Chính sách mới nổi bật của dự thảo Luật viên chức sửa đổi
Bộ nội vụ đã đề xuất thêm nhiều chính sách mới trong bản dự thảo Luật sửa đổi bổ sung luật viên chức. Dưới đây là một số chính sách mới nổi bất của Luật viên chức sửa đổi. Nếu như Luật chính thức được thông qua thì các chính sách này sẽ được thực thi vào năm 2020.
Điểm mới nổi bật của Luật viên chức sửa đổi
Một trong những điểm mới trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức là sẽ thực hiện bỏ biên chế suốt đời, viên chức suốt đời. Điểm mới này được kỳ vọng sẽ chấm dứt cảnh công chức, viên chức chây ỳ, ngại đổi mới... Để biết thêm các chính sách mới của Luật viên chức sửa đổi, mời các bạn theo dõi nội dung sau đây.
1. Hàng loạt viên chức phải ký hợp đồng xác định thời hạn
Đây có thể coi là một trong những điểm mới nổi bật của dự thảo Luật sửa đổi Luật Viên chức này. Theo đó, hiện nay, tại Điều 25 Luật Viên chức, khi trúng tuyển, viên chức sẽ được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Thời gian thực hiện hợp đồng là từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
Sau thời gian đó, viên chức sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Tuy nhiên, nếu dự thảo sửa đổi Luật Viên chức được thông qua thì bắt đầu từ 01/01/2020, hợp đồng làm việc xác định thời hạn chỉ áp dụng với người mới trúng tuyển còn tất cả nếu chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn.
Như vậy đồng nghĩa với việc hàng loạt viên chức sẽ phải ký hợp đồng xác định thời hạn, ngoại trừ 03 trường hợp:
- Viên chức đã ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn trước ngày Luật này có hiệu lực;
- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
- Viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, có thể thấy chế độ viên chức suốt đời hiện nay có thể sẽ bị xóa bỏ. Việc này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn nhằm tránh tình trạng tham nhũng, giữ ghế…
2. Tập sự không đạt yêu cầu có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo quy định hiện hành, Điều 29 Luật Viên chức nêu rõ 05 trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức:
- Có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
- Bị buộc thôi việc do bị kỷ luật hoặc bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về hành vi tham nhũng;
- Bị ốm đau phải điều trị 12 tháng liên tục nếu làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn; 06 tháng liên tục nếu làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn và khả năng làm việc chưa hồi phục;
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác khiến đơn vị này buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí làm việc của người này không còn;
- Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
Tại dự thảo này, Bộ Nội vụ bổ sung thêm 01 trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thể được đơn phương chấm dứt hợp đồng với viên chức là khi người này không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
Như vậy, từ 01/01/2020 sẽ có 06 trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với viên chức.
3. Từ 2020, viên chức bị kỷ luật vẫn được xem xét nghỉ hưu
Hiện nay, về việc xử lý kỷ luật viên chức, Luật Viên chức 2010 nêu rõ:
- Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không được thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật;
- Nếu đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy hiện nay, nếu viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật thì không được giải quyết nghỉ hưu.
Tuy nhiên, dự thảo Luật này sửa đổi đã nới lỏng hơn về điều này. Cụ thể:
- Nếu bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì “không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn”. Đồng nghĩa với việc bắt đầu từ 2020, nếu bị kỷ luật có thể sẽ được xem xét bổ nhiệm lại hoặc bố trí vào vị trí thấp hơn;
- Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật chỉ không bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thôi việc mà không còn quy định không giải quyết chế độ nghỉ hưu. Như vậy, khi trong thời hạn xử lý kỷ luật, viên chức vẫn được xem xét cho nghỉ hưu.
4. Bổ sung 3 trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Theo đó, việc xử lý kỷ luật viên chức sắp tới sẽ được kéo dài đến 60 tháng thay vì 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm như hiện nay.
Đồng thời, dự thảo Luật này cũng quy định cụ thể những hành vi không áp dụng thời hiệu gồm:
- Viên chức là Đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật khai trừ;
- Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Có hành vi xâm hại lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả, không hợp pháp.
Có thể thấy, những hành vi này đều là hành vi đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, việc kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật khiến việc xử lý được quán triệt hơn cũng tạo sự thống nhất với các quy định khác.
5. Kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật viên chức
Không chỉ thời hiệu mà ở dự thảo mới này, Bộ Nội vụ cũng kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật.
Theo đó, thời hạn xử lý kỷ luật viên chức sẽ kéo dài thêm 30 ngày từ khi phát hiện hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Cụ thể hiện nay thời hạn là không quá 02 tháng mà dự thảo đang đề xuất là 90 ngày.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần phải thanh tra thì thời hạn xử lý có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày (trước đây là 04 tháng).
Tham khảo thêm:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27