Thông tư hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS

Thông tư số 109/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS.

BỘ TÀI CHÍNH

___________

Số: 109/2011/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2011

THÔNG TƯ

hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

trong điều kiện áp dụng TABMIS

__________________

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong điều kiện thực hiện chế độ kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước (TABMIS), như sau:

A- QUY ĐỊNH CHUNG

I. Khái niệm, phân loại và nguyên tắc kết hợp tài khoản

1. Khái niệm, phân loại tài khoản

1.1. Tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại KBNN

Tài khoản của các đơn vị, tổ chức, cá nhân được mở tại KBNN là kết hợp các phân đoạn trong kế toán đồ (COA), bao gồm mã tài khoản kế toán được kết hợp với các đoạn mã khác do Bộ Tài chính quy định trong chế độ kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) ban hành theo Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài chính; trong đó, mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (ĐVQHNS) là mã bắt buộc dùng để phân biệt tài khoản của từng đơn vị, tổ chức khác nhau.

1.2. Phân loại tài khoản của các đơn vị, tổ chức

Tùy theo yêu cầu quản lý và nội dung sử dụng kinh phí, các loại tài khoản của các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở tại KBNN được phân loại cụ thể như sau:

1.21. Tài khoản dự toán

Tài khoản dự toán được mở cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí của NSNN, các tổ chức ngân sách theo hình thức cấp bằng dự toán gồm: tài khoản dự toán chi thường xuyên, dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB), dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi kinh phí uỷ quyền; dự toán chi chuyển giao, ...

1.2.2. Tài khoản tiền gửi

Tài khoản tiền gửi được mở cho các đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS), đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân bao gồm mã tài khoản kế toán thuộc Nhóm 37 - Phải trả tiền gửi của các đơn vị, cụ thể như sau:

- Tài khoản tiền gửi của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: Tiền gửi dự toán, Tiền gửi thu sự nghiệp, Tiền gửi khác.

- Tài khoản tiền gửi của xã: Tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng, Tiền gửi khác.

- Tài khoản tiền gửi của dự án.

- Tài khoản tiền gửi có mục đích.

- Tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân.

- Tài khoản tiền gửi của các quỹ.

- Tài khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị.

1.2.3. Tài khoản có tính chất tiền gửi

Tài khoản có tính chất tiền gửi mở cho các đơn vị, tổ chức bao gồm mã tài khoản kế toán cụ thể như sau:

- Tài khoản tiền gửi thuộc “Nhóm 35 - Phải trả về thu ngân sách” được mở cho các cơ quan thu (tài chính, thuế, hải quan) để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí trước khi trích nộp ngân sách Nhà nước, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất và các khoản tạm thu khác.

- Tài khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý được mở cho các cơ quan thu để phản ánh các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý theo quy định của pháp luật và được mở chi tiết theo cơ quan Tài chính, cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế và các cơ quan khác.

- Tài khoản phải trả khác được mở để phản ánh các khoản phải trả khác ngoài nội dung các tài khoản đã mở theo nội dung nêu trên.

Đánh giá bài viết
1 1.160
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi