Sử dụng người dưới 16 tuổi làm việc nặng nhọc bị xử lý như thế nào?
Quy định sử dụng người dưới 16 tuổi làm việc nặng nhọc
Ở nước ta hiện nay việc chủ lao động sử dụng lao động là trẻ em dưới 16 tuổi không còn quá xa lạ mà dường như ngày càng phổ biến. Tuy nhiên nhiều chủ doanh nghiệp thường không thực hiện đúng những quy định pháp luật về việc sử dụng lao động. Sử dụng người dưới 16 tuổi làm việc nặng nhọc bị xử lý như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật lao động
Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Theo quy định tại Khoản 98 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì:
- Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền 30.000.000 đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
- Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tù 3-7 năm
- Phạm tội 2 lần trở lên;
- Làm chết người;
- Làm chết một người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây bị phạt tù 5-10 năm.
- Làm chết 2 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về hình phạt đối với người thực hiện hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi làm việc nặng nhọc. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Sử dụng người dưới 16 tuổi làm việc nặng nhọc bị xử lý như thế nào?
132 KB 12/08/2017 9:39:00 SATải xuống định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Tại sao nữ 18 tuổi mới được kết hôn?
-
Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông 2024
-
Thủ tục cấp Giấy chứng sinh trường hợp mang thai hộ năm 2024
-
Quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất
-
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân Việt Nam
-
Biển số định danh theo Thông tư 24/2023 có bao nhiêu số?
-
Thủ tục làm Sổ đỏ cho đất thổ cư 2024
-
Quy luật nào là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội?
-
Cách tính phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân năm 2024
-
Hướng dẫn khai lý lịch viên chức 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27