Thông tư 134/2018/TT-BTC
Thông tư số 134/2018/TT-BTC
Thông tư 134/2018/TT-BTC về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xuồng (tàu) cao tốc dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/2018/TT-BTC | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI XUỒNG (TÀU) CAO TỐC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xuồng (tàu) cao tốc dự trữ quốc gia.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xuồng (tàu) cao tốc dự trữ quốc gia.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 và thay thế Thông tư số 18/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với xuồng cứu nạn.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao nhận (nhập, xuất), bảo quản và quản lý xuồng (tàu) cao tốc dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
QCVN 08: 2018/BTC
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
ĐỐI VỚI XUỒNG (TÀU) CAO TỐC DỰ TRỮ QUỐC GIA
National technical regulation on high speed craft for national reserve
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.2 Đối tượng áp dụng
1.3 Giải thích từ ngữ
1.4 Tài liệu viện dẫn
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Xuồng DT1
2.2 Xuồng DT2
2.3 Xuồng DT3
2.4 Xuồng DT4
2.5 Màu sắc
2.6 Xe kéo (đà kéo) chở xuồng DT2, DT3, DT4
3. QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN XUỒNG
3.1 Vận chuyển
3.2 Yêu cầu đối với vật tư, trang thiết bị dụng cụ
3.3 Quy trình kiểm tra khi nhập kho
3.4 Giao nhận, điều chuyển trong phạm vi nội bộ Tổng cục Dự trữ Nhà nước
3.5 Bảo quản
3.6 Quy trình xuất kho
3.7 Quy định về báo cáo chất lượng xuồng
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1 Kiểm tra chất lượng
4.2 Yêu cầu về nhà kho
4.3 Thẻ lô hàng
4.4 Chế độ ghi chép sổ sách và theo dõi hàng hóa
4.5 Phòng chống cháy nổ
4.6 Công bố hợp quy
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Lời nói đầu
QCVN 08: 2018/BTC thay thế QCVN 08: 2010/BTC do Tổng cục Dự trữ Nhà nước biên soạn và trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 134/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
ĐỐI VỚI XUỒNG (TÀU) CAO TỐC DỰ TRỮ QUỐC GIA
National technical regulation on high Speed Craft for national reserve
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật, giao nhận (nhập, xuất) bảo quản và công tác quản lý đối với xuồng (tàu) cao tốc dự trữ quốc gia.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các đơn vị dự trữ quốc gia, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao nhận (nhập, xuất), bảo quản và quản lý xuồng (tàu) cao tốc dự trữ quốc gia.
1.3 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1 Xuồng (tàu) cao tốc dự trữ quốc gia (sau đây viết tắt là xuồng) là phương tiện thủy phục vụ công tác cứu nạn, có các đặc tính kỹ thuật nêu ra trong Mục 2 - Quy định kỹ thuật của quy chuẩn này.
1.3.2 Lô xuồng là số lượng xuồng được sản xuất hàng loạt có cùng công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, cùng vật liệu chế tạo, đặc tính kỹ thuật tại một cơ sở chế tạo trong cùng một thời gian cụ thể và được Tổ chức đăng kiểm phê duyệt.
1.3.3 Chiều dài lớn nhất xuồng là khoảng cách lớn nhất giữa 2 đầu mũi và lái của thân xuồng tức là khoảng cách giữa mép trước sống mũi tới mép sau cùng của thân xuồng.
1.3.4 Chiều rộng lớn nhất xuồng là khoảng cách nằm ngang, đo từ mép ngoài của sườn mạn bên này đến mép ngoài của sườn mạn bên kia tại vị trí rộng nhất của thân xuồng.
1.3.5 Tổ chức đăng kiểm là Cơ quan đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm được pháp luật quy định cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
1.4 Tài liệu viện dẫn
1.4.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN 17: 2011/BGTVT và các bản sửa đổi, bổ sung.
1.4.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT.
1.4.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
1.4.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
1.4.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ QCVN 25: 2015/BGTVT.
1.4.6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Xuồng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu của Bộ Giao thông vận tải; trong đó đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
2.1 Xuồng DT1
2.1.1 Các yêu cầu chung
2.1.1.1 Công dụng: Xuồng DT1 là phương tiện công tác dùng để cứu nạn hoạt động trên các tuyến sông, cửa sông, hồ, rạch, đầm và các vùng có bão lụt thuộc vùng SII theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.1.1.2 Quy chuẩn áp dụng:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN 17: 2011/BGTVT và các bản sửa đổi, bổ sung;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT;
- Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ QCVN 25: 2015/BGTVT.
2.1.1.3 Vận tốc khai thác: ≥ 28 km/h.
2.1.1.4 Vận tốc lớn nhất: ≥ 35 km/h.
2.1.1.5 Khả năng chuyên chở: Tối đa chở 05 người hoặc 250 kg.
2.1.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản
2.1.2.1 Kết cấu thân xuồng đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT.
2.1.2.2 Vật liệu kết cấu xuồng: Vật liệu phục vụ cho kết cấu thân xuồng là hợp kim nhôm đóng tàu đáp ứng yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT (Phần 7A - Vật liệu); cụ thể:
- Hợp kim nhôm tấm đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 5083 H112 (giới hạn chảy quy ước 125 N/mm2);
- Hợp kim nhôm hình đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 6061 T6 (giới hạn chảy quy ước 115 N/mm2).
2.1.2.3 Kích thước cơ bản của xuồng:
- Chiều dài lớn nhất: ≥ 4,58 m;
- Chiều rộng lớn nhất: ≥ 1,55 m;
- Chiều cao mạn, mớn nước đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.1.2.4 Trang thiết bị boong trên xuồng:
- Thiết bị lái: Xuồng được lái trực tiếp trên tay nắm động cơ “đuôi tôm” gắn phía sau xuồng;
- Thiết bị chằng buộc, thiết bị neo: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.1.2.5 Trang thiết bị động lực và hệ thống máy xuồng:
- Hệ thống động lực: Máy thủy đồng bộ gắn ngoài, hộp số cùng thiết bị truyền động, chân vịt đồng bộ theo máy. Công suất động cơ ≥ 15 sức ngựa (hp);
- Số lượng: 01 chiếc;
- Các hệ thống máy xuồng: Hệ thống khởi động, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
- Bình nhiên liệu có dung tích đủ để đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của xuồng tối thiểu 3 h (giờ).
2.1.2.6 Yêu cầu về thiết bị điện:
- Điều kiện làm việc: Thiết bị điện phải làm việc tốt trong điều kiện môi trường thỏa mãn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT và phù hợp điều kiện môi trường khu vực hoạt động của xuồng;
- Bố trí thiết bị điện: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT;
- Nguồn điện trên xuồng: Sử dụng nguồn điện ắc quy một chiều (DC) 12V;
- Cáp điện: Cáp điện trên xuồng là loại chuyên dụng cho tàu biển, loại chịu nhiệt, chịu dầu, không lan truyền cháy. Việc lắp đặt cáp điện phải đáp ứng những yêu cầu sau: Cáp điện phải có kết cấu đáp ứng các điều kiện ở vị trí lắp đặt. Cáp điện được đặt trong không gian mà dễ bị hư hỏng do cơ khí thì phải được bảo vệ phù hợp bằng các biện pháp như dùng vỏ bọc kim loại hữu hiệu.
- Phụ tải: Các phụ tải điện DC12V trên xuồng DT1 bao gồm:
+ Tối thiểu 01 đèn tín hiệu vàng 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn trắng 15W (hợp nhất cột trước, cột sau);
+ Tối thiểu 01 còi điện 25W;
+ Tối thiểu 01 đèn chiếu sáng 15W.
- Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối điện cho xuồng là hệ thống điện một chiều hai dây (DC) 12V.
2.1.2.7 Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.1.2.8 Trang thiết bị an toàn: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.1.2.9 Trang thiết bị tín hiệu: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.1.2.10 Trang bị hút khô, cứu đắm của xuồng phải thỏa mãn yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT.
2.1.2.11 Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm của xuồng phải thỏa mãn yêu cầu tại QCVN 17: 2011/BGTVT và các bản sửa đổi, bổ sung.
2.2 Xuồng DT2
2.2.1 Các yêu cầu chung
2.2.1.1 Công dụng của xuồng: Xuồng DT2 là phương tiện công tác dùng để cứu nạn hoạt động trên các tuyến sông, cửa sông, hồ, rạch, đầm và các vùng có bão lụt thuộc vùng SI theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.2.1.2 Quy chuẩn áp dụng:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN 17: 2011/BGTVT và các bản sửa đổi, bổ sung;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT;
- Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ QCVN 25: 2015/BGTVT.
2.2.1.3 Vận tốc khai thác: ≥ 36 km/h.
2.2.1.4 Vận tốc lớn nhất: ≥ 45 km/h.
2.2.1.5 Khả năng chuyên chở: Tối đa chở 10 người hoặc 500 kg.
2.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản
2.2.2.1 Kết cấu thân xuồng đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT.
2.2.2.2 Vật liệu kết cấu xuồng: Vật liệu phục vụ cho kết cấu thân xuồng là hợp kim nhôm đóng tàu đáp ứng yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT (Phần 7A - Vật liệu); cụ thể:
- Hợp kim nhôm tấm đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 5083 H112 (giới hạn chảy quy ước 125 N/mm2);
- Hợp kim nhôm hình đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 6061 T6 (giới hạn chảy quy ước 115 N/mm2).
2.2.2.3 Kích thước cơ bản của xuồng:
- Chiều dài lớn nhất: ≥ 6,75 m.
- Chiều rộng lớn nhất: ≥ 2,34 m.
- Chiều cao mạn, mớn nước đảm bảo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.2.2.4 Trang thiết bị boong trên xuồng:
- Thiết bị lái: Xuồng bố trí hệ vô lăng lái, việc truyền động điều khiển từ vô lăng lái đến động cơ đẩy đuôi tôm gắn ở phía sau thông qua hệ cáp lái;
- Thiết bị chằng buộc, thiết bị neo: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.2.2.5 Trang thiết bị động lực và hệ thống máy xuồng:
- Hệ thống động lực: Máy thủy đồng bộ gắn ngoài là động cơ xăng, hộp số cùng thiết bị truyền động, chân vịt đồng bộ theo máy. Công suất động cơ ≥ 85 sức ngựa (hp);
- Số lượng: 01 chiếc;
- Các hệ thống máy xuồng: Hệ thống khởi động, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT;
- Bình nhiên liệu có dung tích đủ để đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của xuồng tối thiểu 3 h (giờ).
2.2.2.6 Yêu cầu về thiết bị điện:
- Điều kiện làm việc: Thiết bị điện phải làm việc tốt trong điều kiện môi trường thỏa mãn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT và phù hợp điều kiện môi trường khu vực hoạt động của xuồng;
- Bố trí thiết bị điện: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT;
- Nguồn điện trên xuồng: Sử dụng nguồn điện ắc quy một chiều (DC) 12V;
- Cáp điện: Cáp điện trên xuồng là loại chuyên dụng cho tàu biển, loại chịu nhiệt, chịu dầu, không lan truyền cháy. Việc lắp đặt cáp điện phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Cáp điện phải có kết cấu đáp ứng các điều kiện ở vị trí lắp đặt. Cáp điện được đặt trong không gian mà dễ bị hư hỏng do cơ khí thì phải được bảo vệ phù hợp bằng các biện pháp như dùng vỏ bọc kim loại hữu hiệu;
+ Khi thi công cáp qua vách, boong cần thực hiện bằng các miếng đệm hoặc hộp đi cáp và các biện pháp khác để đảm bảo độ bền cơ khí của cáp và độ kín nước của boong, vách.
- Phụ tải: Các phụ tải điện một chiều (DC)12V trên xuồng bao gồm:
+ Tối thiểu 01 đèn pha 50W;
+ Tối thiểu 01 đèn mạn trái 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn mạn phải 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn tín hiệu vàng 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn trắng 15W (hợp nhất cột trước, cột sau);
+ Tối thiểu 01 còi điện 25W;
+ Tối thiểu 01 đèn chiếu sáng 15W;
+ Tối thiểu 01 bơm hút khô 100W;
+ Tối thiểu 01 ổ cắm 50W.
- Phụ tải thông tin vô tuyến điện: Tối thiểu 01 máy vô tuyến điện thoại sóng mét (VHF).
- Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối điện cho xuồng là hệ thống điện một chiều hai dây (DC) 12V.
2.2.2.7 Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.2.2.8 Trang thiết bị an toàn: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.2.2.9 Trang thiết bị tín hiệu: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT.
2.2.2.10 Trang bị hút khô, cứu đắm của xuồng phải thỏa mãn yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc QCVN 54: 2013/BGTVT.
2.2.2.11 Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm của xuồng phải thỏa mãn yêu cầu tại QCVN 17: 2011/BGTVT và các bản sửa đổi, bổ sung.
2.3 Xuồng DT3
2.3.1 Các yêu cầu chung
2.3.1.1 Công dụng của xuồng: Xuồng DT3 là phương tiện công tác dùng để cứu nạn hoạt động trên vùng biển cách bờ không quá 20 hải lý (vùng biển hạn chế III) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT.
2.3.1.2 Quy chuẩn áp dụng:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT.
2.3.1.3 Vận tốc khai thác ≥ 36 km/h.
2.3.1.4 Vận tốc lớn nhất ≥ 45 km/h.
2.3.1.5 Khả năng chuyên chở: Tối đa chở 12 người hoặc 1000 kg.
2.3.2 Các yêu cầu kỹ thuật xuồng:
2.3.2.1 Kết cấu thân xuồng đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.3.2.2 Vật liệu kết cấu xuồng: Vật liệu phục vụ cho kết cấu thân xuồng là hợp kim nhôm đóng tàu đáp ứng yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT (Phần 7A - Vật liệu); cụ thể:
- Hợp kim nhôm tấm đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 5083 H112 (giới hạn chảy quy ước 125 N/mm2);
- Hợp kim nhôm hình đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 6061 T6 (giới hạn chảy quy ước 115 N/mm2).
2.3.2.3 Kích thước chủ yếu của xuồng:
- Chiều dài lớn nhất: ≥ 10,50 m;
- Chiều rộng lớn nhất: ≥ 2,76 m;
- Chiều cao mạn, mớn nước đảm bảo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.3.2.4 Trang thiết bị trên xuồng:
- Thiết bị lái: Xuồng bố trí hệ vô lăng lái, việc truyền động điều khiển từ vô lăng lái đến động cơ đẩy đuôi tôm gắn ở phía sau thông qua hệ cáp lái;
- Thiết bị chằng buộc, thiết bị neo: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.3.2.5 Trang thiết bị động lực và hệ thống máy xuồng:
- Hệ thống động lực: Máy thủy là động cơ diesel hộp số cùng thiết bị truyền động, chân vịt kiểu chữ Z đồng bộ theo máy. Công suất động cơ: ≥ 260 sức ngựa (hp);
- Số lượng: 01 chiếc;
- Các hệ thống máy xuồng: Hệ thống khởi động, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển, hệ thống khí xả, hệ thống hút khô, hệ thống thông hơi - đo, hệ thống chữa cháy đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT;
- Bình nhiên liệu có dung tích đủ để đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của xuồng tối thiểu 5 h (giờ).
2.3.2.6 Yêu cầu về thiết bị điện:
- Điều kiện làm việc: Thiết bị điện phải làm việc tốt trong điều kiện môi trường thỏa mãn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT và phù hợp điều kiện môi trường khu vực hoạt động của xuồng;
- Bố trí thiết bị điện: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT;
- Nguồn điện trên xuồng: Sử dụng nguồn điện ắc quy một chiều (DC) 12V;
- Cáp điện: Cáp điện trên xuồng là loại chuyên dụng cho tàu biển, loại chịu nhiệt, chịu dầu, không lan truyền cháy. Việc lắp đặt cáp điện phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Cáp điện phải có kết cấu đáp ứng các điều kiện ở vị trí lắp đặt. Cáp điện được đặt trong không gian mà dễ bị hư hỏng do cơ khí thì phải được bảo vệ phù hợp bằng các biện pháp như dùng vỏ bọc kim loại hữu hiệu;
+ Khi thi công cáp qua vách, boong cần thực hiện bằng các miếng đệm hoặc hộp đi cáp và các biện pháp khác để đảm bảo độ bền cơ khí của cáp và độ kín nước của boong, vách.
- Phụ tải: Các phụ tải điện một chiều (DC)12V trên xuồng bao gồm:
+ Tối thiểu 01 đèn pha 100W;
+ Tối thiểu 01 đèn mạn trái 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn mạn phải 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn tín hiệu vàng 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn trắng 15W (hợp nhất cột trước, cột sau);
+ Tối thiểu 01 còi điện 25W;
+ Tối thiểu 01 đèn chiếu sáng 15W;
+ Tối thiểu 03 bơm hút khô (02 bơm điện hút khô 120W và 01 bơm tay hút khô);
+ Tối thiểu 01 ổ cắm 50W;
- Phụ tải thông tin vô tuyến điện: Xuồng có cấp hoạt động tại vùng biển hạn chế III cần trang bị tối thiểu:
+ 01 máy vô tuyến điện thoại VHF DSC;
+ 01 la bàn từ lái;
+ 01 phản xạ radar (SART);
+ 02 điện thoại vô tuyến điện 2 chiều VHF phục vụ tìm kiếm cứu nạn.
- Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối điện cho xuồng là hệ thống điện một chiều hai dây (DC) 12V.
2.3.2.7 Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.3.2.8 Trang thiết bị an toàn: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.3.2.9 Trang thiết bị tín hiệu: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.4 Xuồng DT4
2.4.1 Các yêu cầu chung
2.4.1.1 Công dụng của xuồng: Xuồng DT4 là phương tiện công tác dùng để cứu nạn hoạt động trên vùng biển cách bờ không quá 20 hải lý (vùng biển hạn chế III) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT.
2.4.1.2 Quy chuẩn áp dụng:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT.
2.4.1.3 Vận tốc khai thác: ≥ 36 km/h.
2.4.1.4 Vận tốc lớn nhất: ≥ 45 km/h.
2.4.1.5 Khả năng chuyên chở: Tối đa chở 50 người và 1 ô tô con hoặc 4,5 tấn.
2.4.2 Các yêu cầu kỹ thuật
2.4.2.1 Kết cấu thân xuồng đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.4.2.2 Vật liệu kết cấu xuồng: Vật liệu phục vụ cho kết cấu thân xuồng là hợp kim nhôm đóng tàu đáp ứng yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm và phân cấp đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi 1: 2016 QCVN 21: 2015/BGTVT (Phần 7A - Vật liệu); cụ thể:
- Hợp kim nhôm tấm đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 5083 H112 (giới hạn chảy quy ước 125 N/mm2);
- Hợp kim nhôm hình đóng tàu: Không nhỏ hơn cấp 6061 T6 (giới hạn chảy quy ước 115 N/mm2).
2.4.2.3 Kích thước chủ yếu của xuồng:
- Chiều dài lớn nhất: ≥ 14 m;
- Chiều rộng lớn nhất: ≥ 3,40 m;
- Chiều cao mạn, mớn nước đảm bảo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.4.2.4 Trang thiết bị trên xuồng:
- Thiết bị lái: Xuồng bố trí hệ đẩy chân vịt bằng động cơ “đuôi tôm” gắn phía sau và bố trí hệ vô lăng lái, việc truyền động điều khiển từ vô lăng lái đến động cơ đẩy/hướng thông qua hệ cáp lái;
- Xuồng được trang bị 02 động cơ gắn sau đuôi, 02 động cơ điều khiển cùng lúc và cùng hướng lái;
- Thiết bị chằng buộc, thiết bị neo, thiết bị kéo neo: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.4.2.5 Trang thiết bị động lực và hệ thống máy xuồng:
- Hệ thống động lực: Máy thủy là động cơ diesel, hộp số cùng thiết bị truyền động và chân vịt kiểu chữ Z đồng bộ theo máy. Công suất động cơ: ≥ 260 sức ngựa (hp);
- Số lượng: 02 chiếc;
- Các hệ thống máy xuồng: Hệ thống khởi động, hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều khiển, hệ thống khí xả, hệ thống hút khô, hệ thống thông hơi - đo, hệ thống chữa cháy đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT;
- Bình nhiên liệu có dung tích đủ để đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của xuồng tối thiểu 5 h (giờ).
2.4.2.6 Yêu cầu về thiết bị điện:
- Điều kiện làm việc: Thiết bị điện phải làm việc tốt trong điều kiện môi trường thỏa mãn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT và phù hợp điều kiện môi trường khu vực hoạt động của xuồng;
- Bố trí thiết bị điện: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT;
- Nguồn điện trên xuồng: Sử dụng nguồn điện ắc quy một chiều (DC) 12V và ắc quy một chiều (DC) 24V;
- Cáp điện: Cáp điện trên xuồng đều là loại chuyên dụng cho tàu biển, loại chịu nhiệt, chịu dầu, không lan truyền cháy. Việc lắp đặt cáp điện phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Cáp điện phải có kết cấu đáp ứng các điều kiện ở vị trí lắp đặt. Cáp điện được đặt trong không gian mà dễ bị hư hỏng do cơ khí thì phải được bảo vệ thích hợp bằng các biện pháp như dùng vỏ bọc kim loại hữu hiệu;
+ Khi thi công cáp qua vách, boong cần thực hiện bằng các miếng đệm hoặc hộp đi cáp và các biện pháp khác để đảm bảo độ bền cơ khí của cáp và độ kín nước của boong, vách.
- Phụ tải: Các phụ tải điện một chiều (DC)12V-24V trên xuồng bao gồm:
+ Tối thiểu 02 đèn pha 100W;
+ Tối thiểu 01 đèn mạn trái 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn mạn phải 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn tín hiệu vàng 15W;
+ Tối thiểu 01 đèn trắng 15W (hợp nhất cột trước, cột sau);
+ Tối thiểu 01 đèn neo 15W;
+ Tối thiểu 02 đèn mất chủ động 15W;
+ Tối thiểu 01 còi điện 25W;
+ Tối thiểu 01 đèn chiếu sáng 15W;
+ Tối thiểu 01 bơm hút khô 120W;
+ Tối thiểu 01 bơm nước ngọt 120W;
+ Tối thiểu 01 ổ cắm 100W.
- Phụ tải thông tin vô tuyến điện: Xuồng có cấp hoạt động tại vùng biển hạn chế III cần trang bị tối thiểu:
+ 01 máy vô tuyến điện thoại VHF DSC;
+ 01 la bàn từ lái;
+ 01 phản xạ radar (SART);
+ 02 điện thoại vô tuyến điện 2 chiều VHF phục vụ tìm kiếm cứu nạn.
- Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối điện cho xuồng là hệ thống điện một chiều ba dây (DC) 12V - 24V.
2.4.2.7 Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.4.2.8 Trang thiết bị an toàn: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
2.4.2.9 Trang thiết bị tín hiệu: Trang bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc QCVN 54: 2015/BGTVT.
.............................
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung quy chuẩn được đính kèm theo thông tư.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải file định dạng .doc
197 KB 01/07/2019 3:19:00 CH
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Hàng hải
Thông tư số 119/2010/TT-BTC
Thông tư 17/2017/TT-BGTVT về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
Thông tư 18/2020/TT-BGTVT công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận TP Hồ Chí Minh
Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2018
Thông tư 25/2020/TT-BTTTT Quy chuẩn điện thoại VHF cho nghiệp vụ di động hàng hải
Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác