Anh A là chi cục trưởng, các anh B, C là kiểm lâm cùng công tác tại Chi cục kiểm lâm X
Anh A là chi cục trưởng, các anh B, C là kiểm lâm cùng công tác tại Chi cục kiểm lâm X. Sau đây Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc bài tập tình huống, xác định ai, hành vi nào sẽ bị khiếu nại, tố cáo
Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân
1. Anh A là chi cục trưởng, các anh B, C là kiểm lâm cùng công tác tại Chi cục kiểm lâm X
Anh B phát hiên anh A cho ông M khai thác khối lượng gỗ quý trong rừng để trục lợi nên anh B đã tống tiền ông M. Biết chuyện, anh A yêu cầu anh C tạo tình huống vu khống anh B mắc lỗi nghiệm trọng để dựa vào đó, anh A thực hiện quy trình kỉ luật và kí quyết định buộc thôi việc đối với anh B. Vốn có mâu thuẫn cá nhân nên khi bắt gặp chị Q, một người dân trong vùng đồng thời là người yêu của anh B vào rừng hái lá thuốc, anh C đã lập biên bản và kí quyết định buộc chị Q phải nộp phạt 300 nghìn đồng. Sau đó, chứng kiến chị Q ném chất bẩn vào phòng ở của mình, anh C đã đánh chị gãy chân. Hành vi của những ai có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
Hành vi của những người sau đây vừa có thể bị khiếu nại vừa có thể bị tố cáo: Hành vi của anh A và anh C.
Hành vi có thể bị khiếu nại + tố cáo của:
- Anh A: Hành vi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh B và hành vi cho ông M khai thác khối lượng gỗ quý trong rừng để trục lợi
- Anh C: Hành vi lập biên bản và kí quyết định buộc chị Q phải nộp phạt 300 nghìn đồng; hành vi đánh chị Q gãy chân
2. Khiếu nại là gì?
Theo điều 2 Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
=> Khiếu nại áp dụng với đối tượng là:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
Người có quyền khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại trên cơ sở: có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
3. Tố cáo là gì?
Theo điều 2 Luật Tố cáo 2018,
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
=> Tố cáo áp dụng với đối tượng là hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ ai
Căn cứ của tố cáo là có căn cứ cho rằng hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Hành vi của những ai sau đây có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
- Chia sẻ:Trần Lan
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27