phong Lào - Bắc gồm 14 người hành quân qua các địa phương của Việt Nam. Khi đến bản Phiêng Sa, huyện Yên Châu, Ban dừng lại để xây dựng căn cứ và nắm tình hình trước khi hành quân vào đất Lào.
Tại khu căn cứ này, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản phái người sang đất Lào để nắm tình hình và có những kế hoạch trước khi tiến sâu vào đất Lào. Trong thời gian hoạt động ở Phiêng Sa, Ban đặt căn cứ hoạt động tại hang Thẩm Mế và huấn luyện quân sự để trở về xây dựng khu căn cứ địa tại huyện Viêng Xay; riêng đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã được tổ chức bố trí đến ở nhà ông Lao Khô thuộc bản Phiêng Sa.
Theo lời cụ Lử kể: khi đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản về ở cùng, cả gia đình đều rất nhiệt tình vui vẻ, xem đồng chí như người thân trong gia đình và còn nhận làm anh nuôi, cắt máu ăn thề "Nhau xí lu, tùa xí nho" (Cùng thương yêu nhau, sống chết cùng nhau). Để có chỗ nghỉ, bố của cụ là ông Lao Khô còn tự tay đóng giường ở trong buồng để ông Cay-xỏn ngủ. Có thời gian để giữ bí mật, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản ra ở hang Thẩm Mế, cách nhà mấy cây số đường rừng, nhưng cứ vài ba ngày, gia đình Lao Khô lại xay ngô, giã thóc, mang thức ăn vào tiếp tế cho anh nuôi.
"Năm 1949, có một lần ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản cho liên lạc đến tận nhà nói chuyện nhỏ với bố tôi. Nghe xong, bố tôi đưa 30 đồng bạc trắng cho người liên lạc của ông Cay-xỏn. Khi người liên lạc đi rồi, bố tôi mới nói với cả nhà là ủng hộ anh nuôi 30 đồng bạc trắng để mua vũ khí. Sau khi mua được súng đạn, ông Cay-xỏn đã có một biên nhận gửi cho bố tôi và cảm ơn gia đình đã giúp đỡ cách mạng Lào. Tờ biên nhận ấy bố tôi dắt vào cái cây trên mái nhà. Sau này khi dỡ mái làm lại nhà, mở ra thì đã bị mọt ăn gần hết, nhưng tình nghĩa của gia đình với Chủ tịch Lào thì không bao giờ phai lạt", ông Lử kể.
Có một chuyện mà sau này ông Lao Khô hay kể lại cho con cháu nghe. Đó là năm 1949, có tên chỉ điểm dẫn lính Pháp từ Xiềng Khọ (Lào) lên bản Phiêng Sa lùng bắt Việt Minh. Tới nơi, gặp ông Lao Khô, bọn lính hỏi: "Có Việt Minh ở đây không", trong lúc ấy, có mấy cán bộ đang ở trong nhà.
Nhưng ông Lao Khô nhanh trí nói: "Có hai người nhưng nó đi qua đây từ lâu lắm rồi, đường đi con hổ, con báo cũng không đi được, nếu muốn đi tao đưa đi, còn không thì ở đây uống rượu. Nghe vậy, toán lính không hỏi gì thêm nữa mà đòi uống rượu. Vậy là ông liền hô mấy "người ở" mang rượu cho toán lính. Uống rượu rồi cả đám rút về đồn mà không biết rằng mấy "người ở" kia chính là những người chúng đang đi lùng.
Ông Lử cho hay, ngay việc gia đình ông dựng ngôi nhà này ở lưng chừng đồi cũng là do ông Cay-xỏn mách bảo. Đó là cuối năm 1948, bốn cán bộ Việt Minh hoạt động từ bên Lào về đây, có một người bị ốm nặng. Vài ngày sau khi đoàn cán bộ rời đi, thì người trong nhà cũng lần lượt ốm. Hóa ra bị lây bệnh đậu mùa. Ông Cay-xỏn bảo, đã lây phải bệnh dịch rồi, cần phải chuyển chỗ ở.
Nói rồi ông Cay-xỏn cùng ông Lao Khô đi chọn đất chuyển nhà, tìm mãi cuối cùng chọn mảnh đất ở lưng chừng đồi, dưới chân đồi có suối, cách nơi ở cũ hai cây số để dựng nhà. Thấy gia đình ông Lao Khô chuyển nhà, có 3 gia đình cũng chuyển theo, lâu dần lập thành bản. Cũng vì thế mà năm 1962, bản lấy tên thành bản Lao Khô từ đó đến giờ.
Cuối năm 1950, khi phong trào cách mạng ở Lào đã phát triển mạnh, để thuận lợi cho việc chỉ đạo, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản cho rời căn cứ về Lào. Vì hoàn cảnh chiến tranh mấy chục năm sau ông Lao Khô và người anh nuôi không gặp nhau. Nhưng sau này, khi điều kiện đã bớt khó khăn, nhiều cán bộ nước CHDCND Lào và gia đình Chủ tịch Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản luôn đi lại thăm gia đình. Gia đình cụ Tráng Lao Khô cũng đã được Chính phủ CHDCND Lào tặng Huân chương Tự do.
Có thể nói ân tình của gia đình ông Tráng Lao Khô với Chủ tịch Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản không chỉ là mối liên hệ thân thiết của 2 gia đình mà còn là biểu tượng tình đoàn kết của 2 dân tộc, 2 đất nước.
2.2. Vì sao người Lào gọi cửa khẩu từ Attapue sang Kon Tum là “Phu Cưa”?
Câu chuyện vì sao người Lào gọi cửa khẩu từ Attapue sang Kon Tum là “Phu Cưa”.
Câu chuyện này ngày nay vẫn được người dân cả Việt Nam và nước bạn Lào kể đi kể lại, để nhắc nhở những thế hệ ngày nay, hay mai sau ai cũng phải nhớ rằng, cái tên Phu Cưa (có nghĩa là “Núi Muối”) được bắt nguồn từ câu chuyện về những người lính Việt Nam trong những năm đánh Mỹ.
Khi ấy, với bà con người Việt cũng như người Lào ở vùng biên này, “muối quý hơn vàng”, bởi vậy, một trong những mặt hàng giúp người dân Lào của bộ đội Việt Nam không thể không có muối.
Nhiều người lính Việt Nam đã hy sinh khi cõng muối vượt dốc, vượt núi mang cho bà con các bản làng giáp biên của huyện Phu Vông. Cái tên “Núi Muối”, dốc Muối như một sự ghi nhớ, biết ơn về những ân tình ấy của những người lính Việt Nam.
2.3. Chuyện về người lính tình nguyện Việt Nam với 52 năm chiến đấu, tù đày và mưu sinh trên đất Lào
Bản lý lịch về người lính tình nguyện Việt Nam - ông Hải: Từ tháng 1 đến đầu tháng 4-1964, đơn vị của ông Hải đánh phỉ Vàng Pao ở các huyện Noọng Hét, Mường Kham, Khăng Khay (tỉnh Xiêng Khoảng); sau đó đánh “cuốn chiếu” (vừa đi vừa đánh) qua các vùng rừng Sẩm Luông (huyện Mường Khùn), Phu Mộc (huyện Loong Chẹng). Cuối tháng 4-1964, đơn vị ông Hải phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào đánh chiếm đỉnh Phú Lai, huyện Mường Pẹt (Xiêng Khoảng). Trận đánh khốc liệt khiến đại đội hơn 200 người chỉ còn 32 người. Địch bao vây suốt bảy ngày đêm, thêm 29 người hy sinh. Ông Hải và một người bạn thay nhau bò khắp trận địa tìm đạn của đồng đội để mở đường máu. Cầm cự được 24 giờ đồng hồ thì hết đạn, hai người rút xuống cầu Nậm Xằn dưới chân đồi Phú Lai gặp địch bao vây rồi cả hai bị bắt.
Địch giam ông Hải trong nhà tù Phôn Khênh ở tỉnh Viêng Chăn. Do ông không hé nửa lời nên sau ba tháng, địch chuyển ông sang nhà tù Thạt Đằm khét tiếng cũng ở tỉnh này. Trong lao tù, địch tra tấn không thiếu ngón đòn nào, như: Dùng roi điện dí từ đầu đến chân, dao nhọn chọc mạng sườn, báng súng đánh vào lưng, đá mũi giày đinh vào bụng và dùng dây treo người lên... nhưng ông vẫn không khai. Địch mua chuộc rằng, nếu chịu khai và làm việc cho vua mẹo Vàng Pao thì sẽ được phong trung úy và được trả lương bằng vàng, tương đương 25 triệu kíp/tháng nhưng ông vẫn "ngậm tăm". Đến năm 1972, địch thả ông. Tổng cộng, ông bị địch tù đày 8 năm 6 tháng.
Bà Bua Khay - vợ ông Hải kể: “Năm 1964 khi bị địch bắt giam, chồng tôi đổi tên khai sinh thành Hải vì ông sợ liên lụy về sau. Tên khai sinh của ông là Đặng Văn Uy, sinh năm 1937 ở xóm Lèo, xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”. Đây là lý do khiến người Lào lẫn người Việt ở Viêng Chăn mỗi khi nhắc đến chuyện người cựu binh quê Việt Nam đang sống ở bản Huổi Pa Mạ đều gọi ông là ông Hải.
Năm 1972 ra tù, ông Hải sống bơ vơ. Thời trẻ ở quê đã thạo nghề thợ xây nên ông sắm đồ nghề đi xây thuê. Cuộc đời thợ xây lang bạt đưa ông vào tận vùng rừng thuộc bản “Khỉ Hét” (vùng rừng hoang vu chỉ có tiếng khỉ hét nên người dân địa phương đặt tên bản Khỉ Hét), thuộc huyện Mường Mẹc. Tại đây, ông được bạn tù (người Lào) tốt bụng cưu mang.Năm 2000, khi Trung tá Đậu Văn Sáu, Chính trị viên Đội quy tập HCLS-Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh, lên kế hoạch đi tìm mộ ở huyện Mường Mẹc, ông Khăm Mừng-Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban công tác đặc biệt tỉnh Viêng Chăn, nói: “Vào tận bản Khỉ Hét mà quy tập một “liệt sĩ sống”, lạ lắm”. Trung tá Sáu hỏi mới biết “liệt sĩ sống" là cựu binh Hải từng chiến đấu ở Lào, bị tù đày, nay lấy vợ Lào, có 12 con. Trung tá Sáu cử Thiếu tá Thân, Đội phó Quân sự Đội quy tập đi tìm ông Hải...
Cách đây gần 73 năm, ngày 30-10-1949, các lực lượng quân sự Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào chính thức mang tên Quân tình nguyện. Cũng từ đó, hình ảnh người chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã trở thành biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quốc tế trong sáng, giúp Bạn vững bước trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và thời kỳ đầu xây dựng, phát triển đất nước.
Ông Hải là tiêu biểu trong hàng triệu lớp chiến sĩ, bộ đội đã anh dũng, chiến đấu trong cuộc chiến tranh giúp Lào. Có người đã hy sinh khi đi qua những nơi rừng thiêng nước độc, vì sốt rét, bệnh tật, đạn bom, địch bắt, tù đày... Có những người kiên cường và may mắn còn sống sót để trở thành chứng nhân lịch sử như ông Hải.
.........................
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam và Lào vẫn luôn giữ được mối quan hệ hữu nghị thắm thiết. Điển hình cho mối quan hệ ấy có thể ví dụ như: Lào hiện đang là quốc gia được Việt Nam đầu tư nguồn vốn phát triển nhiều nhất; chính phủ nước ta hàng năm vẫn trao tặng rất nhiều suất học bổng cho sinh viên Lào, giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Lào...
Trên đây là 3 trong muôn vàn kỷ niệm, câu chuyện sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào. Có những câu chuyện được người trong cuộc kể ra, lại có những kỷ niệm được chôn vùi theo thời gian cùng những người đã khuất bóng. Đó đều là những câu chuyện đẹp cần được lưu giữ, kể lại cho thế hệ trẻ ngày nay để những chủ nhân tương lai của hai nước tiếp tục giữu vững và vun đắp tình hữu nghị của cha ông.
Mời các bạn tham khảo bài viết liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bộ câu hỏi có đáp án thi đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Nghệ An 2022
Đáp án thi trực tuyến Phụ nữ với pháp luật năm 2022
Đáp án 70 năm Đảng bộ Pleiku 95 năm Công đoàn Việt Nam
Đáp án thi đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Nghệ An 2022
Bài cảm nhận về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Tấm lòng, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương Bác Sáu Dân
Cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì?
- Lê Tiến AnhThích · Phản hồi · 0 · 13/07/22
- Trần Thanh TâmThích · Phản hồi · 0 · 13/07/22
Gợi ý cho bạn
-
300+ câu hỏi trắc nghiệm môn lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án)
-
Bài dự thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2024
-
Đáp án thi "Tiếp bước truyền thống, xây dựng tương lai” lần 2 năm 2023
-
Bài thu hoạch nghị quyết TW 8 khóa 12 của Đảng viên
-
(Mới nhất) Đại sứ văn hóa đọc 2024 mẫu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 6 bài kể về 1 lần em mắc lỗi khiến bố mẹ buồn siêu hay
Kể về một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn lớp 8Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
Các bài viết hay mục Bài thu hoạch, bài dự thi
Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3
Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật bằng hình thức thi trực tuyến Quỳnh Lưu 2022
Đáp án thi Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2022
Đáp án thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19 Bình Định 2021
Đáp án Thử tài đoán tướng Liên quân đúng nhất 2023
Cuộc thi viết về hình ảnh người chiến sĩ CSGT lần thứ II