Cảnh sát giao thông có quyền lập chốt ở những đâu 2024?

Cảnh sát giao thông phải thực hiện nghiêm quy trình tuần tra kiểm soát giao thông, không được tuỳ tiện dừng xe hoặc lập các trạm, chốt để kiểm tra, kiểm soát; gây phiền hà, tiêu cực. Việc lập các chốt kiểm tra cố định hoặc thường xuyên đến một địa điểm tổ chức dừng xe, để kiểm tra của Cảnh sát giao thông (CSGT) có đúng quy định không?

Chốt giao thông là gì?

Chốt giao thông là nơi mà những cán bộ giao thông làm việc và kiểm soát những phương tiện tham gia giao thông. Dễ hiểu hơn là địa điểm để cán bộ giao thông quan sát và giám sát các phương tiện giao thông chấp hành đúng pháp luật về an toàn giao thông hay chưa. Nếu như phương tiện chưa chấp hành về an toàn giao thông thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật về hành vi vi phạm.

1. Quy định lập chốt kiểm tra giao thông 2024

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 4 hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông gồm: Tuần tra, kiểm soát cơ động, Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông, Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông.

Cảnh sát giao thông có quyền lập chốt ở những đâu?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông, cảnh sát giao thông thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát người tham gia giao thông được quy định như sau:

1. Tuần tra, kiểm soát cơ động

Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trực tiếp giám sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông

a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ; kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm soát; kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề; kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện những nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Tại Trạm Cảnh sát giao thông, lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát. Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.

3. Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, việc lập chốt kiểm tra của cảnh sát giao thông để thực hiện một trong cách hình thức công tác tuần tra, kiểm soát như trên phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 65/2020/TT-BCA.

Tuy nhiên, để tránh việc tùy tiện lập chốt kiểm tra, Điều luật quy định việc tuần tra, kiểm soát công khai phải có kế hoạch được Trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng công an cấp huyện trở lên phê duyệt.

Riêng đối với kế hoạch tuần tra, kiểm soát cơ động thì phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm thực hiện tuần tra, kiểm soát và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Cảnh sát giao thông có quyền lập chốt ở những đâu?

Theo như mục 1 nêu trên, Việc lập chốt của Cảnh sát giao thông không phải là hành vi tự phát mà phải lên kế hoạch từ trước, nằm trong kế hoạch công tác tuần tra, kiểm soát giao thông được phê duyệt trước bởi cơ quan công an có thẩm quyền. Đó là:

  • Trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông,
  • Trưởng phòng Cảnh sát giao thông,
  • Trưởng công an cấp huyện

Tại chốt trạm Cảnh sát giao thông, lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát. Chốt phải nằm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.

3. CSGT có được vào đường làng bắt xe không?

Theo Điều 6 Thông tư 65/2020/TT-BCA, đường xã/làng thuộc tuyến đường, địa bàn kiểm soát của Công an cấp huyện, về lý thuyết thì có thể lập được chốt. Tuy nhiên phần lớn chỉ những đường liên xã thì cảnh sát giao thông mới phải kiểm soát. Còn những tuyến đường làng, đường nhỏ trong xã ít người qua lại, người dân di chuyển trong làng không phải là tụ điểm nóng giao thông thì việc lập chốt kiểm soát vào làng bắt xe không phổ biến.

4. Những lưu ý khi lập chốt giao thông

Theo quy định tại khoản 2 điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA về việc lập chốt kiểm soát giao thông cần tuân thủ:

2. Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;

b) Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:

Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;

Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;

c) Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.

Công an giao thông khi lập chốt phải đảm bảo về những yêu cầu như trên để nhằm đảm bảo về an toàn giao thông khi kiểm soát trên tuyến đường đó.

Thực chất CSGT là những người làm việc cho nhân dân và cho định hướng của nhà nước đảm bảo người dân tuân thủ theo quy định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Những người tham gia giao thông cần chủ động tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông một cách nghiêm chỉnh để hạn chế những tai nạn giao thông đáng tiếc diễn ra. Tuy nhiên bên cạnh đó người dân cũng cần có trách nhiệm giám sát những hoạt động của CSGT, vì việc làm của CSGT cũng phải tuân thủ pháp luật mới được phép lập chốt giao thông. Hơn nữa người CSGT cũng cần làm việc một cách nghiêm minh và chính xác không làm việc vì vụ lợi, nên người dân khi tham gia giao thông cũng có quyền được giám sát mọi hoạt động của cán bộ giao thông.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoa Tiêu về nội dung Cảnh sát giao thông có quyền lập chốt ở những đâu? Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác mục Dân sự trong Chuyên mục Hỏi đáp pháp luật như:

Đánh giá bài viết
4 4.548
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm