Ly hôn là gì? Giải đáp 2024

Ly hôn là lựa chọn cuối cùng và không ai mong muốn trong quan hệ hôn nhân. Sau đây, HoaTieu.vn xin tổng hợp thông tin về quy định ly hôn theo pháp luật mà một người đang có ý định ly hôn nhất định phải biết. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Ly hôn là gì?

Ly hôn là việc vợ, chồng chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc theo quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn (bao gồm phân chia tài sản và nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn) thì Tòa án vẫn xem xét đơn yêu cầu và giải quyết vụ việc theo phương thức không công nhận quan hệ hôn nhân giữa nam, nữ.

2. Những trường hợp pháp luật cho phép ly hôn?

Hiện nay, căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có hai hình thức ly hôn mà pháp luật cho phép, cụ thể:

Một là, ly hôn thuận tình, trường hợp này cả hai vợ chồng đều đồng thuận ly hôn, tự nguyện, không bị lừa dối, cưỡng ép hay đe dọa, cả hai đã thống nhất được vấn đề phân chia tài sản và nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.

Hai là, ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/ chồng/ người thân thích của vợ chồng trong một số trường hợp pháp luật cho phép để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho vợ, chồng. Ly hôn đơn phương có nghĩa các bên chưa thống nhất được với nhau về việc ly hôn, chỉ có một bên muốn ly hôn, còn bên còn lại không muốn ly hôn.

3. Tại sao lại cho phép ly hôn đơn phương hay ly hôn theo yêu cầu của một bên?

Để phần nào đó đảm bảo được quyền lợi cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, đảm bảo cuộc sống hôn nhân lành mạnh, không ép buộc, không có tình cảm, thậm chí trong một số trường hợp, có những hành vi bạo lực gia đình, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của vợ chồng, hoặc bất cứ các thành viên khác trong gia đình.

Mặt khác, hạn chế ngăn chặn được tối đa các trường hợp vợ/ chồng dùng mọi cách thức, phương thức để không cho người còn lại ly hôn, với mục đích chiếm đoạt tài sản, bạo hành gia đình, làm cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng mặc dù trở nên trầm trọng nhưng bên còn lại không thể làm gì, không thể ly hôn được, mục đích hôn nhân là duy trì cuộc sống gia đình hạnh phúc, góp phần giúp xã hội ngày càng phát triển ổn định hơn nhưng nếu không đạt được thì pháp luật cũng tạo điều kiện để hai vợ chồng ly hôn để chuyển sang một cuộc sống mới hạnh phúc hơn, mặc dù không ai khuyến khích vợ chồng ly hôn với nhau.

Trường hợp, một trong hai bên vợ chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc một trong những bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là họ cũng chính là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ hoặc người thân thích khác của vợ, chồng có quyền nộp đơn ly hôn đơn phương tới Tòa án để đảm bảo quyền lợi cho họ.

4. Việc ly hôn được thực hiện ở đâu? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của vợ chồng, bao gồm cả ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 28, 29, 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người không đồng ý ly hôn cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc nơi người đó đang làm việc theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Ví dụ: Chồng là người ly hôn đơn phương thì sẽ nộp đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án cấp huyện nơi vợ đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú hoặc nơi đang làm việc.

- Đối với trường hợp ly hôn thuận tình, vợ chồng có thể tự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyện, quận nơi phù hợp, thuận tiện nhất cho cả hai vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

5. Phân chia tài sản chung của hai vợ chồng được thực hiện như thế nào?

- Đối với căn nhà và mảnh đất đứng tên chung của hai vợ chồng, về nguyên tắc theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì căn nhà và mảnh đất này sẽ được chia đôi, nhưng khi thuộc một trong các trường hợp sau, và có bằng chứng kèm theo như ghi âm, ghi hình, tài liệu, giấy tờ chứng minh thì bên còn lại sẽ được phân chia nhiều hơn, cụ thể:

+ Dựa trên công sức đóng góp vào việc tạo lập và phát triển khối tài sản chung của hai vợ chồng, gia đình. Người nào có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;

+ Căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình vợ, gia đình chồng, và của chính bản thân người vợ, người chồng. Nếu trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn, ai có hoàn cảnh khó khăn hơn sẽ được phân chia tài sản nhiều hơn;

+ Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của vợ, chồng trong quá trình kinh doanh sản xuất;

+ Dựa trên các bằng chứng để chứng minh về lỗi của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình, vi phạm các quyền nhân thân, quyền về tài sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân;

Bên cạnh đó, khi phân chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn sẽ tính trên yếu tố ai là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn, cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người vợ và con chưa thành niên.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
1 152
0 Bình luận
Sắp xếp theo