Mức xử phạt hành chính lĩnh vực lâm nghiệp 2019
Mức phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
Ngày 26/4/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thay thế Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Sau đây là nội dung chi tiết, HoaTieu.vn mời các bạn cùng tham khảo.
Dưới đây là một số mức xử phạt hành chính lâm nghiệp mới nhất, mời các bạn cùng theo dõi.
Mức xử phạt hành chính lĩnh vực lâm nghiệp
Lấn, chiếm rừng
Hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 5.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 3.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 1.000 m2.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 4.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 3.000 m2.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 20.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 8.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 6.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 4.000 m2.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 20.000 m2 đến dưới 30.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 8.000 m2 đến dưới 10.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 8.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 5.000 m2.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 30.000 m2 đến dưới 40.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 15.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 8.000 m2 đến dưới 12.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.000 m2.
6. Phạt tiền từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 40.000 m2 đến dưới 50.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 20.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích 50.000 m2 trở lên;
b) Rừng sản xuất có diện tích 20.000 m2 trở lên;
c) Rừng phòng hộ có diện tích 15.000 m2 trở lên;
d) Rừng đặc dụng có diện tích 10.000 m2 trở lên.
Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức du lịch, tham quan trong rừng mà không được phép của chủ rừng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức các dịch vụ, kinh doanh trong rừng mà không được phép của chủ rừng;
b) Tổ chức nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng không phù hợp với đề án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản, thì bị xử phạt theo Điều 13 hoặc Điều 20 của Nghị định này.
Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.
2. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 500.000.000 đồng trở lên.
3. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền 500.000.000 đồng trở lên.
4. Hành vi không thực hiện chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 50.000.000 đồng trở lên.
Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững hoặc không thực hiện đúng phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không đúng quy định của pháp luật về tiêu chí quản lý rừng bền vững.
Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng do nhà nước đại diện chủ sở hữu có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục về khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.
Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng
Hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã đảm bảo điều kiện nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích dưới 800 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 600 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 400 m2.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.400 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 1.000 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 800 m2.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.400 m2 đến dưới 3.000 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.500 m2.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 3.000 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.000 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.500 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích 10.000 m2 trở lên;
b) Rừng phòng hộ có diện tích 7.500 m2 trở lên;
c) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 m2 trở lên.
Khai thác rừng trái pháp luật
Hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất:
a) Đối với gỗ loài thông thường:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 3,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 3,5 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15 m3 đến dưới 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên.
b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.
c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3;
Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3.
2. Khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ:
a) Đối với gỗ loài thông thường:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 04 m3 đến dưới 06 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 06 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.
b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 04 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên.
c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;
Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.
3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng:
a) Đối với gỗ loài thông thường:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên.
b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng;
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 0,8 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,8 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên.
c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;
Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.
4. Khai thác trái pháp luật thực vật rừng ngoài gỗ:
a) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ loài thông thường; than hầm, than hoa:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 6.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 6.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 85.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 85.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
b) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đọng đến dưới 50.000.000 đồng.
c) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
Trường hợp khai thác trái pháp luật đối với cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm, không xác định được khối lượng thì đo diện tích rừng bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này; đối với hành vi khai thác trái pháp luật cây phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt, cứ mỗi cây 100.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000.000 đồng.
Trên đây là các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp về vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng. Ngoài ra còn có mức xử phạt hành chính về vi phạm quy định về phát triển rừng, bảo vệ rừng, vi phạm quy định về quản lý lâm sản. Mời các bạn xem nội dung chi tiết trong Nghị định 35/2019/NĐ-CP.
Tham khảo thêm
Luật đấu thầu 2013 số 43/2013/QH13
Phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết?
Bảng lương công chức cấp xã 2024
Bảng chức danh nghề nghiệp viên chức
Quy chế xét tốt nghiệp THCS mới nhất 2024
Bộ luật tố tụng dân sự 2024 số 92/2015/QH13
Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2024 mới nhất đối với xe máy
Bảng lương, phụ cấp dành cho Giáo viên tại các trường công lập mới nhất
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Mức xử phạt hành chính lĩnh vực lâm nghiệp 2019
177,7 KB 02/05/2019 9:13:00 SATải file định dạng .doc
117,5 KB 02/05/2019 9:18:05 SA
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng
-
Luật chăn nuôi 2023 số 32/2018/QH14
-
Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt
-
Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và ATTP đối với mật ong
-
Tải Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi các Thông tư về kiểm dịch động vật trên cạn file Doc, Pdf
-
Tải Nghị định 27/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp file Doc, Pdf
-
Nghị định 130/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 84/2019/NĐ-CP và Nghị định 94/2019/NĐ-CP
-
Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định chức năng, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT Phương pháp định giá rừng khung giá rừng
-
Quyết định 1058/QĐ-BNN-TCTS 2023 Danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đủ điều kiện hoạt động
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg
Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y
Chỉ thị số 270/CT-TTG về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Quyết định 37/2012/QĐ-UBND
Thông tư 73/2018/TT-BTC
Thông tư quy định thủ tục đăng ký sản xuất gia công thuốc thú y
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác