Nghị định số 73/2007/NĐ-CP: Về nghiên cứu, sản xuất và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước

Nghị định số 73/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

CHÍNH PHỦ
-----------------------

Số: 73/2007/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

Về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã
để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước
______________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Cơ yếu ngày 15 tháng 4 năm 2001;

Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước; quản lý nhà nước về mật mã dân sự; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về mật mã dân sự.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước” là thông tin không thuộc nội dung tin "tuyệt mật", "tối mật" và "mật" được quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.

2. "Mật mã" là quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin với mục đích giữ bí mật nội dung thông tin đó.

3. “Mật mã dân sự” là mật mã dùng để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

4. “Sản phẩm mật mã dân sự” là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật, chương trình phần mềm mật mã dùng để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

5. “Kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự” là việc thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm mật mã dân sự hoặc cung cấp dịch vụ mật mã dân sự trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

6. “Dịch vụ mật mã dân sự” bao gồm các dịch vụ tư vấn, cung cấp, triển khai lắp đặt, đào tạo, bảo hành, sửa chữa các loại sản phẩm mật mã dân sự và các dịch vụ khác có liên quan để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Điều 4. Quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm mật mã dân sự

1. Danh mục sản phẩm mật mã dân sự phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong từng thời kỳ do Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Danh mục này được rà soát hàng năm để bổ sung các sản phẩm mật mã dân sự bắt buộc phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định hiện hành.

2. Danh mục sản phẩm mật mã dân sự phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong từng thời kỳ do Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành trên cơ sở danh mục sản phẩm mật mã dân sự phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hoạt động nghiên cứu mật mã dân sự, sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự

1. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực mật mã dân sự.

2. Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động trong lĩnh vực mật mã dân sự.

3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm mật mã dân sự đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu mật mã dân sự; sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự theo quy định của pháp luật.

5. Khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực mật mã dân sự.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động nghiên cứu mật mã dân sự, sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự

1. Tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Xâm hại đến lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; thu thập, chiếm đoạt, lừa dối, giả mạo, chuyển nhượng bất hợp pháp các sản phẩm mật mã dân sự.

4. Xâm nhập, khám phá trái phép bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin bí mật nhà nước dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.

Đánh giá bài viết
1 115
0 Bình luận
Sắp xếp theo