Thông tư 69/2017/TT-BTC

Tải về

Thông tư 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính

Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/07/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm, có phụ lục biểu mẫu kèm theo, mời các bạn tham khảo.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2017

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 45/2017/NĐ-CPcủa Chính phủ.
  2. Các cơ quan, tổ chức quan hệ không thường xuyên với ngân sách nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm: cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần hay đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ nhà nước giao; các tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính được nhà nước đầu tư, hỗ trợ vốn theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Trần chi ngân sách

Trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm trần chi theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi tiết theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 4. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương

  1. Trần chi cho chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm là giới hạn chi ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các Bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ.
  2. Trần bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương là giới hạn bổ sung ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do cơ quan có thẩm quyền thông báo trong thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm; bao gồm trần bổ sung cân đối và trần bổ sung có mục tiêu.

Điều 5. Chi tiêu cơ sở

Chi tiêu cơ sở là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ; chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó:

  1. Chi đầu tư phát triển cơ sở là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết và vốn vay nước ngoài theo quy định) cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, đang triển khai và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; cụ thể gồm:

a) Vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định đến hết kế hoạch năm trước chưa bố trí được nguồn để thanh toán;

b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ;

c) Vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, các dự án khởi công mới trong năm hiện hành và tiếp tục thực hiện trong năm tiếp theo, bao gồm cả vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP);

d) Vốn thực hiện các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 1: Xác định chi đầu tư phát triển cơ sở trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin về kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020 đã giao cho cơ quan này tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau:

(i) Tiếp tục thực hiện Dự án I đã bắt đầu từ năm 2016, dự kiến kết thúc năm 2019, với tổng mức đầu tư được duyệt là 20 tỷ đồng, bố trí đều hàng năm là 5 tỷ đồng/năm;

(ii) Thực hiện Dự án II, với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng, thời gian thi công 24 tháng bắt đầu từ năm 2017, trong đó vốn kế hoạch năm 2017 đã giao là 8 tỷ đồng;

(iii) Thực hiện Dự án III từ nguồn vay ưu đãi Ngân hàng Thế giới (WB): bắt đầu từ năm 2017 và kết thúc vào năm 2020, với tổng vốn vay là 80 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn giải ngân năm 2017 khoảng 5 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 25 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 35 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 15 tỷ đồng. Vốn đối ứng trong nước (bằng tiền) để thực hiện Dự án dự kiến 8 tỷ đồng, bố trí phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay ưu đãi, trong đó năm 2017 khoảng 500 triệu đồng, năm 2018 khoảng 2,5 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 3,5 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 1,5 tỷ đồng;

(iv) Thanh toán nợ khối lượng đầu tư hoàn thành từ năm 2014 nhưng đến năm 2017 vẫn chưa được bố trí dự toán để trả nợ (khoảng 15 tỷ đồng); nay theo chủ trương của Ủy ban thường vụ Quốc hội, được ưu tiên bố trí vốn kế hoạch năm 2018 để thanh toán dứt điểm nợ.

Với dữ liệu nêu trên thì chi đầu tư phát triển cơ sở lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 sẽ là:

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Ước thực hiện năm 2017

Dự toán năm 2018

Dự kiến năm 2019

Dự kiến năm 2020

Chi đầu tư phát triển cơ sở

18.500

59.500

43.500

16.500

1

Thanh toán nợ XDCB

15.000

2

Dự án I

5.000

5.000

5.000

3

Dự án II

8.000

12.000

4

Dự án III

5.500

27.500

38.500

16.500

- Vốn vay WB

5000

25.000

35.000

15.000

- Vốn đối ứng trong nước

500

2.500

3.500

1.500

  1. Chi thường xuyên cơ sở là tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm trước, đang triển khai và tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch; được xác định bằng số dự kiến kinh phí thường xuyên của năm liền trước năm kế hoạch và bù trừ (cộng hoặc trừ) các yếu tố điều chỉnh chi tiêu thường xuyên cơ sở của năm đó, bao gồm:

a) Biến động (tăng, giảm) về chi phí tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của người hưởng lương khi được nâng bậc lương, chuyển ngạch công chức, viên chức theo quy định của pháp luật có liên quan, được cấp có thẩm quyền xác nhận;

b) Biến động (tăng, giảm) của đối tượng chi theo các chế độ, chính sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành, được cấp có thẩm quyền xác nhận;

c) Biến động (giảm) của các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã kết thúc, hết hiệu lực thi hành, hay bị buộc phải cắt giảm dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

d) Thực hành tiết kiệm chi tiêu thường xuyên (giảm) để dành nguồn tăng cho các nhu cầu chi tiêu mới;

đ) Các khoản điều chỉnh khác (nếu có).

Ví dụ 2: Xác định chi thường xuyên cơ sở trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau:

(i) Dự toán chi quản lý hành chính năm 2017 được giao của cơ quan là 6 tỷ đồng, trong đó tổng quỹ lương (bao gồm lương ngạch bậc, lương cán bộ hợp đồng, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo mức lương cơ sở 1,21 triệu đồng/tháng) khoảng 2,3 tỷ đồng, các nhiệm vụ thường xuyên còn lại (mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định; đoàn ra nước ngoài; đóng góp niên liễm cho các tổ chức quốc tế;...) khoảng 3,7 tỷ đồng;

(ii) Biên chế được duyệt của cơ quan là 20 người, biên chế thực có mặt đến năm 2017 là 20 người, số lao động hợp đồng dài hạn là 04 người. Dự kiến, giai đoạn 2017 đến năm 2020, tổng quỹ lương của cơ quan tăng 3%/năm do nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn;

(iii) Giai đoạn 2016 - 2020, cơ quan phải đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế theo mức cam kết là 80.000 USD/năm (tương đương 1,8 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2017), biên độ biến động tỷ giá hằng năm khoảng +2%/năm;

(iv) Dự án mua sắm tài sản cố định thực hiện từ năm 2014 và kết thúc trong năm 2017, trong đó giá trị TSCĐ mua sắm trong năm 2017 là 500 triệu đồng;

(v) Thực hiện chủ trương khoán xe ô tô công, cơ quan triển khai việc khoán xe ô tô phục vụ chức danh lãnh đạo từ năm 2018, dự kiến tiết kiệm được 500 triệu đồng và sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi phát sinh;

Với dữ liệu nêu trên thì chi thường xuyên cơ sở lĩnh vực chi quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 sẽ là:

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2017

Dự toán năm 2018

Dự kiến năm 2019

Dự kiến năm 2020

1

Chi thường xuyên cơ sở

6.000

5.089

5.180,2

5.273,7

2

Các khoản điều chỉnh chi thường xuyên cơ sở (a-b)

-911

91,2

93,5

a

Các khoản điều chỉnh tăng

89

91,2

93,5

- Nâng lương ngạch, bậc thường xuyên theo niên hạn

53

54,5

56

- Tăng kinh phí đóng niên liễm do biến động tỷ giá

36

36,7

37,5

b

Các khoản điều chỉnh giảm

1.000

- Dự án mua sắm TSCĐ

500

- Kinh phí tiết kiệm do thực hiện chủ trương khoán xe ô tô

500

Điều 6. Chi tiêu mới

Chi tiêu mới là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị được xem xét tại thời điểm lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và áp dụng cho cả thời gian 03 năm kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó:

  1. Chi đầu tư phát triển mới là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, bắt đầu thực hiện (khởi công mới) từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo, bao gồm:

a) Vốn đầu tư cho các dự án đã được bố trí vốn bắt đầu thực hiện năm hiện hành, nhưng không triển khai được, phải lùi sang năm sau và không được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định;

b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để khởi công mới các dự án theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ;

c) Vốn đầu tư cho các dự án bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả các hoạt động mở rộng dự án, chương trình; vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP);

d) Vốn đầu tư cho các dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong thời gian chuyển tiếp giữa 02 kế hoạch đầu tư trung hạn, bảo đảm thủ tục đầu tư theo quy địnhvà dự kiến được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn sau, có nhu cầu triển khai thực hiện ngay từ năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn sau;

đ) Nghiên cứu khả thi cho các dự án sẽ được triển khai trong kế hoạch trung hạn sau.

Ví dụ 3: Xác định chi đầu tư phát triển mới trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau:

(i) Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2016 - 2020, cơ quan A được giao vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lĩnh vực hoạt động kinh tế để:

- Triển khai Dự án IV trong thời hạn 03 năm 2018 - 2020, với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 100 tỷ đồng; mức bố trí vốn dự kiến năm 2018 là 30 tỷ đồng, năm 2019 là 45 tỷ đồng, năm 2020 là 25 tỷ đồng;

- Triển khai Dự án nghiên cứu khả thi để chuẩn bị cho Dự án V (dự kiến sẽ bố trí và thực hiện trong kế hoạch đầu tư công 05 năm giai đoạn sau). Dự án nghiên cứu khả thi này được thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020, với tổng mức vốn được phê duyệt là 30 tỷ đồng, dự kiến bố trí vốn năm 2018 khoảng 6 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 10 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 14 tỷ đồng.

(ii) Ngoài ra, dự án II dự kiến khởi công năm 2017 với số vốn đã giao là 8 tỷ đồng, nhưng do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và phải điều chỉnh lại phương án thiết kế theo yêu cầu của cơ quan chức năng, nên cơ quan đã chủ động báo cáo và được cấp có thẩm quyền đồng ý cho lùi thời hạn khởi công sang năm 2018, giữ nguyên thời gian thi công (24 tháng) và tổng mức đầu tư đã phê duyệt (20 tỷ đồng), song kinh phí năm 2017 đã bố trí cho dự án không được chuyển sang năm sau mà điều chuyển bổ sung thực hiện dự án khác.

Với dữ liệu như trên, chi đầu tư phát triển mới lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 sẽ là:

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Dự toán năm 2018

Dự kiến năm 2019

Dự kiến năm 2020

Chi đầu tư phát triển mới

44.000

67.000

39.000

1

Dự án II

8.000

12.000

2

Dự án IV

30.000

45.000

25.000

3

Dự án khả thi chuẩn bị dự án V

6.000

10.000

14.000

Ví dụ 4: Vào đầu năm 2018, cơ quan A xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án VI, với tổng mức vốn đầu tư cho dự án dự kiến 60 tỷ đồng, thời gian thực hiện 03 năm từ 2021-2023; dự án được cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan tài chính thẩm định nguồn vốn theo quy định và dự kiến sẽ bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2021 - 2025, trước mắt cần bố trí khoảng 10 tỷ đồng để triển khai dự án từ năm 2021.

Với dữ liệu như trên, 10 tỷ đồng nhu cầu bố trí triển khai dự án VI vào năm 2021 là số chi đầu tư phát triển mới của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021.

  1. Chi thường xuyên mới là nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới ban hành, bắt đầu thực hiện từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo; bao gồm:

a) Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây, nhưng đến giai đoạn kế hoạch này mới bố trí được nguồn để triển khai;

b) Kinh phí duy trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động mới được bổ sung ở năm hiện hành, tiếp tục thực hiện năm dự toán và các năm tiếp theo;

c) Kinh phí tăng thêm khi tăng quy mô biên chế của cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kinh phí duy tu bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị để vận hành các dự án đầu tư mới hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm dự toán;

d) Kinh phí cho các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả kinh phí sự nghiệp đối ứng cho các dự án mới sử dụng vốn ngoài nước;

đ) Kinh phí thực hiện cải cách mức tiền lương cơ sở theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Ví dụ 5: Xác định chi thường xuyên mới trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 của cơ quan A, biết rằng các thông tin liên quan tại thời điểm xây dựng kế hoạch như sau:

(i) Dự kiến từ năm 2018, cơ quan được giao triển khai nhiệm vụ mới với kinh phí thực hiện là 2 tỷ đồng/năm và cơ quan Nội vụ đồng cấp đã duyệt bổ sung 02 biên chế cho cơ quan A để làm việc này; trên cơ sở đó, cơ quan đã tuyển dụng thêm 02 lao động vào làm việc từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, với hệ số lương khởi điểm là 3,00;

(ii) Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, năm 2018 cơ quan được giao chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam với kinh phí dự kiến 800 triệu đồng; bên cạnh đó, từ năm 2019 đến năm 2020, hằng năm cơ quan có 01 đoàn tham gia hội thảo quốc tế với mức kinh phí bình quân 450 triệu đồng/năm;

(iii) Theo Nghị quyết Quốc hội, giai đoạn 2018 - 2020 sẽ thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở cho người lao động với mức tăng bình quân 7%/năm, thời điểm điều chỉnh là ngày 01 tháng 7 hằng năm;

(iv) Dự án II dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019 và chính thức đưa vào sử dụng năm 2020, chi phí vận hành khoảng 600 triệu đồng/năm;

(v) Ngoài ra, cơ quan có kế hoạch sử dụng 500 triệu đồng dự kiến tiết kiệm được từ việc khoán xe ô tô năm 2018 cho một số nhu cầu chi khác.

Với dữ liệu như trên, chi thường xuyên mới lĩnh vực quản lý hành chính của cơ quan A trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020 được tính như sau:

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Dự toán năm 2018

Dự kiến năm 2019

Dự kiến năm 2020

Chi thường xuyên mới

3.707

3.084

3.939

1

Đoàn ra hội thảo quốc tế

476

487

2

Tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam

800

3

Thực hiện nhiệm vụ mới

2.000

2.000

2.000

4

Vận hành Dự án II (sau khi hoàn thành)

600

5

Kinh phí cho 02 cán bộ tuyển dụng mới (*)

280

292

306

6

Quỹ lương tăng thêm do điều chỉnh mức tiền lươngcơ sở

127

316

546

7

Nhu cầu khác từ số tiết kiệm khoán ô tô

500

Ghi chú: (*) Bao gồm kinh phí tính theo định mức, tiền lương và các khoản đóng góp có tính chất lương, phụ cấp công vụ và đã bao gồm kinh phí tăng thêm do điều chỉnh lương cơ sở.

Chương II

LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM

Điều 7. Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm

Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm:

  1. Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CPcủa Chính phủ.
  2. Kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương) thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CPcủa Chính phủ, trong đó:

a) Nội dung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương giai đoạn trước nhằm làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế; tập trung vào các nội dung chủ yếu:

Hệ thống pháp luật và chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra;

Xu hướng biến động về quy mô, cơ cấu thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương; hiệu quả công tác phân bổ nguồn lực và kiểm soát chi ngân sách;

Tình hình cân đối ngân sách và việc huy động các nguồn lực bù đắp bội chi ngân sách; thực hiện các chỉ tiêu về quản lý nợ công và một số hoạt động tài chính - ngân sách nhà nước khác có liên quan, như: sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tài chính, cải cách thủ tục hành chính, hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế, thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí.

b) Nội dung xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước 05 năm của địa phương giai đoạn sau phải làm rõ:

Nguyên tắc và trọng tâm ưu tiên trong xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách gắn với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 05 năm kế hoạch theo các Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền thông qua trong cùng thời kỳ;

Chi tiết mục tiêu về thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách, bội chi ngân sách gắn với khả năng huy động vốn vay cho bù đắp bội chi và mục tiêu quản lý nợ của địa phương.

c) Nội dung xác định khung cân đối ngân sách địa phương bao gồm:

Dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, gồm: tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và giá các sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;

Định hướng thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch, trong đó, dự báo nguồn lực về thu ngân sách, khả năng vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, qua đó dự báo tổng nguồn lực chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, đề xuất thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực chi; dự báo các chỉ tiêu quản lý nợ bình quân cho cả giai đoạn và tại năm cuối kỳ kế hoạch;

Sở Tài chính chủ trì tính toán, xác định tổng số thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, mức chi trả nợ và chi thường xuyên, tổng mức vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc; phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp xác định mức chi cho đầu tư phát triển.

Điều 8. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm

Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:

  1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm cấp quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CPcủa Chính phủ.
  2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CPcủa Chính phủ, trong đó:

a) Trước ngày 15 tháng 5 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan ở địa phương đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước và hoạch định các vấn đề có tính nguyên tắc cần chú ý trong lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau; trên cơ sở đó ban hành văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương giai đoạn sau;

b) Trước ngày 30 tháng 11 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương xác định định hướng và một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 05 năm giai đoạn sau, gửi Sở Tài chính; trên cơ sở đó, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương tổng hợp, lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;

c) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tiếp thu, chỉnh lý kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương, gửi xin ý kiến (lần 1) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung, hoàn thiện phục vụ việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm địa phương giai đoạn sau;

d) Trước ngày 20 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế địa phương, các cơ quan có liên quan khác ở địa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương giai đoạn sau và cập nhật diễn biến mới phát sinh trong những tháng đầu năm của năm cuối kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, tiếp tục hoàn thiện dự thảo kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương, gửi xin ý kiến (lần 2) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo phù hợp với định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau;

đ) Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế địa phương và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ kế hoạch 05 năm giai đoạn sau.

Điều 9. Mẫu biểu lập kế hoạch tài chính 05 năm

  1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia thực hiện theo các mẫu biểu từ số 01 đến số 04 quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
  2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo các mẫu biểu số 01 và 02 quy định tại Nghị định số 31/2017/NĐ-CPcủa Chính phủ.

Xem đầy đủ trong file tải về

Thuộc tính thông tư 69/2017/TT-BTC

Số hiệu:69/2017/TT-BTCLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài chínhNgười ký:Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành:07/07/2017Ngày hiệu lực:Đã biết
Ngày công báo:Đã biếtSố công báo:Đã biết
Tình trạng:Đã biết
Đánh giá bài viết
1 1.753
Thông tư 69/2017/TT-BTC
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm