Giấy miễn thị thực là gì 2024?
Giấy miễn thị thực là gì? Hồ sơ xin giấy miễn thị thực như thế nào? Giá trị của giấy miễn thị thực ra sao. Đây là các câu hỏi có thể nhiều người đã nghe khá quen nhưng vẫn chưa biết rõ câu trả lời. Để trả lời được những câu hỏi trên, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Giấy miễn thị thực là gì?
- 1. Định nghĩa giấy miễn thị thực là gì?
- 2. Các trường hợp công dân nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam
- 3. Công dân Việt Nam có hộ chiếu phổ thông được miễn thị thực ở các quốc gia nào?
- 4. Điều kiện được xét cấp Giấy miễn thị thực
- 5. Các loại Giấy miễn thị thực
- 6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực
- 7. Hồ sơ cấp lại Giấy miễn thị thực
- 8. Thời hạn cấp Giấy miễn thị thực
- 9. Lệ phí cấp giấy miễn thị thực
1. Định nghĩa giấy miễn thị thực là gì?
Giấy miễn thị thực là loại giấy cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải làm các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.
Các đối tượng miễn thị thực là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh hoặc một số đối tượng khác theo quy chế miễn thị thực đơn phương và song phương của Việt Nam.
2. Các trường hợp công dân nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam
- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật.
- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
- Trường hợp đơn phương miễn thị thực (với thời hạn cao nhất là 05 năm và được xem xét gia hạn).
Hiện tại Việt Nam miễn thị thực cho công dân một số nước với các hình thức miễn thị thực chủ yếu như sau:
- Miễn thị thực theo hiệp định song phương (Có đi có lại): Bao gồm miễn thị thực cho các quốc gia Asian theo đó Việt Nam miễn thị thực cho các công dân đến từ các quốc gia Đông Nam Á và các quốc gia này cũng miễn thị thực visa cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh các quốc gia này. Thời hạn miễn thị thực song phương không quá 30 ngày.
- Miễn thị thực đơn phương (Chỉ đơn phương phía Việt Nam miễn thị thực Visa): Hiện tại Việt Nam miễn thị thực cho công dân của 13 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga, Belarus, Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha. Thời hạn của miễn thị thực đơn phương này không quá 15 ngày.
- Miễn thị thực 5 năm: Là hình thức miễn thị thực dài nhất mà Chính phủ Việt Nam ưu tiên giành cho những người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam hoặc có quan hệ hôn nhân, huyết thống với công dân Việt Nam không phân biệt quốc gia. Người được hưởng hình thức miễn thị thực này mỗi lần nhập cảnh vào Việt Nam được miễn Visa 90 ngày trong thời hạn 5 năm. Hết thời hạn miễn thị thực người nước ngoài có quyền xin cấp mới Giấy miễn thị thực.
3. Công dân Việt Nam có hộ chiếu phổ thông được miễn thị thực ở các quốc gia nào?
Hộ chiếu phổ thông (HCPT) được hiểu là hộ chiếu quốc gia, là tài sản của nước CHXHCN Việt Nam được cấp cho công dân có quốc tịch Việt Nam. Hộ chiếu phổ thông được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam và các nước và cũng được sử dụng thay thế chứng minh nhân dân.
Hiện nay, công dân Việt Nam mang HCPT được miễn thị thực ở các quốc gia sau:
(1) Ấn Độ: miễn thị thực đối với người mang HCPT thực hiện chuyến đi kinh doanh hoặc công vụ có điều kiện;
(2) Băng-la-đét: miễn thị thực đối với con dưới 18 tuổi của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự mang HCPT);
(3) Bru-nây;
(4) Căm-pu-chia;
(4) Cu-ba: miễn thị thực đối với người mang HCPT đi công vụ;
(5) In-đô-nê-xi-a;
(6) Kư-rư-gis-xtan;
(7) Lào;
(8) Mông Cổ: miễn thị thực cho người mang HCPT nhập cảnh theo thư mời của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và được cơ quan đại diện liên quan xác nhận;
(9) Phi-líp-pin;
(10) Thái Lan;
(11) Xinh-ga-po;
(12) Trung Quốc: miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công (áp dụng đối với vợ hoặc chồng, con chưa đến tuổi thành niên của họ cùng đi dùng chung một trong 3 loại hộ chiếu gồm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và HCPT);
(13) Tan-da-ni-a: miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị và với thành viên gia đình họ mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và HCPT.
(14) Ru-ma-ni với điều kiện;
(15) Belarus với điều kiện;
(16) Đài Loan với điều kiện;
(17) Ca-dắc-xtan;
(18) Pa-na-ma.
4. Điều kiện được xét cấp Giấy miễn thị thực
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài còn giá trị ít nhất 01 năm;
- Trường hợp không có hộ chiếu/giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (thẻ xanh) còn giá trị ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến nhập cảnh.
- Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài: có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài còn giá trị ít nhất 01 năm.
5. Các loại Giấy miễn thị thực
Giấy miễn thị thực gồm 02 loại sau đây:
- Loại dán: Giấy miễn thị thực được dán vào hộ chiếu nước ngoài của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài dùng để nhập cảnh Việt Nam.
- Loại sổ: Giấy miễn thị thực dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ có giấy thường trú do nước ngoài cấp và người sử dụng hộ chiếu của những nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ ngoại giao.
Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.
Giấy miễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết việc riêng.
Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu; các trường hợp sau đây được cấp rời (dạng sổ):
a) Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực
b) Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam
c) Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế
d) Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực
e) Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp Giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ.
6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực
a. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hồ sơ gồm:
- 01 Tờ khai (theo mẫu);
- 02 tấm ảnh màu mới chụp cỡ 4x6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấm ảnh để rời);
- Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn thời hạn ít nhất 01 năm (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy miễn thị thực lưu hồ sơ);
- Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp Giấy miễn thị thực (nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu), nếu có:
- Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam
- Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam;
- Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;
- Hộ chiếu Việt Nam (còn hoặc đã hết giá trị);
- Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị);
- Giấy khai sinh;
- Thẻ cử tri mới nhất;
- Sổ hộ khẩu;
- Sổ thông hành cấp trước 1975;
- Thẻ căn cước cấp trước 1975;
- Tờ trích lục Bộ giấy khai sinh cấp trước 1975;
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.
b. Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hồ sơ gồm:
- 01 Tờ khai (theo mẫu);
-02 tấm ảnh màu mới chụp cỡ 4x6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấm ảnh để rời);
- Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn thời hạn ít nhất 01 năm (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ);
- Một trong những giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây (nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu):
- Giấy đăng ký kết hôn;
- Giấy khai sinh;
- Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con;
- Các giấy tờ khác có giá trị theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Quyết định nuôi con nuôi.
7. Hồ sơ cấp lại Giấy miễn thị thực
a. Trường hợp bị mất, bị hỏng, hết hạn hoặc có nhu cầu điều chỉnh nội dung trong Giấy miễn thị thực được cấp lại Giấy miễn thị thực.
b. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy miễn thị thực gồm:
Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 01 năm (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy miễn thị thực lưu hồ sơ);
01 Tờ khai (theo mẫu);
2 tấm ảnh màu mới chụp cỡ 4x6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấm ảnh để rời);
Trường hợp Giấy miễn thị thực bị mất cần nộp thêm đơn báo mất.
Bản sao được chứng thực từ bản chính, hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu, của giấy tờ chứng minh nội dung cần điều chỉnh trong giấy miễn thị thực.
8. Thời hạn cấp Giấy miễn thị thực
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài chuyển thông tin của người đề nghị cấp Giấy miễn thị thực về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, trả lời cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp Giấy miễn thị thực.
9. Lệ phí cấp giấy miễn thị thực
Phí cấp Giấy miễn thị thực là 10 đô la Mỹ (áp dụng từ ngày 01/01/2017 căn cứ Phụ lục 2: Biểu mức thu phí trong lĩnh vực ngoại giao ban hành kèm theo Thông tư số 264/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính).
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Giấy miễn thị thực là gì? và các vấn đề liên quan đến việc miễn thị thực theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thủ tục hành chính trong phần biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 6 bài kể về 1 lần em mắc lỗi khiến bố mẹ buồn siêu hay
Kể về một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn lớp 8Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
Các bài viết hay mục Là gì?
Trái phiếu là gì? Đặc điểm của trái phiếu 2024?
Lực lượng Bộ đội Biên phòng trong tổ chức quân đội có chức năng gì?
Chủ nghĩa xã hội là gì?
Nêu sự khác biệt giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế?
Tại sao độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội?
Tại sao nói tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác?