Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------
Số: 35/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ
_________________

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện việc khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về đối tượng, điều kiện, trình tự thủ tục khai thác, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, rừng trồng và các loài thực vật trùng tên với các loài gỗ, lâm sản ngoài gỗ nêu trên trong phạm vi cả nước.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các doanh nghiệp, hợp tác xã có đăng ký kinh doanh ngành nghề lâm nghiệp (gọi tắt chủ rừng là tổ chức).

b) Chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và các chủ rừng không thuộc đối tượng tại điểm a khoản 2 Điều này (gọi tắt chủ rừng là hộ gia đình).

c) Các cơ quan Nhà nước; các cá nhân, doanh nghiệp không phải là chủ rừng có liên quan đến hoạt động khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chặt bài thải: là chặt những cây cong queo, sâu bệnh, cây phẩm chất xấu, cây không phù hợp với mục đích kinh doanh rừng.

2. Phát luỗng rừng: là việc phát dây leo, cây bụi trước khai thác.

3. Vệ sinh rừng: là việc băm dập cành, ngọn, xử lý cây chống chày, cây đổ gãy trong quá trình khai thác chính, khai thác tận dụng, tận thu gỗ.

4. Địa danh khai thác: là tên lô, khoảnh, tiểu khu rừng.

5. Lóng gỗ: là một phần được cắt ra từ cây gỗ theo hai mặt cắt ngang.

6. Gỗ khô mục, lóc lõi: là cây gỗ bị chết đã khô, mục hoặc còn lại phần lõi của cây gỗ.

7. Khai thác chính: là việc chặt hạ gỗ nhằm lợi dụng lượng tăng trưởng của rừng để đạt mục đích kinh tế là chính, nhưng phải đảm bảo phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong phương án điều chế rừng hoặc phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án khai thác.

8. Gỗ lớn: là những lóng, khúc gỗ có đường kính bình quân từ 25cm và chiều dài từ một mét (viết tắt là m) trở lên.

9. Gỗ nhỏ: là những lóng, khúc gỗ có kích thước không thuộc quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư này.

10. Bãi gom: là nơi tập trung gỗ trong khu khai thác.

11. Luân kỳ khai thác: là khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác chính kế tiếp nhau đối với khai thác chọn, mà trữ lượng rừng tại thời điểm khai thác lần sau tối thiểu bằng trữ lượng rừng khi đưa vào khai thác ở lần trước liền kề.

12. Rừng trồng tập trung: là những khu rừng trồng, nếu trồng tách biệt với các khu rừng khác thì phải có diện tích tập trung từ 0,5 ha trở lên và có dải cây rừng chiều rộng tối thiểu 20m với từ 3 hàng cây trở lên.

13. Lâm sản ngoài gỗ trong Thông tư này chỉ giới hạn là các loại thực vật rừng.

14. Đơn vị tư vấn: là các tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện việc thiết kế khai thác rừng.

15. Khai thác hạn chế: là khai thác một loài cây không được vượt quá hai mươi phần trăm (sau đây viết tắt là 20%) trữ lượng hoặc 30% số cá thể của loài cây đó trong khu khai thác.

16. Cường độ khai thác: được tính theo tỷ lệ phần trăm (viết tắt là %) giữa trữ lượng của những cây gỗ chặt trong lô so với tổng trữ lượng rừng của lô đó tại thời điểm thiết kế.

17. Chủ rừng: là các tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng .

18. Khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm: là hình thức khai thác có thể thực hiện một năm một lần hoặc nhiều năm một lần theo các quy định tại Thông tư này.

19. Thuyết minh thiết kế khai thác: là bản mô tả về tình hình cơ bản của khu khai thác, biện pháp kỹ thuật thực hiện; khối lượng, chủng loại sản phẩm khai thác, tận thu và hệ thống bảng biểu chi tiết về các chỉ tiêu kỹ thuật khai thác rừng (theo phụ lục 1 đính kèm).

20. Bảng dự kiến sản phẩm khai thác: là bản mô tả một số thông tin về địa danh, diện tích, khối lượng, chủng loại gỗ, lâm sản khai thác, tận thu; thời gian hoàn thành (theo phụ lục 2 đính kèm).

21. Bản đăng ký khai thác: là văn bản hành chính thông thường để gửi đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai thác gỗ và lâm sản (theo phụ lục 3 đính kèm).

Đánh giá bài viết
9 4.370
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi