Lỗi ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu năm 2024?

Lỗi ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu năm 2024? Cuộc sống ngày càng bon chen và tấp nập, tình trạng ùn tắc giao thông ngày một kéo dài dẫn đến nỗi lo lắng của các tài xế như sợ muộn giờ dẫn đến việc quyết định vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, một vài người vẫn không nắm rõ được các quy định và mức xử phạt về lỗi ô tô vượt đèn đỏ này. Vậy bài viết sau đây Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho các bạn.

Mức phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ theo quy định mới nhất
Mức phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ theo quy định mới nhất

1. Quy định về lỗi vượt đèn đỏ của ô tô 2024

Hiện nay, những từ khóa như: "Lỗi vượt đèn đỏ ô tô phạt người"; "Lỗi vượt đèn đỏ theo quy định mới nhất" luôn nhận được sự quan tâm từ phía các bạn đọc giả. Việc các bạn không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông là vi phạm quy định của luật an toàn giao thông. Cụ thể, căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:

Điều 9. Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Như vậy, người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường phải nghiêm túc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, cụ thể là đèn tín hiệu giao thông.

Hơn nữa, tại điểm a Khoản 5 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) cũng nêu rõ người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt nếu như: "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Vì vậy, trong trường hợp các bạn vượt đè đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

2. Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của ô tô 2024

Theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 thì mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của ô tô đã có sự thay đổi, cụ thể như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Như vậy, mức phạt tiền của lỗi vượt đèn đỏ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP mới này đối với xe ô tô sẽ là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, tăng cao hơn so với quy định cũ tại Nghị định 100 là chỉ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Không chỉ thế, ngoài việc bị phạt tiền thì người điều khiển phương tiện ô tô vượt đèn đỏ còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

"11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;"

Kết luận: Lỗi vượt đèn đỏ đối với xe ô tô sẽ bị xử phạt tiền và còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng dến 03 tháng. Do đó, các tài xế cần lưu ý để tránh bị xử phạt.

Lỗi vượt đèn đỏ ô tô năm 2024

3. Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của xe máy 2024

Đối với các phương tiện giao thông khác như xe máy, xe máy điện, các loại xe hai bánh tương tự khác mức phạt được quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Trước đây, mức phạt lỗi đèn đỏ của xe mô tô, xe gắn máy... theo quy định tại Nghị định 100 là 600.000 đồng đến 1 triệu đồng. Như vậy mức phạt tối thiểu từ ngày 1/1/2022 đã tăng so với trước 200.000 đồng, lên 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền thì các phương tiện này cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:

"10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;"

Do đó các phương tiện này ngoài bị phạt tiền thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Tuy mức phạt áp dụng đối với các phương tiện này còn nhẹ hơn đối với xe ô tô, nhưng người dân vẫn cần lưu ý để tránh bị xử phạt, mất tiền mất cả thời gian.

4. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng 2024

Theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng . Ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng. Trong trường hợp gây tại nạn nghiêm trọng thì bị tước GPLX từ 2 đến 4 tháng.

Qua những quy định trên ta có thể thấy mức phạt đối với các hành vi vi phạm lỗi vượt đèn đỏ tăng cao hơn so với trước đây, một phần do mức sống người dân ngày càng tăng cao, pháp luật phải có sự điều chỉnh phù hợp với kinh tế thị trường. Phần khác, quy định mức phạt nặng hơn nhằm răn đe, cảnh cáo người dân để họ không vi phạm luật giao thông.

5. Tra cứu phạt nguội vượt đèn đỏ của ô tô

Dưới đây là 3 cách tra cứu phạt nguội, kiểm tra phạt nguội online nhanh chóng, đơn giản nhất với lỗi xử phạt của ô tô. Ngoài ra, các bạn còn có thể tra cứu phạt nguội của các loại xe gắn máy khác. Các bạn hãy sử dụng cách dễ dàng nhất mà Hoatieu.vn tổng hợp tại đây để tra cứu cho mình nhé!

Cách 1: Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông

  • Bước 1: Truy cập vào website Cục cảnh sát giao thông https://www.csgt.vn/, phía bên phải màn hình sẽ thấy mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh.
  • Bước 2: Tại đây, bạn nhập đầy đủ biển số xe cần kiểm tra và chọn loại phương tiện. Sau đó nhập mã bảo mật.
  • Bước 3: Nhấn vào ô Tra cứu để nhận kết quả. Lúc này hệ thống sẽ hiện ra kết quả vi phạm giao thông nếu có. Trường hợp không có kết quả thì có thể là xe bạn không bị phạt nguội.

Cách 2: Tra cứu phạt nguội trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam

  • Bước 1: Bạn truy cập trang web của Cục Đăng kiểm Việt Nam www.vr.org.vn. Ở phần Tra cứu dữ liệu, bạn vào mục Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện.
  • Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin để thực hiện tra cứu

Lưu ý:

+ Đối với xe biển 5 số: biển trắng thêm chữ T: VD: 29A01234T; biển xanh thêm chữ X; biển vàng thêm chữ V.

+ Với số tem, giấy chứng nhận nhập dấu "-" phân cách giữa chữ cái và chữ số: VD: KC-2860472.

  • Bước 3: Xem kết quả

Lúc này màn hình sẽ hiển thị thông báo liên quan đến phương tiện. Nếu xe bạn bị phạt nguội, các thông tin sẽ hiển thị trong phần kết quả. Nếu phần kết quả trống tức là phương tiện này không bị phạt nguội. Còn nếu hiển thị ô đen với thông tin xử lý vi phạm thì có nghĩa phương tiện này chưa hoàn thành đóng phạt nguội.

Cách 3: Tra cứu qua các ứng dụng trên điện thoại di động

Bạn có thể tra cứu phạt nguội bằng việc tải các ứng dụng trên điện thoại di động như Kgo, TTDK…Sau khi tải, bạn thực hiện các thao tác theo chỉ dẫn của ứng dụng để đăng nhập và tra cứu kết quả phạt nguội.

6. Các câu hỏi liên quan đến lỗi vượt đèn đỏ

6.1 Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải có bị phạt không?

Theo điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tín hiệu đỏ là cấm đi. Theo đó, người tham gia giao thông phải dừng lại khi thấy đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ.

Tuy nhiên có một số trường hợp sau người tham gia giao thông được phép di chuyển khi đèn đỏ:

  • Khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông - tức là được phép rẽ phải khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông;
  • Khi có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;
  • Khi có biển báo hiệu cho phép các xe lưu thông được lắp đặt kèm theo;
  • Vạch kẻ đường: Trường hợp không có biển cũng như đèn giao thông thì chúng ta sẽ tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Khi đi trên vạch mắt võng này bắt buộc phải rẽ, không được dừng đỗ hay đi thẳng.

Vì vậy, đối với những đoạn đường rẽ mà có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông cho phép di chuyển hoặc những điểm đèn xanh đèn đỏ có biển cho phép rẽ phải thì các bạn sẽ được rẽ phải khi đèn đỏ và không bị phạt.

6.2 Vượt đèn đỏ vi phạm luật gì?

Thưa các bạn, vượt đèn đỏ như đã đề cập ở trên là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt hành chính cùng với hình phạt bổ sung là bị tước giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định.

6.3 Lỗi vượt đèn vàng có bị xử phạt không?

Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tin hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Theo đó, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016) quy định vượt đèn vàng không có sự khác biệt với quy định hiện hành.

Cụ thể, Quy chuẩn này quy định tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đi quá vạch dừng hoặc quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Theo đó, đèn vàng là tín hiệu đèn giao thông để chuyển sang đèn đỏ hay còn gọi là thời gian dọn nút giao, để khi xe đi vào nút giao với tốc độ cao gặp tín hiệu chuẩn bị chuyển sang tín hiệu đèn đỏ nếu dừng lại sẽ không an toàn thì tài xế được phép đi tiếp và không bị xử phạt. Trong trường hợp xe đi từ xa với tốc độ chậm dừng lại an toàn thì phải dừng lại.

6.4. Ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?

Lỗi vượt đèn vàng ô tô phạt bao nhiêu? - Tương tư như phân tích tại Mục 2, người điều khiển phương tiên ô tô nếu vi phạm lỗi vượt đèn vàng thì sẽ bị xử phạt từ 4.000.000đ – 6.000.000đ và sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Bên cạnh đó, nếu vượt đèn vàng mà gây ra tai nạn giao thông, thì người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

(Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Trên đây là quy định về lỗi vượt đèn đỏ và mức phạt mới nhất hiện hành.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
19 8.361
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Demons
    Demons

    Tiền phạt tăng nhưng lương không tăng

    Thích Phản hồi 30/06/22
    • Cô bé bướng bỉnh
      Cô bé bướng bỉnh

      Tiền phạt giao thông cũng lạm phát nhỉ

      Thích Phản hồi 30/06/22
      • Mediterranean sea
        Mediterranean sea

        Cái gì cũng tăng trừ lương

        Thích Phản hồi 30/06/22