Đẻ thuê là gì? Đẻ thuê có vi phạm pháp luật không?

Đẻ thuê là gì? Đẻ thuê có vi phạm pháp luật không? Đẻ thuê là một hành động nhằm giúp một gia đình không thể sinh con tự nhiên có được người con ruột mang dòng máu của họ. Tuy nhiên để hiểu được việc đẻ thuê có vi phạm pháp luật hay không thì Hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Đẻ thuê là gì?

Đẻ thuê là sự việc một người phụ nữ mang thai và sinh ra con của một gia đình khác. Việc này nhằm giúp gia đình đó có con ruột của mình và người phụ nữa mang thai hộ sẽ được hưởng một lợi ích nào đó trong quá trình mang thai và sinh con như tiền, tài sản hoặc hiện vật có thể quy đổi là tiền.

2. Mang thai hộ là gì?

Căn cứ vào khoản 22 và 23 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc mang thai hộ như sau:

...

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

...

Như vậy việc mang thai hộ được chia là hai trường hợp với hai mục đích khác nhau là thương mại và nhân đạo. Việc mang thai hộ được cho là một hành vi nhân đạo nhưng nhiều đối tượng lợi dụng hình thức mang thai hộ để được lợi ích về mình được gọi là mang thai hộ vì mục đích thương mại.

3. Đẻ thuê có phải mang thai hộ?

Như định nghĩa ở trên về đẻ thuê và mang thai hộ thì bạn có thể thấy được việc đẻ thuê là một hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đẻ thuê hiện nay được phổ biến theo hình thức môi giới trung gian nhằm giúp người mong muốn tìm công việc nhàn hạ để làm với gia đình mong muốn có con nhưng không thể sinh con.

Việc đẻ thuê ngày càng phổ biến và công khai trên các trang mạng xã hội. Người đẻ thuê có thể nhận được khoản tiền rất lớn từ các gia đình cần sinh con lên đến gần 1 tỉ đồng một ca mang thai hộ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu sinh con theo hình thức thương mại có vi phạm pháp luật hay không? Các bạn tham khảo nội dung mục 4 dưới đây để biết chi tiết.

4. Đẻ thuê có vi phạm pháp luật không?

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được cho là hành vi vi phạm pháp luật bởi sự tự nguyện có các bên khi tham gia vào việc mang thai hộ. Nhưng khi mang thai hộ vì mục đích thương mại hay còn gọi là đẻ thuê lại là hành vi không văn minh và sẽ chịu những hình phạt của pháp luật.

Căn cứ vào điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 60. Hành vi vi phạm quy định về sinh con

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Vậy nên khi thực hiện hành vi đẻ thuê có thể bị phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp đã nhận. 

Theo điều 187 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như quy định trên thì việc tổ chức mang thai hộ sẽ bị sẽ bị phạt tiền, phạt cả tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn đến 5 năm tuỳ vào mức độ vi phạm. Tội tổ chức được hiểu đơn giản là việc cố ý sắp xếp các bên có nhu cầu mang thai hộ và bên cần người mang thai hộ được trao đổi, nói chuyện, bàn bạc với nhau về việc mang thai hộ và vì mục đích thương mại.

Như vậy một người đẻ thuê giúp người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định như trên còn bên tổ chức thì có thể bị phạt tù có thời hạn. Vì thế bạn không nên thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại vì hành vi này được cho vi phạm pháp luật và không văn minh sẽ gây ảnh hưởng đến các thế hệ mai sau. Bên cạnh đó cũng nên tránh xa những hành vi giúp đỡ người đẻ thuê với bên cần người đẻ thuê vì hành vi này được quy vào tội tổ chức mang thai hộ.

Trên đây là bài viết phân tích về câu hỏi Đẻ thuê là gì? Đẻ thuê có vi phạm pháp luật không? giúp các bạn đọc hiểu rõ về hành vi đẻ thuê cũng những quy định pháp luật về đẻ thuê. Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong về việc mang thai hộ tại mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

Đánh giá bài viết
1 188
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm