Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động 2024?
Thông thường, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động thường giao kết hợp đồng thử việc. Dưới đây là một số thông tin so sánh về hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc các bạn nên nắm rõ trước khi đi vào kí kết hợp đồng.
Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc
1. Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động. Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động các bên ký kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.
2. Hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công trong một khoảng thời gian nhất định gọi là thời gian thử việc, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng. Thông thường, sau khi hợp đồng thử việc kết thúc, nếu các bên tiếp tục làm việc với nhau thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động.
3. Lương thử việc có thể bị tính đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Lương thử việc có thể bị tính đóng thuế thu nhập cá nhân không? Đây cũng là thắc mắc của một bộ phận người lao động bởi trong thời gian thử việc, họ chỉ được hưởng mức lương khoảng từ 85% tổng mức lương, do vậy nếu phải đóng thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập của họ giảm sút một phần. Những người đang phải mang gánh nặng về kinh tế thì việc đóng thuế thu nhập cá nhân cũng là điều họ quan tâm.
Căn cứ vào Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
Thông thường, hợp đồng thử việc được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động dưới 03 tháng, do đó trả lời cho câu hỏi trên trong thời gian làm việc theo hợp đồng thử việc, người lao động sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
4. Hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH
Một vấn đề tiếp theo mà người lao động cũng đặc biệt quan tâm bên cạnh vấn đề đóng thuê thu nhập cá nhân đó là làm việc trong thời gian ký kết hợp đồng thử việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng phải tham gia đóng BHXH như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Đối chiếu với các quy định trên, người đang ký kết làm việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia đóng Bảo hiểm xã hội.
5. Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc
Tiêu chí | Hợp đồng thử việc | Hợp đồng lao động |
Khái niệm | Là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc | Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. |
Thời hạn hợp đồng | Điều 25 BLLĐ 2019 quy định 1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; 2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; 4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. | Tuỳ theo từng loại hợp đồng được giao kết: không xác định thời hạn, trên 12 tháng đến duới 36 tháng; |
Phạm vi giao kết hợp đồng | - Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. | - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; - Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. |
Nội dung | - Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; - Công việc và địa điểm làm việc; - Thời hạn của hợp đồng lao động; - Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; - Chế độ nâng bậc, nâng lương; - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; | - Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; - Công việc và địa điểm làm việc; - Thời hạn của hợp đồng lao động; - Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; - Chế độ nâng bậc, nâng lương; - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. |
Hình thức | Không bắt buộc lập thành văn bản | Văn bản |
Lương | Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. | Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu |
6. Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động?
Đối chiếu sự so sánh khác nhau dựa trên các tiêu chí tại mục 5 giữa hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc, chắc hẳn bạn đọc cũng nhận thấy những điểm khác biệt và mục đích của 2 loại hợp đồng này. Mặc dù đều là các hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động, thỏa thuận về quan hệ lao động, tuy nhiên dựa trên các tiêu chí được phân tích trên bảng mục 5, hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.
Hợp đồng thử việc là hợp đồng được ký trước hợp đồng lao động, khi hết thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, các bên sẽ ký kết hợp đồng lao động. Căn cứ vào Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết về các vấn đề pháp lý tại mục Dân sự thuộc mảng Hỏi đáp pháp luật.
Bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tổng hợp quy định về mã ngạch công chức, viên chức năm 2019
Tăng lương hưu từ 1/7/2020
Bảng lương cán bộ, công chức năm 2024
Tuyển dụng đặc cách giáo viên đã có hợp đồng
Giáo viên sắp về hưu chưa có bằng đại học có phải học nâng trình độ không?
Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTNMT 2019
Hướng dẫn đánh giá, phân loại Đảng viên năm 2024
Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công