Tổ chức và hoạt động của Tòa Gia đình và người chưa thành niên

Tòa gia đình và người chưa thành niên là một Tòa án xét xử các vụ án hình sự mà bị cáo dưới 18 tuổi hoặc bị hại dưới 18 tuổi nhưng bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý. Tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn chưa hiểu rõ về Tòa này. Hoatieu.vn sau đây sẽ chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn.

1. Điều kiện để tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-CA về điều kiện tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên như sau:

“Điều 2. Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách

1. Việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải đáp ứng được các điều kiện sau:

a) Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này phải từ 50 vụ/năm trở lên.

b) Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.

2. Trường hợp tại Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách quy định tại khoản 1 Điều này thì không tổ chức Tòa chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết.”

Như vậy, để được tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên thì phải đáp ứng điều kiện về số lượng vụ việc tối thiểu liên quan đến thẩm quyền tòa này là 50 vụ/ năm về những vụ xét xử người dưới 18 tuổi và các vụ liên quan đến hôn nhân gia đình trở lên. Và phải có Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án có kinh nghiệm chuyên môn đáp ứng yêu cầu thì Tòa này mới được tổ chức thành lập ra.

2. Về thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA về thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên như sau:

“6.Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc như sau:

a) Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;

b) Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đối với người chưa thành niên;

c) Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”

Như vậy, ta có thể thấy Tòa gia đình và người chưa thành niên chỉ xét xử những vụ án mà có liên quan đến người dưới 18 tuổi, tổn thương nghiêm trọng về tâm lý và cần được hỗ trợ điều kiện lành mạnh; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người chưa thành niên và các vụ việc hôn nhân gia đình.

Tổ chức và hoạt động của Tòa gia đình

3. Trình tự, thủ tục tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-CA về trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách như sau:

  • Chuẩn bị tổ chức Tòa

Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào các điều kiện tổ chức, rà soát, đánh giá nhu cầu tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên tại TAND tỉnh, huyện và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; rà soát về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án hiện có; xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên tại TAND tỉnh, huyện và các tòa tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

  • Về hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa

Thứ nhất, đề án tổ chức tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (nêu rõ sự cần thiết tổ chức Tòa này, cơ sở của việc đề xuất, số lượng Tòa cần tổ chức, tên các Tòa, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương án tổ chức nhân sự và đề xuất về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của từng Tòa.)

Đề án phải được Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, biểu quyết thông qua;

Thứ hai, văn bản đề nghị tổ chức tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Thứ ba, hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa Gia đình và người chưa thành niên được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ).

  • Về thời hạn xem xét

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách, Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách;

Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì lập Tòa trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định không tổ chức Tòa này tại TAND cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương thì Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa này biết.

Như vậy, trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
1 71
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm