Thông tư 01/2016/TT-BTC quy định về thu lệ phí hàng hải và biểu mức thu lệ phí hàng hải

Tải về

Thông tư 01/2016/TT-BTC quy định về thu lệ phí hàng hải và biểu mức thu lệ phí hàng hải

Thông tư 01/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải, bao gồm: phí trọng tải; phí bảo đảm hàng hải; phí hoa tiêu hàng hải; phí neo đậu tại khu nước, vùng nước; phí sử dụng cầu, bến phao neo thuộc khu vực hàng hải;...

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI VÀ BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và Lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

Phí, lệ phí hàng hải quy định tại Thông tư này bao gồm: phí trọng tải; phí bảo đảm hàng hải; phí hoa tiêu hàng hải; phí neo đậu tại khu nước, vùng nước; phí sử dụng cầu, bến phao neo thuộc khu vực hàng hải; lệ phí ra, vào cảng biển và lệ phí chứng thực kháng nghị hàng hải.

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước có liên quan đến thu, nộp phí, lệ phí hàng hải.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tàu thuyền bao gồm tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ và các phương tiện thủy khác.

2. Dung tích toàn phần - Gross Tonnage (GT): là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu thuyền được ghi trong giấy chứng nhận dung tích do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.

3. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển.

4. Khu vực hàng hải: là giới hạn vùng nước thuộc khu vực trách nhiệm của một cảng vụ hàng hải. Một cảng biển có một hoặc nhiều khu vực hàng hải. Danh mục khu vực hàng hải được ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

5. Hàng hoá: là hàng hoá được vận chuyển trên tàu thuyền bao gồm cả công-ten-nơ có hàng và công-ten-nơ rỗng.

6. Hàng hoá xuất khẩu: là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.

7. Hàng hoá nhập khẩu: là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.

8. Hàng hoá quá cảnh: là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp.

9. Hàng hoá trung chuyển: là hàng hoá được vận chuyển từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển trong một thời gian nhất định rồi xếp hàng hoá đó lên tàu thuyền khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

10. Tàu thuyền chuyên dùng, bao gồm: tàu thuyền dùng để phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (tàu thuyền hoạt động dịch vụ dầu khí), tàu thuyền dùng để thi công xây dựng công trình hàng hải, tàu thuyền phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải, tàu huấn luyện, nghiên cứu khoa học, tàu công vụ.

11. Tàu Lash (Lighter Aboard Ship) là tàu chuyên dụng để chở các sà lan Lash phục vụ việc vận chuyển hàng hoá có khả năng hoạt động trên sông, trên biển.

12. Sà lan Lash: là sà lan chuyên dụng để chở hàng khô, hàng rời, có khả năng hoạt động sâu trong nội thuỷ, nơi điều kiện kỹ thuật của luồng bị hạn chế.

13. Người vận chuyển: là người sử dụng tàu thuyền thuộc sở hữu của mình hoặc tàu thuyền thuộc sở hữu của người khác để thực hiện vận chuyển hàng hoá, hành khách.

14. Lượt: tàu thuyền vào khu vực hàng hải, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục đến cảng theo quy định của pháp luật hoặc tàu thuyền rời khu vực hàng hải, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục rời cảng theo quy định của pháp luật được tính là 01 lượt.

15. Chuyến: tàu thuyền vào khu vực hàng hải 01 lượt và rời khu vực hàng hải 01 lượt được tính là 01 chuyến.

16. Tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo: là tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải công bố.

17. Khu vực cảng biển của Việt Nam được chia thành 03 khu vực:

a) Khu vực I: các cảng biển từ vĩ tuyến 20 trở lên phía Bắc;

b) Khu vực II: các cảng biển từ vĩ tuyến 11,5 đến dưới vĩ tuyến 20;

c) Khu vực III: các cảng biển từ dưới vĩ tuyến 11,5 trở vào phía Nam.

Điều 3. Đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải

1. Đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải quốc tế.

a) Tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải (bao gồm cả khu chế xuất); tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển;

b) Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải bao gồm cả các khu chế xuất;

c) Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

d) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, kể cả hàng hoá ra hoặc vào khu chế xuất được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;

đ) Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thuỷ nội địa vào, rời khu vực hàng hải;

2. Đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa.

a) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

b) Tàu thuyền vận tải hàng hoá, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo;

d) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải;

đ) Tàu thuyền của lực lượng vũ trang, hải quan, cảng vụ và tàu thuyền chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam khi thực hiện công vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này; trường hợp hoạt động thương mại tại Việt Nam thì phải nộp phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Chương III của Thông tư này.

Điều 4. Người nộp phí, lệ phí hàng hải

1. Đối với tàu thuyền: là chủ sở hữu tàu thuyền, người vận chuyển hoặc người được uỷ thác chịu trách nhiệm thanh toán.

2. Đối với hàng hoá, hành khách: là người vận chuyển hoặc người uỷ thác chịu trách nhiệm thanh toán.

Điều 5. Cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải

1. Cảng vụ hàng hải thu các loại phí, lệ phí hàng hải sau đây:

a) Phí trọng tải;

b) Phí bảo đảm hàng hải, uỷ thác thu của các luồng hàng hải do hai Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, miền Nam được giao quản lý, khai thác;

c) Phí neo đậu tại khu nước, vùng nước;

d) Lệ phí ra, vào cảng biển;

đ) Lệ phí chứng thực kháng nghị hàng hải;

e) Phí sử dụng cầu bến, phao neo thuộc khu vực hàng hải trong trường hợp cảng vụ hàng hải được Nhà nước tạm giao quản lý, khai thác cầu, bến cảng biển hoặc bến, phao neo.

2. Các tổ chức hoa tiêu hàng hải trực tiếp thu phí hoa tiêu.

3. Các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển, khu nước, vùng nước và doanh nghiệp quản lý luồng hàng hải do doanh nghiệp tự đầu tư được thu các loại phí hàng hải quy định tại Thông tư này. Các mức thu phí hàng hải ban hành kèm theo Thông tư này do các doanh nghiệp thu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Điều 6. Cơ sở, nguyên tắc xác định số tiền phí, lệ phí hàng hải

1. Dung tích toàn phần - Gross Tonnage (GT): là một trong các đơn vị cơ sở để tính phí, lệ phí hàng hải, trong đó:

a) Đối với tàu thuyền chở hàng lỏng (LIQUID CARGO TANKERS), dung tích toàn phần tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm không phân biệt tàu có hay không có các két nước dằn phân ly.

b) Đối với tàu thuyền chở khách, tính bằng 50% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm.

c) Tàu thuyền không ghi GT, được quy đổi như sau:

  • Tàu biển và phương tiện thuỷ nội địa tự hành quy đổi 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT;
  • Sà lan quy đổi 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT;
  • Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thuỷ phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền quy đổi tương đương 06 GT;
  • Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy, quy đổi 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 4 GT.
  • Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.

Đối với việc quy đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được chọn phương thức quy đổi có dung tích GT lớn nhất.

2. Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW, tính tròn 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.

3. Đơn vị thời gian:

a) Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày;

b) Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.

4. Đơn vị khối lượng hàng hoá (kể cả bao bì): là tấn hoặc mét khối (m3); Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 trở lên tính 01 tấn hoặc 01 m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính phí là 01 tấn hoặc 01 m3. Với loại hàng hoá mỗi tấn chiếm từ 02 m3 trở lên thì cứ 02 m3 tính bằng 01 tấn.

5. Khoảng cách tính phí: là hải lý (HL); phần lẻ chưa đủ 01 HL tính là 01 HL.

6. Đơn vị tính phí cầu bến đối với tàu thuyền là mét (m) cầu bến, phần lẻ chưa đủ 01 m tính bằng 01 m.

7. Đồng tiền thu, nộp phí, lệ phí hàng hải:

a) Đối với hoạt động hàng hải quốc tế: Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải là đồng Đô la Mỹ (USD) hoặc đồng Việt Nam (đồng);
b) Đối với hoạt động hàng hải nội địa: Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải là Đồng Việt Nam;

c) Trường hợp khi nộp phí, lệ phí hàng hải chuyển đổi từ đồng Đô la Mỹ sang Đồng tiền Việt Nam thì quy đổi theo tỷ giá giao dịch mua chuyển khoản do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm nộp phí, lệ phí.

8. Trường hợp tàu thuyền nhận, trả hàng xuất nhập khẩu tại nhiều khu vực hàng hải đồng thời có kết hợp nhận, trả hàng nội địa thì được coi là hoạt động vận tải quốc tế và áp dụng theo Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế tính cho từng lượt vào, rời cảng. Riêng khối lượng hàng hoá vận tải nội địa không thu phí neo đậu đối với hàng hoá.

9. Tàu thuyền mỗi lượt vào hoặc rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì chỉ được áp dụng một mức thu thấp nhất tính cho một lượt vào hoặc rời tương ứng.

10. Tàu thuyền (trừ tàu thuyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Thông tư này) hoạt động trong một khu vực hàng hải có làm thủ tục vào, rời khu vực hàng hải một lần chỉ phải nộp phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và lệ phí ra, vào cảng biển một lần.

Đánh giá bài viết
1 388
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm