PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 5: Bảo vệ hòa bình
Giáo án Giáo dục công dân 9 Bài 5: Bảo vệ hòa bình được thiết kế hiện đại, tích hợp hình ảnh, hiệu ứng trình chiếu đẹp mắt với nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú.
PowerPoint GDCD 9 Bài 5 Bảo vệ hòa bình gồm 2 file PPT (25 slides) và Word (14 trang) được biên soạn bám sát nội dung trong Chân trời sáng tạo. Qua đó giúp giáo viên dễ dàng chỉnh sửa để có bài giảng hay, lôi cuốn người học. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án PowerPoint GDCD 9 Bài 5 Bảo vệ hòa bình Chân trời sáng tạo, mời các bạn tải tại đây.
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 5: Bảo vệ hòa bình
PowerPoint GDCD 9 Bài 5 Bảo vệ hòa bình
Giáo án GDCD 9 Bài 5 Bảo vệ hòa bình
BÀI 5: BẢO VỆ HÒA BÌNH
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; các biểu hiện của hoà bình.
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.
- Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình.
- Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận thức chuần mực hành vi:
+ Nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; các biểu hiện của hoà bình.
+ Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.
+ Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hoà bình.
- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu
- SGK, tài liệu tham khảo về chủ đề Bảo vệ hoà bình.
- Giấy A4, A3, A0, viết lông, sáp màu,…
2. Học liệu số phần mềm thiết bị công nghệ
- Máy tính, máy chiếu, phần mềm PowerPoint,...
- Các tranh vẽ, hình ảnh và video clip thể hiện nội dung về Bảo vệ hoà bình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - HS nêu được tên những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hoà bình ở Việt Nam hoặc trên thế giới. b. Tổ chức thực hiện: | ||
Hoạt động của thầy, trò | Yêu cầu cần đạt | |
Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác và kĩ thuật công não. * Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành 2 nhóm (mỗi nhóm có 3 HS đại diện để tham gia trò chơi) sau đó, phổ biến thể lệ trò chơi. – GV tổ chức thực hiện nhiệm vụ: 2 nhóm sẽ thi đua kể tên những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hoà bình ở Việt Nam hoặc trên thế giới trong một thời gian nhất định (gợi ý: 3 – 4 phút). Mỗi lần chỉ được kể tên một nhân vật và tiến hành kể luân phiên với nhau. Các thành viên cùng nhóm sẽ hỗ trợ nhau khi tham gia trò chơi. Nhóm nào kể được nhiều tên nhân vật hơn sẽ giành chiến thắng. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS lắng nghe, tương tác. * Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động – Các nhóm cử đại diện để trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời. Dự kiến sản phẩm: Những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hoà bình ở Việt Nam và trên thế giới như: – Ở Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót,… – Trên thế giới: Nelson Mandela, Kofi Annan, Fidel Castro,… * Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, tổng kết kết quả trò chơi, công bố kết quả nhóm thắng cuộc, dẫn dắt vào bài mới Bài 5: Bảo vệ hòa bình | ||
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức * Nhiệm vụ 1: Đọc nội dung và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm hoà bình, các biểu hiện và ý nghĩa của bảo vệ hoà bình. b. Tổ chức thực hiện: | ||
Hoạt động của thầy, trò | Yêu cầu cần đạt | |
Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác và kĩ thuật khăn trải bàn. * Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SHS trang 27 – 28: + Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho Việt Nam? + Em nhận xét như thế nào về sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh? Từ đó, giải thích vì sao cần phải bảo vệ hoà bình. + Em hiểu thế nào là hoà bình, biểu hiện của hoà bình? – Tổ chức thực hiện: + Với câu hỏi 1 và 2, GV có thể cho HS thảo luận theo nhóm đôi. Sau đó, chỉ định hoặc mời 2 – 3 nhóm đại diện trả lời. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm ý nếu có. Với câu hỏi 3, GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS). Các nhóm sẽ được nhận một tờ giấy khổ lớn A0 và phân công nhiệm vụ tương ứng với câu hỏi trong SHS trang 28. + HS chia giấy A0 thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các phần xung quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm. + Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với các phần xung quanh. Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô của mình trong thời gian quy định. Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm sẽ ghi các ý kiến/ câu trả lời được thống nhất vào phần trung tâm của giấy A0. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. * Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Các nhóm cử đại diện để trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời. Dự kiến sản phẩm: – Những hậu quả vô cùng to lớn mà cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra cho Việt Nam là: miền Bắc đã bị tàn phá nặng nề; hầu hết các thành phố, thị xã đều bị đánh phá (12 thị xã, 51 thị trấn bị phá huỷ hoàn toàn); 5 triệu m2 nhà ở bị phá huỷ; hàng trăm hecta ruộng đất bị hoang hoá; 3 000 trường học, 350 bệnh viện bị bắn phá;... Hậu quả của cuộc chiến tranh đối với miền Nam còn nặng nề hơn: nửa triệu hecta ruộng bị bỏ hoang; 1 triệu hecta rừng bị chất độc hoá học, bom đạn cày xới; môi trường sinh thái ở những vùng bị nhiễm chất độc hoá học còn gây hệ luỵ cho các thế hệ sau, kể cả những người không tham gia chiến tranh. – Sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh: Trước chiến tranh, đất nước ta phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng về người và của; sau chiến tranh, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. + Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống vui vẻ, hoà thuận, hạnh phúc; là khát vọng của toàn nhân loại + Biểu hiện của hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên; không để xảy ra mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. * Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và chốt các ý theo nội dung hoạt động |
1. Hòa bình. a. Khái niệm: Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống vui vẻ, hoà thuận, hạnh phúc; là khát vọng của toàn nhân loại b. Biểu hiện của hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên; không để xảy ra mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. |
...........
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án PowerPoint GDCD 9 Bài 5
- Chia sẻ:Minh Nguyễn
- Ngày:
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 5: Bảo vệ hòa bình
3,4 MB 25/12/2024 10:33:00 SACó thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 9
PowerPoint Toán 9 Bài 1: Hàm số và đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
PowerPoint Toán 9 Bài 21: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Mẫu giáo án môn Công nghệ lớp 9 theo công văn 5512
PowerPoint Ngữ văn 9 Bài 6: Viết truyện kể sáng tạo