Có được lập biên bản kỷ luật khi người lao động vắng mặt?
Quy định kỷ luật khi người lao động vắng mặt
Trong quá trình làm việc không ai mong muốn mình bị kỷ luật lao động. Tuy nhiên cũng có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà người lao động bị rơi vào tình huống bị kỷ luật lao động. Vậy quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Quyết định 1255/QĐ-LĐTBXH về thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lao động, tiền lương
24 việc chủ yếu mà doanh nghiệp cần lưu ý trong mảng lao động
Công văn 1006/NGCBQLGD-NG thực hiện chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Hỏi:
Xin chào tư vấn An Nam. Mình muốn hỏi về vấn đề: Có được lập biên bản kỷ luật khi người lao động vắng mặt. Mình là nhân viên trong một công ty. Ngày mùng 3 tháng 7 đang làm thì bị ngất; người nhà lên đón về và đưa vào viện. Đến ngày 5/7 mới được cầm điện thoại và gọi cho trưởng bộ phận. Sau đó, công ty báo là ngày mùng 4 mình nghỉ không xin phép nên đã lập biên bản kỷ luật mình. Công ty làm như vậy có đúng không ạ? Mong Tư vấn An Nam giải đáp thắc mắc cho em.
Trả lời:
Căn cứ Điều 30 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở; hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; người lao động; cha, mẹ; hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản; mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động; trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.
3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản; và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.”
Như vậy:
Theo quy định pháp luật; để ra biên bản họp kỷ luật lao động; người sử dụng lao động phải gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho:
+) Ban chấp hành công đoàn cơ sở; hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
+) Người lao động;
+) Cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này (trừ trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt)
Cuộc họp phải được lập thành biên bản và phải được thông qua bởi các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.
Với trường hợp của bạn; bạn đang bị ốm phải nằm viện nên nghỉ 1 ngày làm việc không xin phép. Công ty đã tự ý hợp và ra biên bản họp xử lý kỷ luật mà không gửi thông báo cho bạn; họp kỷ luật bạn nhưng không có mặt bạn là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
Mặt khác, Điều 132 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Người bị xử lý kỷ luật lao động; bị tạm đình chỉ công việc; hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động; với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.”
Do đó, khi công ty ra biên bản họp kỷ luật bạn là trái quy định; bạn có thể khiếu nại đến:
- Người sử dụng lao động; hoặc
- Phòng lao động - thương binh và xã hội; hoặc
- Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Khang Anh
- Ngày:
Tải xuống định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Quy định về sĩ số lớp học bậc THCS và THPT mới nhất
-
Bảng lương mới của giáo viên năm 2024
-
Án lệ là gì và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án
-
Lỗi không mang bảo hiểm xe máy 2023 phạt bao nhiêu?
-
Học lực trung bình có thi Công an được không?
-
Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm những đối tượng nào?
-
Thể thức trình bày văn bản hành chính 2023
-
Đăng kí kết hôn ở nơi tạm trú có được không 2024?
-
Độ tuổi của thanh niên Việt Nam theo Luật thanh niên?
-
Các loại bằng lái xe ở Việt Nam 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công