Các trường hợp nên lập vi bằng

Các trường hợp nên lập vi bằng. Trong trường hợp nào thì các bạn nên lập vi bằng? Vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào?

1. Vi bằng là gì? Giá trị của vi bằng

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Để biết rõ hơn về giá trị của vi bằng, mời các bạn tham khảo bài: Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng

2. Các trường hợp nên lập vi bằng

Các trường hợp nên lập vi bằng

Trong những trường hợp sau thì các bạn nên lập vi bằng:

Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng:

- Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;

- Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà.

- Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;

- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;

- Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;

- Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;

- Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;

- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

- Xác nhận mức độ ô nhiễm;

- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;

- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

- Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

- Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;

- Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

- Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;

- Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Lập vi bằng ở đâu?

Như đã phân tích tại mục 1 bài này, vi bằng do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức

=> Để thực hiện việc lập vi bằng, các bạn đến hoặc gọi điện, liên lạc với các cơ quan thừa phát lại để yêu cầu, trao đổi về việc lập vi bằng.

4. Thủ tục lập vi bằng

Việc lập vi bằng được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Liên hệ văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng.

Người muốn lập vi bằng sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận 

Các bạn sẽ thỏa thuận với thừa phát lại những nội dung sau:

  • Nội dung cần lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí lập vi bằng;
  • Các thỏa thuận khác, nếu có.

Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản, người có yêu cầu lập vi bằng sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

- Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

- Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

- Người tham gia khác (nếu có);

- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

- Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

- Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Trước khi giao vi bằng, thừa phát lại (hoặc thư ký nghiệp vụ) đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Các trường hợp nên lập vi bằng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 150
0 Bình luận
Sắp xếp theo