Những điều giáo viên được và không được làm với học sinh

Những điều giáo viên được và không được làm với học sinh mới nhất theo quy định hiện hành đã được HoaTieu.vn tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc qua bài viết dưới đây. Thầy cô giáo không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn là người giáo dục nhân cách, nhận thức cho học sinh. Đặc biệt, giáo viên phải nhớ tuyệt đối không được làm những điều sau đây với học sinh.

Quy định và quyền hạn của giáo viên
Quy định và quyền hạn của giáo viên

1. Về quyền của giáo viên

Quyền hạn của giáo viên là những việc mà người có chuyên môn giảng dạy khi đứng trên bục giảng hay ở tại nhà trường được phép làm, được tự chủ quyết định và hưởng những ưu đãi đối với chức danh giáo viên của mình. Được pháp luật bảo vệ quyền lợi giúp giáo viên yên tâm công tác và phát huy năng lực của mình.

Để nắm rõ hơn những quy định về quyền hạn của giáo viên ở các cấp học, mowifncacs bạn tham khảo bài viết: Giáo viên có quyền hạn gì?

2. Những điều giáo viên không được làm đối với học sinh

Những điều giáo viên được và không được làm với học sinh

Căn cứ pháp lý:

- Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT;

- Quyết định 16 năm 2008;

- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;

- Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020).

STT

Căn cứ

Không được

Nên làm

1

Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT

- Không được xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi;

- Không được trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại;

- Không được thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

- Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe, động viên khích lệ người học;

- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh;

- Mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương;

- Tích cực phòng, chống bạo lực học đường.

2

Quyết định 16 năm 2008

- Không được gây khó khăn, phiền hà cho người học;

- Không được gian lận, thiếu trung thực khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục;

- Không được trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học;

- Không được tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học;

- Không được xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học.

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học

- Có lòng nhân ái, bao dung, độ lư­ợng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp;

- Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học

- Có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với người học.

3

Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009

- Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;

- Không được gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;

- Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

- Tôn trọng, đối xử công bằng với người học;

- Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4

Luật Giáo dục năm 2019 (Sẽ có hiệu lực từ 01/7/2020)

- Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

- Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

- Tôn trọng, đối xử công bằng với người học;

- Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy những việc giáo viên không được làm với học sinh gồm:

- Không được xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh; xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học;

- Không được trù dập, định kiến, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến học sinh;

- Không được thờ ơ, né tránh hoặc tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của học sinh;

- Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật...

Những quy định thêm mới hầu như tập trung vào việc giáo viên không được xúc phạm, gây tổn thương, trù dập, bạo hành học sinh... không được éo học sinh học thêm để thu tiền... Đây là những quy định nhằm ngăn chặn những vấn nạn học đường đã tồn tại một thời gian khá lâu ở nước ta nhưng trước đó chưa thực sự được pháp luật quan tâm, điều chỉnh, giúp cho môi trường học đường trở nên trong sáng, lành mạnh hơn.

3. Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên
Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

Phẩm chất nhà giáo là những tiêu chuẩn về đạo đức lối sống của một người giáo viên nói riêng cũng như là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của một người giáo viên là tốt hay xấu và hành vi này có phù hợp với một phẩm chất nhà giáo hay không?

Quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của giáo viên đã được HoaTieu.vn phân tích và nêu rõ tại bài viết: Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

4. Giáo viên có được quyền lục cặp học sinh không?

Câu hỏi: Giáo viên có được khám người học sinh vì nghi trộm đồ không?

Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Theo quy định của pháp luật hiện chỉ có cơ quan chức năng mới có quyền điều tra, khám xét, xác định hành vi trộm cắp. Đặc biệt việc khám xét cũng cần phải có căn cứ nhận định xác đáng chứ không phải cứ muốn khám xét là khám xét, điều tra là được.

Đặc biệt, hiến pháp nước ta quy định bảo vệ các quyền danh dự, nhân thân của công dân. Đối với trẻ em đây cũng là quyền bất khả xâm phạm và cần được bảo vệ. Do đó, nếu nghi học sinh trộm đồ thì giáo viên cũng không có quyền khám người, lục cặp học sinh. Hành vi này vi phạm hiến pháp, luật trẻ em hiện hành, là xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, đặc biệt đối với các em học sinh vốn còn nhỏ tuổi, tâm hồn rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 2.692
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mediterranean sea
    Mediterranean sea

    Nhiều giáo viên lục cặp học sinh để khám xem có điện thoại di động không đó ad

    Thích Phản hồi 27/06/22
    • Khon9 c0n gj
      Khon9 c0n gj

      Thực trạng này vẫn diễn ra phổ biến bạn nhỉ.

      Thích Phản hồi 27/06/22
  • Lê Anh Dũng
    Lê Anh Dũng

    Thông tin hữu ích

    Thích Phản hồi 27/06/22
    • Hoa Trịnh
      Hoa Trịnh

      Giáo viên lục cặp học sinh là vi phạm luật thì có bị xử phạt không nhỉ?

      Thích Phản hồi 27/06/22
      • Nguyễn Nhung
        Nguyễn Nhung

        Giáo viên có đc quyền lục túi học sinh để thu phao dù học sinh chx nôi ra lần nào ko

        Thích Phản hồi 17:39 03/05
        • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
          Ban Quản Trị HoaTieu.vn

          Túi học sinh là phần thuộc về quyền riêng tư của học sinh. Học sinh hoàn toàn có quyền từ chối cho giáo viên khám xét người, cặp sách nếu cảm thấy đó là hành vi xâm phạm, ảnh hưởng các quyền của học sinh em nhé.

          Thích Phản hồi 09:34 05/05