Các biện pháp cơ bản trong ứng phó thiên tai
Các biện pháp trong ứng phó thiên tai
Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu, hàng năm Việt Nam phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vậy cơ quan có thẩm quyền sẽ được ra các biện pháp nào để ứng phó thiên tai? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số quy định về các biện pháp cơ bản trong ứng phó thiên tai cũng như những việc cần làm để ứng phó với thiên tai, mưa to, bão lũ người dân cần biết. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Thiên tai là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi 2020), thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm:
- Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt;
- Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
2. Các biện pháp cơ bản trong ứng phó thiên tai
Cụ thể tại Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi 2020), căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp như sau:
(1) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:
- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;
- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
(2) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được quy định như sau:
- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;
- Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;
- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;
- Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình huống cụ thể.
(3) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với sương muối, rét hại được quy định như sau:
- Triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương;
- Triển khai chống rét và bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc;
- Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.
(4) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất, sóng thần được quy định như sau:
- Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất;
- Chủ động sơ tán ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần;
- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;
- Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng;
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
(5) Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng do tự nhiên và các loại thiên tai khác thì căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.
3. Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong ứng phó thiên tai
Các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai xảy ra bao gồm:
- Sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương;
- Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích;
- Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn;
- Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn;
- Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở;
- Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu;
- Các biện pháp cần thiết khác phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương và khu vực.
(Khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi 2020))
4. Những việc cần làm để ứng phó với thiên tai, mưa to, bão lũ người dân cần biết
Thực hiện ngay việc chằng chống nhà cửa để có thể chống chọi được với gió bão mạnh (sử dụng bao cát để thêm lên các mái tôn hoặc gông mái nhà bằng tre, luồng, thép và dây buộc, đinh, cây gỗ kẹp mái nhà); cần tìm và tạo cho gia đình một chỗ trú tránh an toàn dễ dàng di dời đến khi mưa bão, lũ xảy ra. Thực hiện nghiêm khi có yêu cầu sơ tán đến nơi an toàn phòng tránh thiên tai.
Bỏ tất cả các vật dụng quan trọng như tiền và các giấy tờ vào túi không thấm nước, buộc chặt túi lại và cất vào nơi cao ráo, an toàn nhất.
Mỗi gia đình cần chuẩn bị sẵn lương thực (gạo, mì tôm,..) và nước uống sạch, thuốc chữa bệnh,… đủ dùng cho gia đình trong thời gian từ 3 ngày đến một tuần để phòng khi phải di dời tránh bão, lũ thì có thể mang theo hoặc khi bị mưa, bão, lũ, sạt lở gây chia cắt, cô lập có thể ứng phó tạm trong khi chờ ứng cứu.
Không ngủ đêm ở các lán, chòi gần khe suối, bờ sông, dưới chân núi cao hay sườn dốc. Không đứng cạnh hoặc đi qua bờ sông, bờ suối, ngầm tràn, khu vực sạt lở khi đang có mưa to, gió lớn.
Nếu thiên tai xảy ra, mọi người cần tuân thủ nghiêm hiệu lệnh của chính quyền địa phương, để thực hiện các biện pháp phòng tránh, ứng phó giảm thiểu thiệt hại do mưa, bão, lũ, sạt lở đất gây ra.
Khi có mưa bão không nên ra khỏi nhà, nhất là người già và trẻ em; không trú ẩn dưới cây to, cột điện,..
Nếu gặp nước lũ ngập vào nhà cần nhanh chóng ngắt cầu giao điện để tránh bị điện giật, chập cháy; nếu nước dâng quá cao, mặc áo phao (nếu có) hoặc bám thật chắc vào một vật nào đó có thể nổi được trên nước và nhanh chóng tìm cách di chuyển lên vị trí cao, an toàn hơn.
Không lội qua sông, suối khi nước đang chảy xiết hoặc khi nước đang màu trong chuyển sang màu đục; không cố ra sông với củi, gỗ khi nước lũ đang lên.
Chú ý đề phòng rắn, rết và côn trùng cắn; không sửa chữa, cầm nắm dây điện khi trời đang mưa bão.
Khi bão, mưa to, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy,…đã qua, nhân dân vùng ảnh hưởng thiên tai cần chủ động:
Nhanh chóng đưa người bị thương đến trạm xá, bệnh viện, tìm kiếm người còn bị mất tích.
Thông báo cho chính quyền địa phương, hoặc đơn vị điện lực, viễn thông biết nếu có dây cáp bị hư hại hoặc cột điện đổ.
Cẩn thận chú ý các động vật nguy hiểm như rắn có thể bò vào nhà.
Sửa chữa, dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa, nước rút đến đâu, lau rửa nhà đến đó ; chôn xác gia súc, gia cầm bị chết; nhớ rắc vôi hoặc phun thuốc khử trùng nơi gia súc gia cầm chết và nơi chôn gia súc gia cầm để xử lí mầm bệnh.
Sử dụng nước sạch để ăn, uống; nếu không có nước sạch mà phải dùng nước sông, ao, hồ thì phải lọc và đun sôi kỹ.
Nhanh chóng khôi phục chăn nuôi, sản xuất đảm bảo đời sống sau thiên tai./.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non 2024
Có bao nhiêu hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội là cá nhân?
Đóng BHXH 15 năm có được hưởng lương hưu?
Hậu quả của việc không đo đạc lại thửa đất và ký giáp ranh
Công an phường có được phép dừng xe kiểm tra mới nhất 2024?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024 học sinh có nghỉ học không?
Quy trình đánh giá chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
Gợi ý cho bạn
-
Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT
-
Tất cả thông tin Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi Online, trực tiếp
-
Năm 2024, không đổi Căn cước công dân có bị phạt tiền?
-
Quy trình tổ chức cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất 2024
-
Chưa chuẩn hóa thông tin, thuê bao di động có bị khóa năm 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công