Điều lệ mẫu HTX Nông nghiệp

Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp mới nhất được Chính phủ ban hành tại Nghị định 43/CP năm 1997.

ĐIỀU LỆ MẪU
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Nghị định số 43/CPngày 29 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Định nghĩa Hợp tác xã Nông nghiệp:

Hợp tác xã Nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật đề phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Điều 2. Phạm vi áp dụng của Điều lệ mẫu:

1. Điều lệ mẫu này áp dụng đối với các Hợp tác xã nông nghiệp ở nông thôn;

2. Hợp tác xã Nông nghiệp có tư cách pháp nhân; được mở tài khoản tại Ngân hàng; tối thiểu phải có 7 xã viên trở lên; có vốn tài sản do các xã viên đóng góp và vốn tự tích luỹ của Hợp tác xã; chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Hợp tác xã; có con dấu riêng; có Điều lệ tổ chức và hoạt động;

3. Các tổ hợp tác nông nghiệp với hình thức, tên gọi khác nhau, không thuộc phạm vi áp dụng của Điều lệ mẫu này.

Điều 3. Hợp tác xã Nông nghiệp tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã: tất cả nông dân và những người lao động có đủ điều kiện theo quy định của Luật hợp tác xã, tán thành Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp, đều có thể trở thành xã viên hợp tác xã nông nghiệp; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ từng hợp tác xã nông nghiệp;

2. Quản lý dân chủ và bình đẳng: Xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp có quyền tham gia quản lý; kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết;

3. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Hợp tác xã Nông nghiệp tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm Hợp tác xã và xã viên cùng có lợi;

4. Việc chia lãi phải bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của Hợp tác xã: Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi được trích một phần để đưa vào quỹ của Hợp tác xã, phần còn lại chia cho xã viên theo vốn góp, công sức đóng góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ của Hợp tác xã và do Đại hội xã viên quyết định;

5. Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải phát huy và nâng cao ý thức hợp tác trong Hợp tác xã và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các Hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Điều 4.- Hợp tác xã Nông nghiệp có các quyền sau đây:

1. Lựa chọn hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm, thuỷ sản và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác theo nhu cầu, lợi ích của xã viên và khả năng của từng hợp tác xã nông nghiệp;

2. Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp;

3. Xuất khẩu, nhập khẩu, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

4. Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

5. Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã, khai trừ xã viên theo Điều lệ của từng Hợp tác xã Nông nghiệp;

6. Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của Hợp tác xã Nông nghiệp;

7. Quyết định khen thưởng những cá nhân có nhiều thành tích xây dựng và phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp; thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm Điều lệ Hợp tác xã Nông nghiệp; buộc xã viên bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho Hợp tác xã Nông nghiệp;

8. Vay vốn Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, huy động vốn của xã viên, và được bảo lãnh cho xã viên vay vốn tại các tổ chức tín dụng;

9. Được tham gia góp vốn để trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân và được vay vốn tại tổ chức này;

10. Được bảo hộ bí quyết công nghệ theo quy định của pháp luật;

11. Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật;

12. Được mở chi nhánh, văn phòng đại diện của Hợp tác xã Nông nghiệp ở ngoài huyện, tỉnh theo quy định của pháp luật;

13. Được quyền tham gia Liên hiệp Hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã;

Hợp tác xã Nông nghiệp còn có các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 5.- Hợp tác xã Nông nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:

1. Hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, đúng ngành nghề, mặt hàng đã đăng ký;

2. Thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê, chế độ kiểm toán của Nhà nước chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật;

3. Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

4. Bảo toàn và phát triển vốn của Hợp tác xã Nông nghiệp, quản lý và sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật;

5. Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ vốn và tài sản thuộc sở hữu của Hợp tác xã Nông nghiệp;

6. Bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan, di tích lịch sử và các công trình quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật;

7. Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên;

8. Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho hợp tác xã nông nghiệp và người lao động do hợp tác xã thuê, khuyến khích và tạo điều kiện để những người lao động trở thành xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp;

9. Đóng bảo hiểm xã hội cho xã viên theo quy định của pháp luật;

10. Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng Hợp tác xã Nông nghiệp.

Điều 6.- Thành lập và đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã nông nghiệp:

1. Khi thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 15 của Luật Hợp tác xã.

2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

a. Đơn đăng ký kinh doanh, kèm theo biên bản đã thông qua tại hội nghị thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp;

b. Điều lệ Hợp tác xã Nông nghiệp;

c. Danh sách Ban quản trị gồm: Chủ nhiệm và các thành viên khác, Ban kiểm soát;

d. Danh sách xã viên, địa chỉ, nghề nghiệp của họ và tối thiểu phải có 7 xã viên trở lên;

đ. Danh sách góp vốn Điều lệ, có chữ ký của từng xã viên;

e. Phương án dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;

g. Địa chỉ trụ sở chính của Hợp tác xã Nông nghiệp;

3. Hợp tác xã Nông nghiệp muốn kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật quy định phải có giấy phép hành nghề, thì Hợp tác xã Nông nghiệp phải có giấy phép hành nghề gửi kèm theo hồ sơ xin đăng ký kinh doanh.

4. Hợp tác xã Nông nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 7.- Hợp nhất và chia tách Hợp tác xã Nông nghiệp:

1. Đại hội xã viên quyết định việc hợp nhất với các Hợp tác xã Nông nghiệp thành một Hợp tác xã Nông nghiệp hoặc chia tách Hợp tác xã Nông nghiệp thành hai hay nhiều Hợp tác xã Nông nghiệp.

2. Khi hợp nhất hoặc chia tách, Ban quản trị các Hợp tác xã Nông nghiệp phải:

a. Đề nghị Uỷ ban nhân dân nhân dân cấp thẩm quyền thành lập Hội đồng để giải quyết việc hợp nhất, chia tách Hợp tác xã Nông nghiệp, Hội đồng này gồm Chủ nhiệm các Hợp tác xã Nông nghiệp hợp nhất hoặc chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp chia tách. Hội đồng có nhiệm vụ bàn bạc hiệp thương để thống nhất giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hợp nhất hoặc chia tách, thực hiện các nhiệm vụ của Ban trù bị Hợp tác xã Nông nghiệp mới;

b. Xây dựng phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, tổ chức và nhân sự khi hợp nhất hoặc chia tách để đại hội xã viên quyết định; xây dựng phương hướng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; dự thảo Điều lệ Hợp tác xã Nông nghiệp mới để Đại hội xã viên quyết định;

c. Triệu tập Đại hội xã viên để quyết định phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, tổ chức, nhân sự khi hợp nhất hoặc chia tách Hợp tác xã Nông nghiệp;

d. Thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với Hợp tác xã Nông nghiệp về quyết định hợp nhất hoặc chia tách và giải quyết các vấn đề kinh tế có liên quan đến họ;

đ. Gửi hồ sơ xin hợp nhất hoặc chia tách Hợp tác xã Nông nghiệp đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm:

Đơn xin hợp nhất hoặc chia tách Hợp tác xã Nông nghiệp;

Nghị quyết Đại hội xã về hợp nhất hoặc chia tách Hợp tác xã Nông nghiệp;

Phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp nhất hoặc chia tách Hợp tác xã Nông nghiệp đã được thảo luận với các chủ nợ, các tổ chức, cá nhân có liên quan về kinh tế với các Hợp tác xã Nông nghiệp;

Điều lệ Hợp tác xã Nông nghiệp hợp nhất hoặc Điều lệ Hợp tác xã Nông nghiệp mới chia tách.

Điều 8.- Tham gia Liên hiệp hợp tác xã, Liên minh hợp tác xã:

Hợp tác xã Nông nghiệp tự nguyện tham gia, ra khỏi Liên hiệp hợp tác xã, Liên minh hợp tác xã và do Đại hội xã viên quyết định khi có quá 1/2 số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

Điều 9.- Giải thể Hợp tác xã Nông nghiệp:

1. Giải thể tự nguyện: Trường hợp giải thể tự nguyện theo Nghị quyết Đại hội xã viên, Hợp tác xã Nông nghiệp phải gửi đơn xin giải thể và nghị quyết của Đại hội xã viên đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời đăng báo địa phương nơi Hợp tác xã Nông nghiệp hoạt động trong ba số báo liên tiếp về việc xin giải thể và thông báo cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng;

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thanh toán nợ và thanh lý các hợp đồng, Uỷ ban nhân dân phải ra thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận việc xin giải thể của Hợp tác xã;

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Hợp tác xã Nông nghiệp tiến hành công việc giải thể, thanh toán chi phí giải thể, trả vốn góp và chi trả các khoản khác cho xã viên theo Điều lệ Hợp tác xã Nông nghiệp;

2. Giải thể bắt buộc: Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền quyết định buộc giải thể đối với Hợp tác xã Nông nghiệp khi có một trong các trường hợp sau đây:

a. Sau thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh mà Hợp tác xã Nông nghiệp không hoạt động;

b. Hợp tác xã Nông nghiệp ngừng hoạt động trong mười hai tháng liền;

c. Trong thời hạn sáu tháng liền, Hợp tác xã Nông nghiệp không còn đủ số lượng xã viên tối thiểu là 7 người;

d. Trong thời hạn mười tám tháng liền, Hợp tác xã Nông nghiệp không tổ chức được Đại hội xã viên thường kỳ mà không có lý do chính đáng;

3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể bắt buộc, lập Hội đồng giải thể và chỉ định Chủ tịch Hội đồng để tổ chức việc giải thể Hợp tác xã Nông nghiệp;

Hội đồng giải thể Hợp tác xã Nông nghiệp phải đăng báo địa phương nơi Hợp tác xã Nông nghiệp này hoạt động ba số báo liên tiếp về quyết định giải thể Hợp tác xã Nông nghiệp, thông báo trình tự, thủ tục, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng, thanh lý tài sản, trả vốn góp của xã viên và giải quyết các quyền lợi khác có liên quan, thời hạn tối đa là một trăm tám mươi ngày kể từ ngày đăng báo lần thứ nhất. 4. Kể từ ngày nhận được thông báo giải thể, Hợp tác xã Nông nghiệp phải nộp ngay con dấu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các sổ sách, chứng từ có liên quan tới hoạt động của Hợp tác xã Nông nghiệp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thông báo giải thể;

5. Nếu không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc giải thể, Hợp tác xã Nông nghiệp có quyền khiếu nại, khởi kiện đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 10.- Tuyên bố phá sản đối với Hợp tác xã Nông nghiệp:

Việc tuyên bố phá sản Hợp tác xã Nông nghiệp được thực hiện theo pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

..................................................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Chính phủNgười ký:Phan Văn Khải
Số hiệu:43-CPLĩnh vực:Nông lâm ngư nghiệp
Ngày ban hành:29/04/1997Ngày hiệu lực:15/06/1997
Loại văn bản:Nghị địnhNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
3 7.527
0 Bình luận
Sắp xếp theo